Trang mạng “Nhà ngoại giao” Nhật Bản ngày 22/11 đã đăng bài viết của phó giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ James Holmes cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trang bị cho tàu nổi của Hải quân Mỹ, chẳng hạn như hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần (CIWS) không thể dễ dàng đánh chặn tên lửa Đông Phong-21D (DF-21D) của Trung Quốc.
Bài báo cho biết, ở trên các tàu chiến của Mỹ và nhiều đồng minh, đều được trang bị một khẩu pháo Gatling, nó là một thành phần của hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn. Tuy công nghệ này thực sự tiên tiến, có thể phóng đạn dẫn đường bằng radar với tốc độ 4.500 phát/phút, nhưng sản phẩm công nghệ có ấn tượng sâu sắc này hoàn toàn không phải luôn luôn hoạt động thuận lợi.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc |
Thời gian khởi động hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn chỉ trong vòng 20 giây. Điều quan trọng hơn là, hệ thống này là hệ thống phòng thủ “tầm gần” thực sự. Theo thống kê, tầm phóng hiệu quả của nó chỉ vài dặm Anh. Với các mối đe dọa có tốc độ siêu âm hiện nay, điều này được mô tả là phòng tuyến cuối cùng của tàu chiến.
Theo ước tính, tốc độ thiết bị đầu cuối của dòng tên lửa DF-21 đạt 10-12 Mach, tương đương với 8.000-9.000 dặm Anh/giờ. Điều này có nghĩa là, tốc độ tên lửa của hệ thống này đạt 150 dặm/phút, hay 2,5 dặm/giây. Đối mặt với tốc độ này, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn chỉ có khoảng 1 giây để ứng phó.
Tên lửa đạn đạo cải tiến DF-21 của quân đội Trung Quốc |
Máy tính kiểm soát vũ khí cũng là một nhiệm vụ khó khăn. Ngay cả khi đánh chặn thành công, đầu đạn bay đến được dẫn nổ, trong vụ nổ, các mảnh vỡ của tên lửa cũng sẽ tiếp tục bay theo quỹ đạo cơ bản tương đồng.
Rất có thể, một số mảnh đạn sẽ bắn trúng tàu chiến. Mảnh đạn kim loại bay với tốc độ siêu âm giữ lại động năng to lớn, đủ để làm cho nó xuyên thủng vỏ bọc thép của tàu chiến hiện đại, gây thương vong cho binh sĩ.
Trên thực tế, ngay từ khi mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm còn chưa xuất hiện, khi tàu chiến đối mặt với mối đe dọa của máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình chống hạm, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần đã được coi là một sự “hài hước màu đen”.
Phiên bản ra đời sớm của dòng tên lửa DF-21 do Trung Quốc chế tạo |
Tuy nhiên, đối mặt với mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu chiến của quân đội Mỹ cũng không thể bó tay chờ chết. Trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, Hải quân Mỹ giành được chủ động, mà một số hệ thống phần cứng có triển vọng cũng thực sự đang hình thành.
Hiện nay, Mỹ đang nghiên cứu phát triển các tên lửa tầm xa như “tên lửa chống hạm tầm xa”. Hệ thống vũ khí này có thể giúp cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tạo ra mối đe dọa từ cự ly xa đối với tàu chiến nổi của Trung Quốc, tiến tới giảm mối đe dọa tên lửa cho tàu chiến Mỹ.
Hơn nữa, hệ thống vũ khí phòng thủ cũng liên tục phóng, bao gồm hệ thống tự vệ mở rộng phạm vi SeaRAM được thiết kế dùng để trang bị cho tàu chiến ven bờ mới của Hải quân Mỹ. Nhìn về lâu dài, cho dù là vũ khí mang tính tấn công hay vũ khí mang tính phòng ngự, những công nghệ mới như “pháo quỹ đạo” điện từ và laser năng lượng cao đều rất hứa hẹn.
Tên lửa Patriot của quân đội Mỹ |
Tuy nhiên, ngay cả những công nghệ mới này phát triển thành công, mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm cũng không dễ ứng phó. Thật vậy, tính năng của tên lửa đạn đạo chống hạm hoặc thiết bị cảm biến liên quan của nó có thể không đạt được tiêu chuẩn như mong đợi. Liên Xô đã từng cố gắng, nhưng cuối cùng đã thất bại.
Nếu chuyên gia tên lửa của Trung Quốc có thể làm cho tên lửa đạn đạo chống hạm ngắm chuẩn thành công đối với tàu sân bay hoặc tàu chiến đổ bổ của Mỹ, thì chắc chắn Mỹ sẽ rơi vào thế bất lợi.
Ngày 30/7/2009, quân đội Mỹ phóng thử tên lửa đánh chặn Standard-3 |