Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo - Hạm đội Bắc Hải lên đường đến vịnh Aden hộ tống. |
Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo, tàu hộ tống tên lửa Yên Đài và tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ, 2 máy bay trực thăng Z-9 nằm trên boong tàu.
Theo lệnh của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, biên đội hộ tống số 11 của Hải quân Trung Quốc, bao gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo, tàu hộ tống tên lửa Yên Đài, tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ, 2 máy bay trực thăng Z-9 (trang bị cho tàu chiến) và lực lượng đặc nhiệm của Hải quân, chuẩn bị lên đường đến vịnh Aden, vùng biển Somalia để thực hiện nhiệm vụ hộ tống.
Chỉ huy biên đội, Phó Tham mưu trưởng Hạm đội Bắc Hải, Thiếu tướng Dương Tuấn Phi và Ủy viên chính trị biên đội, Phó Chủ nhiệm chính trị Hạm đội Bắc Hải, Thiếu tướng Hạ Khắc Vĩ đã cho các phóng viên báo chí biết, đây là lần đầu tiên Hạm đội Bắc Hải đưa tàu đi thực hiện nhiệm vụ hộ tống.
Tàu Thanh Đảo là tàu chỉ huy biên đội, là tàu khu trục tên lửa do Trung Quốc tự sản xuất, từ khi đưa vào hoạt động đến nay đã hoàn thành một loạt nhiệm vụ như huấn luyện, tiến hành các cuộc tập trận lớn và giao lưu đối ngoại, thậm chí còn thiên chuyến thăm vòng quanh Trái đất lần đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, được cho là tàu “ngôi sao” nổi tiếng thế giới.
Vương Hải Giang là chỉ huy tàu huấn luyện - chi đội tàu khu trục, kiêm chỉ huy tàu Thanh Đảo. Chính ủy là Tống Vịnh Đào.
Các binh sĩ trên tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo. |
Trên tàu Thanh Đảo đã treo khẩu hiệu các khẩu hiệu của Trung tướng Điền Trung – Tư lệnh và Trung tướng Vương Đăng Bình – Chính ủy Hạm đội Bắc Hải: “Ta đi hộ tống vì Tổ quốc”, “Một lần hộ tống cả đời được lợi, một người hộ tống cả nhà quang vinh”.
Bên cạnh đó, trước khi đi hộ tống, Đảng ủy Hạm đội Bắc Hải đã dùng hình thức viết thư thăm hỏi để động viên người thân gia đình các binh sĩ đi làm nhiệm vụ hộ tống.
Theo phó Chính ủy Tang Cường, khi thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở các vùng biển xa xôi, các binh sĩ sẽ phải chịu thử thách trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cao, độ ẩm cao, độ mặn cao, trong khi đó nhiệm vụ rất nặng nề.
Mỗi binh sĩ sẽ phải trải qua những thử thách rất lớn về kỹ-chiến thuật, tâm sinh lý. Tất nhiên, sau khi được trải nghiệm, các binh sĩ sẽ rèn được rất nhiều về bản lĩnh, đây chính là ý nghĩa sâu sắc của khẩu hiệu “một lần hộ tống cả đời được lợi”. Bởi vì, sau đó họ sẽ không có sợ bất cứ khó khăn nào nữa.
Chỉ huy biên đội, Thiếu tướng Dương Tuấn Phi cho biết, hiện nay tuy lượng tàu thương mại đi qua vùng biển vịnh Aden giảm so với trước kia, nhưng hoạt động cướp biển có phạm vi lớn, hành tung khó đoán, hành động tấn công tàu thuyền càng khó lường hơn.
Ông cho biết: “Mặc dù biên đội sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách, nhưng chúng tôi có quyết tâm, có niềm tin, cũng có khả năng, nhất định có thể hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ hộ tống lần này, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu được hộ tống và bản thân biên đội”.
Tàu khu trục Thanh Đảo và tàu hộ tống tên lửa Yên Đài. |
Báo Trung Quốc viết, nếu tàu Thanh Đảo được gọi là một “ngôi sao” thì tàu hộ tống tên lửa kiểu mới Yên Đài là một “tài năng trẻ”.
Đây là tàu chiến mới hoạt động chưa đến 1 năm, không chỉ có bề ngoài đẹp, mà còn có hệ thống động cơ, hệ thống vũ khí đều tương đối tiên tiến.
Chỉ huy chi đội tàu khu trục là Vương Đại Trung cho biết, binh sĩ tàu Yên Đài được huấn luyện bài bản. Năm 2011, dưới sự dẫn đầu của chỉ huy tàu Lý Hoa và chính ủy Tiết Tuấn Tài, toàn bộ binh sĩ của tàu này đã tiến hành sát hạch toàn diện và đạt kết quả tốt, con tàu này đã trở thành một “mãnh hổ” trên biển.
Tàu Vi Sơn Hồ là tàu tiếp tế cỡ lớn do Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo, có lượng choán nước hơn 20.000 tấn, từng nhiều lần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm cho các chuyến viếng thăm của tàu chiến và tập trận ở biển xa, tập trận liên hợp.
Chỉ huy tàu Nghê Minh, chính ủy Đinh Tú Cảnh cho biết, chiếc tàu chiến này từng 2 lần đến vịnh Aden, vùng biển Somalia thực hiện nhiệm vụ hộ tống tốp thứ nhất, thứ hai, thứ năm và thứ 6. Đến nay, đã hoạt động an toàn với tổng cộng hơn 250.000 hải lý.
Trước đây 3 tháng, chỉ huy biên đội, Thiếu tướng Dương Tuấn Phi và Chính ủy, Thiếu tướng Hạ Khắc Vĩ đã chỉ huy biên đội đi ra đại dương huấn luyện trong thời gian tới trên 260 giờ.
Trong huấn luyện, biên đội đã bám sát thực tế chiến đấu, tiến hành huấn luyện các khoa mục như chống cướp biển, truy tìm và cứu hộ liên hợp, tìm kiếm cách thức cứu hộ bằng vũ lực…
Qua đó, tăng cường khả năng phối hợp tác chiến cho các binh sĩ, nhóm máy bay trực thăng và phân đội đặc nhiệm.
Máy bay trực thăng Z-9 - Hải quân Trung Quốc. |
Chỉ huy đại đội bay Mã Lỗi cho biết, tổ máy bay đã trải qua hàng trăm ngàn lần huấn luyện, đã sớm kết hợp nhuần nhuyễn với tàu chiến.
Được biết, lần này, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm đi theo hộ tống là Trương Căn Nguyên, người đã tham gia nhiều cuộc thi võ - lực lượng trinh sát quốc tế và nhiều lần giành giải thưởng.
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ. |