Tờ Channel News Aisia đưa tin cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 31/7 đã có cuộc họp đầu tiên của mình với người đồng cấp Ấn Độ trong nỗ lực làm sống lại mối quan hệ được xem là một vũ khí đối trọng với Trung Quốc đang nổi lên.
Quan hệ đầy rạn nứt
Chuyến thăm New Delhi của ông Kerry diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đã trở nên nguội lạnh sau một loạt sự cố lớn, bao gồm cả tiết lộ tình báo Mỹ do thám các chính trị gia Ấn Độ và các rạn nứt thương mại đe dọa phá vỡ thỏa thuận hải quan toàn cầu.
Ngoại trưởng Kerry (trái) và Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Kumar Doraiswami tại New Delhi ngày |
Ông Kerry dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Narendra Modi vào ngày 1/8, một chính trị gia người Hindu đã xa lánh Washington cho đến trước khi trúng cử hồi tháng 5 vừa qua.
Mặc dù Mỹ và Ấn Độ có mâu thuẫn trong Chiến tranh Lạnh, bất hòa vào cuối những năm 1990, nhưng các nhà lãnh đạo hai bên vẫn thường mô tả rằng họ là đồng minh tự nhiên của nhau.
Hai quốc gia đa sắc tộc này được xem là mục tiêu hàng đầu của những kẻ Hồi giáo cực đoan và cả hai đều đang cảnh giác trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc, một đối thủ trong tranh chấp biên giới lâu nay với New Delhi.
Tuy nhiên, Ấn Độ cho rằng Mỹ không nhạy cảm với các mối quan tâm của mình sau vụ Washington bắt giữ một nhà ngoại giao nước này với cáo buộc ngược đãi người giúp việc.
Hơn nữa, New Delhi cũng khó chịu với chương trình gián điệp các chính trị gia nước này của Mỹ.
Mục tiêu chuyến công du này của ông Kerry là làm sống lại mối quan hệ đã được sa lầy trong các tranh chấp về thương mại, quyền sở hữu trí tuệ và biến đổi khí hậu. |
Gần đây, Ấn Độ bị đe dọa để ngăn chặn một thỏa thuận toàn cầu về hải quan khiến Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker, người đi cùng Ngoại trưởng Kerry, nói rằng Mỹ "rất thất vọng" với lập trường của New Delhi, nhưng hy vọng sẽ đạt được cách giải quyết "hai bên cùng có lợi" trong chuyến thăm này.
Ngoài ra, năm 2005, Mỹ từng từ chối thị thực của ông Modi do liên quan tới cáo buộc rằng ông đã nhắm mắt làm ngơ đối với các hành động bạo lực bài người Hồi giáo gây ra cái chết của hơn 1000 người tại bang Gujarat khi ông làm Thống đốc.
Tuy nhiên, Washington đột ngột thay đổi thái độ khi ông Modi lên cầm quyền. Tổng thống Barack Obama đã mời ông Modi tới thăm Nhà Trắng vào tháng 9 năm nay.
Về phần mình, Thủ tướng Modi vẫn chưa tiết lộ kế hoạch ông sẽ hợp tác với Washington.
Ấn Độ sẽ bắt tay với Mỹ kiềm chế Trung Quốc?
Trong khi đó, Reuters dẫn lời các nhà phân tích cho biết, Mỹ hy vọng có thể đạt được sự tiến bộ về các dự án quốc phòng lớn, tháo gỡ những trở ngại cho phép Mỹ tham gia vào ngành công nghiệp điện hạt nhân của Ấn Độ và có một đối tác vững chắc hơn cùng chia sẻ lợi ích ở Châu Á cũng như vũ khí đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.
Thủ tướng Modi được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều thay đổi thích cực cho Ấn Độ trong thời gian tới, nhưng ông chưa tiết lộ kế hoạch hợp tác với Mỹ của mình. |
Bốn năm trước, ông Obama từng tuyên bố quan hệ Mỹ-Ấn sẽ là "một trong những mối quan hệ đối tác chiến lược của thế kỷ 21" và tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi đây là một trong những mục tiêu "chiến lược quan trọng rất lớn".
Nisha Biswal, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Nam Á, hồi tháng này nói rằng Mỹ cần sự tăng trưởng và sự ảnh hưởng ngày càng rộng rãi hơn nữa của Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á và châu Á, nơi Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyết đoán và gây ra các lo ngại về an ninh khu vực do liên quan tới tranh chấp lãnh thổ với láng giềng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, New Delhi rất thận trọng trong việc thiết lập quan hệ chặt chẽ với chính sách chiến lược của Mỹ, nhất là khi Ấn Độ cũng có mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
"Ấn Độ sẽ đóng vai trò lớn hơn nhiều ở châu Á dưới chính quyền Modi, nhưng họ sẽ làm như vậy vì những lý do riêng và theo cách riêng của mình", Ashley Tellis - chuyên gia tại Viện Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment tại Washington cho biết. /.