Tàu chiến hạm đội Nam Hải tập trận trái phép trên Biển Đông hôm 24/5 |
Động thái này của Bắc Kinh không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông mà còn đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực, khiến cộng đồng ASEAN đặc biệt là các quốc gia ven Biển Đông đặc biệt lo ngại.
Mới nhất, ngày 24/5 vừa qua Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải ở Biển Đông với 5 binh chủng chủ lực tham gia, một động thái chưa từng có tiền lệ.
Về hoạt động tập trận của Trung Quốc trên Biển Đông trong nửa đầu năm 2013 nổi lên mấy điểm rất đáng chú ý:
Thứ nhất, Biển Đông đang trở thành “đột phá khẩu” trong chiến lược Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự xuống phía Nam, vì vậy khu vực này không còn đơn thuần là “địa bàn hoạt động” trái phép của hạm đội Nam Hải, mà Bắc Kinh điều động cả hạm đội Bắc Hải phụ trách Bột Hải - Hoàng Hải, hạm đội Đông Hải phụ trách khu vực Hoa Đông kéo xuống Biển Đông tập trận trái phép. Có thể điểm ra đây 3 cuộc tập trận trái phép quy mô lớn điển hình ở Biển Đông đầu năm 2013, thì 2 cuộc tập trận có sự tham gia của hạm đội Bắc Hải và Đông Hải.
Ngày 29/1, một biên đội tàu chiến hạm đội Bắc Hải rời Thanh Đảo, vừa cơ động vừa tập trận từ Hoàng Hải ra Hoa Đông, Tây Thái Bình Dương rồi vòng qua eo biển Bashi xâm nhập (trái phép) Biển Đông. 3 tàu chiến hạm đội Bắc Hải đã diễn tập trái phép tại Biển Đông và quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ ngày 01.02 đến 08.02 đúng thời gian Tết Nguyên đán, một kỳ nghỉ lễ đặc biệt quan trọng ở Á Đông, cụ thể là Trung Quốc. Trong những nội dung của cuộc tập trận này, tôi đặc biệt chú ý đến cái gọi là “trục xuất tàu nước ngoài xâm nhập trái phép” ở Trường Sa của tàu chiến Trung Quốc.
Chiều 19/3, Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh hạm đội Nam Hải trực tiếp chỉ huy 1 biên đội tàu chiến hùng hậu gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu khu trục Lan Châu thuộc loại hiện đại nhất hải quân Trung Quốc kéo ra Biển Đông tập trận trái phép liên tục 16 ngày đêm ở Biển Đông, Trường Sa và Tây Thái Bình Dương. Đáng chú ý, trong cuộc diễn tập lần này Trung Quốc tập trung vào khoa mục đổ bộ chiếm đảo ở Biển Đông, điều động chiến đấu cơ từ đất liền (Hải Nam) bay ra cùng tập trận trái phép ở Trường Sa và kéo cụm chiến hạm đến tuyên bố cái gọi là chủ quyền ở bãi James, cực Nam quần đảo Trường Sa chỉ cách bờ biển Malaysia có 80 km.
Và lần này, thì không chỉ đơn thuần là 1 hạm đội mà cả 3 hạm đội Trung Quốc cùng tập kết, tập trận trái phép ở Biển Đông, trong đó có cả khu vực Trường Sa. Thông tin đầu tiên về ngày đầu tiên của cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa xuất hiện là 12/5, và nó vừa kết thúc ngày 24/5, tức là kéo dài ít nhất 12 ngày.
Thứ 2, quy mô, cường độ, binh hỏa lực Trung Quốc điều động tham gia các cuộc tập trận trái phép ở Biển Đông nửa đầu năm 2013 lớn chưa từng có, thời gian dài, hoạt động trên địa bàn rộng lớn, thông thường bao gồm cả tuyến đường từ Hoàng Hải, Hoa Đông, Tây Thái Bình Dương và Biển Đông - Trường Sa.
Tuy nhiên cân phải nhấn mạnh rằng, đặc điểm nổi bật nhất trong các hoạt động quân sự trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông nửa đầu năm 2013 là khả năng cơ động đường trường và điều động lực lượng chiến lược của Trung Quốc.
Việc lựa chọn Biển Đông làm đích đến cho thấy giới chức Bắc Kinh hoàn toàn có thể điều động cả hạm đội Đông Hải và Bắc Hải xuống khu vực Biển Đông - Trường Sa một khi nổ ra xung đột quân sự. Có thể xem như đây là dấu hiệu của sự phát triển nhanh chóng lực lượng hải quân Trung Quốc trong những năm qua.
Việc lựa chọn Biển Đông làm đích đến cho thấy giới chức Bắc Kinh hoàn toàn có thể điều động cả hạm đội Đông Hải và Bắc Hải xuống khu vực Biển Đông - Trường Sa một khi nổ ra xung đột quân sự. Có thể xem như đây là dấu hiệu của sự phát triển nhanh chóng lực lượng hải quân Trung Quốc trong những năm qua.
Hoạt động quân sự của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống |
Thứ 3, Trung Quốc công khai đưa tin rầm rộ, truyền thông cập nhật từng ngày về các hoạt động tập trận phí pháp của 3 hạm đội hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này trước đây ta chưa từng thấy. Trước đây các cuộc tập trận của Trung Quốc thường được đưa tin sau đó cả tháng, đồng thời không bao giờ họ lộ ra thời gian, binh hỏa lực tham gia tập trận. Nhưng bây giờ thì khác, Trung Quốc công khai ngày giờ, công khai binh hỏa lực, thậm chí có lúc là địa điểm tập trận.
Điều này không chỉ phản ánh cái gọi là “sự tự tin” về mặt quân sự của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, mà nhiều khi còn mang thông điệp gây sức ép, đe dọa các bên tranh chấp. Thậm chí trong cuộc tập trận trái phép của hạm đội Bắc Hải ở Biển Đông dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, Tân Hoa Xã còn lộng ngôn cho rằng cuộc tập trận này là “cái tát” vào mặt một số nước, trong đó có Mỹ.
Điều này không chỉ phản ánh cái gọi là “sự tự tin” về mặt quân sự của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, mà nhiều khi còn mang thông điệp gây sức ép, đe dọa các bên tranh chấp. Thậm chí trong cuộc tập trận trái phép của hạm đội Bắc Hải ở Biển Đông dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, Tân Hoa Xã còn lộng ngôn cho rằng cuộc tập trận này là “cái tát” vào mặt một số nước, trong đó có Mỹ.
Các cuộc tập trận trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa nửa đầu năm 2013 không chỉ đơn thuần là diễu võ giương oai mặc dù đây cũng là 1 trong những thông điệp của Bắc Kinh hòng nắn gân, đe dọa các bên tranh chấp mà nó nằm trong một chủ trương xuyên xuốt, một kế hoạch hoàn chỉnh như vừa trao đổi ở trên.
Sở dĩ như vậy là vì quay trở lại thời điểm Tập Cận Bình bắt đầu tiếp quản vị trí của ông Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch Quân ủy trung ương, rồi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Bình đã 2 lần đến thăm, thị sát hạm đội Nam Hải và đại quân khu Quảng Châu, một lần thăm ngư dân Tam Á. Động thái này chưa từng có tiền lệ, và nó củng cố thêm nhận định của một số học giả rằng Biển Đông đã được giới chức Trung Quốc, cụ thể là bộ máy lãnh đạo mới sau đại hội 18 lựa chọn thành đột phá khẩu chiến lược phục vụ âm mưu bành trướng sức mạnh xuống phía Nam và biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.
Mặt khác, thời gian qua chính một số học giả Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến đã công khai kêu gọi giới chức Trung Quốc sử dụng vũ lực, cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực ở Biển Đông mà mục tiêu trước mắt theo họ là 8 điểm đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Philippines chiếm đóng trái phép. Điều này dường như không phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà đang ẩn chứa một âm mưu nào đó mà các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quân sự của ta cần tập trung làm rõ để có đối sách.
Bởi vậy, không phải bỗng dưng sau 1 thời gian chuẩn bị lực lượng, Trung Quốc đã và đang điều tàu chiến tới tính chuyện kiểm soát phi pháp Bãi Cỏ Mây, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trước đó Philippines cũng đang đóng chốt trái phép. Trung Quốc đã có một kịch bản hoàn chỉnh nhằm vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong kịch bản đó bao gồm cả hoạt động quân sự, ngoại giao và báo chí tuyên truyền. Việc này ta không thể coi thường.
Vì sao ở thời điểm này TQ hành động ngang ngược, công khai ở Trường Sa?
Vì sao ở thời điểm này TQ hành động ngang ngược, công khai ở Trường Sa?
Hồng Thủy