Ngày 27 tháng 10 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tổ chức Lễ duyệt binh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham gia |
Sáng ngày 27 tháng 10, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã tiến hành Lễ duyệt binh thường niên, các quan chức cấp cao chính trị, quân sự Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Shinzo Abe đã tham dự buổi lễ.
Trước 4.000 binh sĩ, ông Shinzo Abe tuyên bố: Chính phủ Nhật Bản "sẽ tiếp tục bàn thảo cơ sở pháp lý của quyền tự vệ tập thể và bảo đảm an ninh tập thể", đồng thời tái khẳng định lập trường sửa đổi chính sách bảo đảm an ninh.
Ông còn liệt kê các hoạt động gìn giữ hòa bình của Nhật Bản ở nước ngoài, cho rằng "cần phải đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của thế giới, chủ nghĩa hòa bình tích cực là bộ mặt của thế kỷ 21".
Lễ duyệt binh lần đầu tiên phô diễn xe chiến đấu đổ bộ chủ lực của quân Mỹ, đơn vị WAIR phụ trách phòng vệ đảo nhỏ cũng lần đầu tiên tham gia.
Ngày 27 tháng 10, hãng Kyodo, Nhật Bản phân tích cho rằng, xét tới Trung Quốc hoạt động ngày càng thường xuyên ở xung quanh đảo Senkaku, động thái này của Nhật Bản là để tăng cường tuyên tuyền, khẳng định quyết tâm phòng thủ các đảo nhỏ như đảo Senkaku.
Nữ binh sĩ Nhật Bản tại Lễ duyệt binh |
Ông Shinzo Abe tuyên bố thẳng rằng, tình hình thực tế là môi trường bảo đảm an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng, cần phải từ bỏ quan điểm truyền thống "chỉ cần thời bình có huấn luyện là được, chỉ cần có năng lực phòng vệ là có năng lực ngăn chặn".
Ông kêu gọi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản "nhất định phải thể hiện ý chí quốc gia, tuyệt đối không cho phép làm thay đổi hiện trạng (đảo Senkaku), nhất định phải tiến hành các hoạt động theo dõi, cảnh giới, thu thập tin tức tình báo".
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản cho rằng, điều này rõ ràng là để kiềm chế Trung Quốc. Tờ "Les Echos" Pháp bình luận, ông Shinzo Abe huấn thị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản "không nên khoan nhượng đối với việc sử dụng vũ lực làm thay đổi hiện trạng", đây là sự phê phán của Nhật Bản đối với hành vi của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh.
Trong một hội nghị thường niên của Lực lượng Phòng vệ, ông Shinzo Abe cảnh báo cho rằng, "môi trường địa-chính trị của Nhật Bản đang trở nên ngày càng khó khăn", phê phán CHDCND Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt và một số nước khiêu khích chủ quyền của Nhật Bản.
Tên lửa đất đối không Nhật Bản |
Theo Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, đây là ngày thứ hai liên tục, ông Shinzo Abe đưa ra những phát ngôn cứng rắn đối với Trung Quốc. Trước đó, ngày 26 tháng 10, ông Shinzo Abe trả lời phỏng vấn tờ "Nhật báo phố Wall" Mỹ, đã "mắng" Trung Quốc trước bàn dân thiên hạ.
Ông nhấn mạnh: "Mọi người lo ngại Trung Quốc có ý đồ sử dụng vũ lực, chứ không phải là thông qua con đường luật pháp để làm thay đổi hiện trạng. Nếu Trung Quốc lựa chọn con đường này, Trung Quốc sẽ không trỗi dậy hòa bình".
Ngoài ra, ông Shinzo Abe đã trực tiếp liên hệ sự thịnh vượng của Nhật Bản với việc tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Ông cho rằng: "Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế sẽ giúp Nhật Bản giành lại lòng tin. Chúng tôi cũng sẵn sàng đóng góp nhiều hơn cho toàn thế giới". Ông cho hay, một trong những cách đóng góp của Nhật Bản là đối phó với Trung Quốc ở châu Á.
Về việc Nhật Bản có thể trở thành nhà lãnh đạo đối phó với Trung Quốc, logic của ông là: Do lo ngại Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự và Mỹ rút đi, các nước châu Á kỳ vọng Nhật Bản có năng lực lãnh đạo về kinh tế, về an ninh châu Á-Thái Bình Dương thì càng như vậy, trong khi đó, Nhật Bản sẽ vì sự phục hồi kinh tế, tự tin lãnh đạo hơn ở châu Á.
Như vậy, đối với ông Shinzo Abe, sự lo ngại của các nước láng giềng châu Á về việc Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực làm thay đổi hiện trạng cùng với lòng tin đối với nền kinh tế Nhật Bản đã đưa Nhật Bản lên làm nhà lãnh đạo "chống Trung Quốc".
Xe tăng Nhật Bản |
Trang mạng tạp chí "Forbes" Mỹ cho rằng, ông Shinzo Abe đang mạnh dạn dẫn dắt Nhật Bản bước lên con đường độc lập về ngoại giao và quốc phòng.
Liên quan đến bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Lưu Giang Vĩnh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Đại học Thanh Hoa cho rằng, "chủ nghĩa hòa bình tích cực" chính là chủ động tìm khâu đột phá cho thực hiện quyền tự vệ.
Phát biểu của ông Abe đánh dấu ông bắt đầu khẳng định mạnh mẽ về mối đe dọa đến từ Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế, kêu gọi các nước thúc đẩy Nhật Bản trở thành lực lượng cốt lõi "kiềm chế Trung Quốc".
Hồ Dật Sơn, học giả vấn đề quốc tế, Đại học công nghệ Nanyang, Singapore cho rằng, quan điểm của Nhật Bản làm cho Mỹ và Đông Nam Á lắng nghe, cho thấy Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác với họ về kinh tế và quốc phòng.
Nhưng, Mỹ đã đồn trú lâu dài ở Nhật Bản, Nhật Bản phải nghe theo Mỹ lâu dài, Mỹ hoàn toàn không muốn Nhật Bản có quá nhiều hành động quân sự tích cực. Những nước Đông Nam Á chịu thiệt hại lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai cũng không muốn Nhật Bản "tái quân sự hóa".
Xe tăng Nhật Bản |
Trang mạng "ValueWalk" Mỹ cho rằng, Nhật Bản nhìn thấy dã tâm bành trướng ra bên ngoài của Trung Quốc là không sai, nhưng Nhật Bản nên tìm cách hóa giải tình hình căng thẳng với Trung Quốc. Tờ "Kinh tế châu Á" Hàn Quốc cho rằng, Chính phủ Trung Quốc hiện chưa đưa ra phản ứng gì đối với bài phát biểu của ông Abe, nhưng trước đó đã nhiều lần phê phán Nhật Bản có xu hướng "phục hồi chủ nghĩa quân phiệt".
Một tờ báo Pháp cho rằng, Nhật Bản tuyên bố bắn rơi máy bay không người lái của Trung Quốc và Trung Quốc cũng vừa đưa ra phản ứng đáp trả, trong khi đó, Nhật Bản tiếp tục tăng cường ngân sách quốc phòng, có kế hoạch tiến hành diễn tập quân sự trên biển vào tháng 11 tới, tình hình lúc này có thể sẽ trở nên tinh tế hơn.
Xe tăng Nhật Bản tại Lễ duyệt binh |
Binh sĩ Nhật Bản tại Lễ duyệt binh |