Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 9 đăng bài viết của giáo sư Hàn Húc Đông, Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Khả năng xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba là tồn tại
Bài viết cho rằng, cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine trở nên sâu sắc, mọi người ngày càng lo ngại giữa Mỹ-Nga xảy ra xung đột quân sự trực tiếp. Một khi Mỹ-Nga nổ ra giao tranh quân sự, khả năng nổ ra cuộc chiến tranh mang tính thế giới không thể nói là không có.
Chiến tranh mang tính thế giới là hình thái chiến tranh thế giới ngày nay phải nhìn thẳng vào. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chiến tranh mang tính thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển thứ ba. Giai đoạn thứ nhất xảy ra giữa dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp;
giai đoạn thứ hai là chiến tranh thực dân xuất hiện trên toàn thế giới, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai là hình thức biểu hiện đặc biệt của nó.
Hiện nay toàn cầu đã bước vào thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới. Đặc điểm chủ yếu của nó là: không gian vũ trụ, không gian mạng và không gian biển trở thành chiến trường chính của cuộc chiến (đánh cờ); giao tranh công nghệ trở thành tuyến chính của cuộc chiến; số lượng các nước tham gia "trò chơi" là chưa từng có.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) |
Cuộc giao tranh không gian vũ trụ, không gian mạng hiện nay đều triển khai xung quanh cuộc giao tranh không gian biển. Các cường quốc liên quan thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng rất coi trọng không gian biển, Mahan của Mỹ cũng đã đưa ra học thuyết quyền kiểm soát biển, chủ trương coi trọng xây dựng lực lượng hải quân, đội tàu thương mại và căn cứ ở nước ngoài, nhưng những điều này còn nhằm phục vụ cho tranh đoạt trên mặt đất.
Hiện nay, mục đích coi trọng biển là để tranh đoạt biển. Nhìn vào cuộc tranh đoạt không gian biển toàn cầu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là khu vực tranh đoạt kịch liệt. Điều có thể dự đoán là, để tranh đoạt biển, trong tương lai toàn cầu có khả năng tiếp tục nổ ra đại chiến thế giới.
Theo bài viết, trong thời đại chiến trang mang tính thế giới lần thứ ba, làm thế nào phát triển sức mạnh quân sự, bảo vệ lợi ích quốc gia là chủ đề quan trọng của phát triển Quân đội Trung Quốc. Trên thực tế, để bảo vệ lợi ích quốc gia, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cần lấy loại chiến tranh mang tính thế giới này làm cơ sở để phát triển.
Điều này chủ yếu là do: Một là từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc mới) ra đời, sự phát triển của sức mạnh quân sự Trung Quốc luôn tiến hành theo hướng lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát mặt đất/đất liền" làm trung tâm.
Cùng với cuộc chiến tranh đoạt không gian biển ngày càng gay gắt, phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải điều chỉnh tư duy, từ lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát mặt đất" làm trung tâm chuyển sang lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát biển" làm trung tâm.
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 (ảnh tư liệu minh họa) |
Hai là thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới, Trung Quốc nằm ở khu vực tiêu điểm của cuộc đánh cờ và cạnh tranh này, buộc Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự.
Trung Quốc nằm ở vùng trung tâm của Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phát triển lực lượng trên biển của Trung Quốc tác động đến dây thần kinh của các nước. Trong tình hình này, Trung Quốc cần phát triển sức mạnh quân sự, nắm chắc chủ động, tránh bị động.
Ba là cùng với lợi ích quốc gia của Trung Quốc không ngừng mở rộng ở nước ngoài, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài trải rộng toàn cầu. Do Mỹ đang điều chỉnh trọng tâm chiến lược của họ sang hướng châu Á-Thái Bình Dương, mũi dùi chỉ thẳng vào Trung Quốc, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài bị Mỹ đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Nếu không có lực lượng quân sự mang tính toàn cầu, bảo vệ an ninh, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài thì giống như một "câu nói suông".
Bốn là khả năng tác chiến trên biển, trên không tầm xa hoặc ở nước ngoài của Trung Quốc rất có hạn. Nếu không lấy tầm nhìn của chiến tranh mang tính thế giới để nhận thức vấn đề phát triển hải, không quân thì việc xây dựng khả năng tác chiến hải, không quân của Trung Quốc sẽ bị kiềm chế bởi các loại phiến diện, hoặc gặp trở ngại nhiều hơn trong phát triển khả năng bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.
Kết quả khiến cho phát triển hải, không quân của Trung Quốc tiếp tục xuất hiện cục diện lạc hậu so với thời đại. Trung Quốc không thể tiếp tục bị động, bị đánh. Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là lực lượng hải, không quân.
Trung Quốc phóng vệ tinh Bắc Đẩu (ảnh tư liệu minh họa) |