Cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Aksai Chin, nằm ở biên giới phía bắc của Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua. Thậm chí hai bên còn tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn trong năm 1962 để phân định.
Tuy nhiên, tranh chấp này sau 50 năm lắng xuống lại bùng lên một lần nữa khoảng 3 tuần trước khi Trung Quốc điều một trung đội lập trại bên trong vùng lãnh thổ trên do Ấn Độ kiểm soát cách biên giới được phán quyết 19 km.
Tuy nhiên, tranh chấp này sau 50 năm lắng xuống lại bùng lên một lần nữa khoảng 3 tuần trước khi Trung Quốc điều một trung đội lập trại bên trong vùng lãnh thổ trên do Ấn Độ kiểm soát cách biên giới được phán quyết 19 km.
Binh lính Trung Quốc, Ấn Độ tại trạm kiểm soát biên giới chung giữa hai nước. |
Việc quân đội Trung Quốc vẫn chưa chịu dời đi sau nhiều tuần dựng lều bất hợp pháp đã làm bùng lên ngọn lửa giận dữ trong dân chúng Ấn Độ và ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi chính phủ New Delhi tiến hành các hành động trả đũa - tờ New York Times cho biết.
Vụ việc dường như đang diễn biến ngày càng xấu đi, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Theo Tạp chí phố Wall, vụ tranh chấp này có thể khơi dậy các vụ tranh chấp khác giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới như vụ Ấn Độ phản đối Trung Quốc xây dựng một con đập mới có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống đường thủy nước này.
Vấn đề là tại sao tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc lại được hâm nóng lại trong thời điểm nhạy cảm này? Theo nhà phân tích Jake Maxwell Watts của Quartz cho rằng đó có thể là một hành động cố ý thể hiện sức mạnh quân sự của Bắc Kinh hoặc đơn giản hơn nữa là có thể quân đội Trung Quốc đã bị lạc và không muốn thừa nhận điều đó.
Nhưng dù là lý do gì thì các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh và New Delhi sẽ không để xảy ra một cuộc xung đột. Trung Quốc mặc dù đôi khi tỏ ra hiếu chiến nhưng vẫn tỏ ra khá linh hoạt trong việc giải quyết tranh chấp biên giới - theo nghiên cứu năm 2005 của học giả M. Taylor Fravel.
Ông Fravel, người đã đăng tải nghiên cứu của mình trên tạp chí An ninh Quốc tế cho biết Trung Quốc thường xuyên sử dụng các phương tiện hợp tác để quản lý các xung đột lãnh thổ của mình. Năm 1994, Trung Quốc đã giải quyết 17 trong số 23 tranh chấp lãnh thổ của mình.
Ông Fravel cũng phát hiện ra rằng Trung Quốc cũng đưa ra nhiều nhượng bộ trong nhiều cuộc xung đột để thể hiện sự linh hoạt của mình. Ông cho biết, chính Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch năm 1960 để giải quyết tranh chấp Aksai Chin với Ấn Độ.
Nghiên cứu Fravel đưa ra kết luận rằng Trung Quốc có nhiều khả năng thỏa hiệp trong tranh chấp lãnh thổ khi nó lo lắng giữ sự ổn định bên trong nước. Điều đó cho thấy rằng các tranh chấp Aksai Chin mới nhất sẽ không có khả năng dẫn tới một cuộc xung đột quân sự.
- Vợ Kim Jong-un không còn được gọi là Đệ nhất phu nhân Triều Tiên
- Vương Nghị chụp mũ "một số quốc gia cá biệt" gây căng thẳng Biển Đông
- Học giả TQ: Có dấu hiệu Bắc Kinh chuẩn bị dùng vũ lực ở Biển Đông
- Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc "lobby" Thái Lan về Biển Đông
- Trung Quốc truy tố người phụ nữ trong clip sex "dâm quan Trùng Khánh"
- Vương Nghị công du ASEAN, 1 trong 2 "gọng kìm" độc chiếm Biển Đông
- Kim Jong-un đang thách thức Tập Cận Bình trong vấn đề Triều Tiên?
- Video: Boeing 747 bị Taliban bắn rơi tại Afghanistan
- Bắc Triều Tiên từ chối tiếp Vũ Đại Vĩ, đặc sứ Trung Quốc?
- Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nhắc Washington: Chớ lấy đá tự đập chân mình!
Nguyễn Hường (nguồn Washington Post)