Giảm nợ Phương án này được giới quan sát đánh giá là rất quan trọng đối với HAGL vào thời điểm này vì nó có thể giúp giảm tổng nợ vay của HAGL tính đến hết 31/12/2012 từ 16.131 tỷ VND xuống còn 14.556 tỷ VND. Cho đến thời điểm kết thúc năm 2012, tổng vốn chủ sở hữu của HAGL mới chỉ dừng ở mức 9.765 tỷ VND, trong khi số nợ vay thì lên đến 16.131 tỷ. Điều này có nghĩa là số tiền vay nợ cao hơn vốn chủ sở hữu đến 6.456 tỷ VND. Hoàng Anh Gia Lai đang đứng trước con đường chênh vênh trong kinh doanh. Một bên là chiến lược gia tăng đầu tư mạnh ra nước ngoài và phát triển những ngành kinh doanh ngoài địa ốc vốn là sở trường của công ty này. Bên kia là tìm cách cân đối dòng tiền trong khi thị trường địa ốc đang đóng băng, lợi nhuận giảm mạnh và sức mua yếu ớt, niềm tin của các nhà đầu tư chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng.
Kỳ vọng từ các khoản đầu tư ra nước ngoài Trong thời gian gần đây, chiến lược đầu tư của HAGL đi vào giai đoạn tăng tốc. Một mũi nhọn của chiến lược này là tấn công sang các thị trường nước ngoài - trọng điểm là Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Theo đó, kể từ năm 2007 - thời điểm bắt đầu đầu tư tại Lào, đến nay HAGL đã đổ hơn 900 triệu USD tiền đầu tư vào các dự án cao su, khoáng sản, thủy điện và mía đường tại nước này. Khoảng 100 triệu USD khác đã được rót sang thị trường Campuchia với các dự án khai khoáng và trồng cao su. Thị trường Thái Lan ghi nhận khoản đầu tư hơn 20 triệu USD của HAGL vào dự án khu căn hộ HAGL tại Bangkok. Mới đây, 300 triệu USD đã được công ty này đổ vào thị trường địa ốc Myanmar với dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre bao gồm: khách sạn quốc tế 5 sao với hơn 400 phòng, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng và căn hộ dịch vụ cho thuê. Trong đó, hạng mục khách sạn và căn hộ dịch vụ tọa lạc ngay khu trung tâm Yangon sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế, bao gồm cả khách du lịch và những người kinh doanh, đang ngày càng tăng cao tại đây.
Kỳ vọng từ các khoản đầu tư ra nước ngoài Trong thời gian gần đây, chiến lược đầu tư của HAGL đi vào giai đoạn tăng tốc. Một mũi nhọn của chiến lược này là tấn công sang các thị trường nước ngoài - trọng điểm là Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Theo đó, kể từ năm 2007 - thời điểm bắt đầu đầu tư tại Lào, đến nay HAGL đã đổ hơn 900 triệu USD tiền đầu tư vào các dự án cao su, khoáng sản, thủy điện và mía đường tại nước này. Khoảng 100 triệu USD khác đã được rót sang thị trường Campuchia với các dự án khai khoáng và trồng cao su. Thị trường Thái Lan ghi nhận khoản đầu tư hơn 20 triệu USD của HAGL vào dự án khu căn hộ HAGL tại Bangkok. Mới đây, 300 triệu USD đã được công ty này đổ vào thị trường địa ốc Myanmar với dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre bao gồm: khách sạn quốc tế 5 sao với hơn 400 phòng, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng và căn hộ dịch vụ cho thuê. Trong đó, hạng mục khách sạn và căn hộ dịch vụ tọa lạc ngay khu trung tâm Yangon sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế, bao gồm cả khách du lịch và những người kinh doanh, đang ngày càng tăng cao tại đây.
Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng sẽ giảm dần số nợ của mình. Ảnh minh họa |
Những dự án kể trên đang trong quá trình xây dựng và phát triển, do đó được HAGL đặt khá nhiều kỳ
Bầu Đức xây khách sạn 16,5 triệu USD tại Lào
Bầu Đức: "Ông Alan Phan nói như cậu SV dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu"
vọng. Ví như tại Lào, HAGL dự tính sẽ hoàn thành các dự án để đưa vào sử dụng vào năm 2014. Khi đó, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu của công ty này tại 2 tỉnh Attapeu và Xe kông ước vào khoảng 400 triệu USD/năm. Dự án khu phức hợp tại Yangon (Myanmar) được kỳ vọng là có thể "hái ra tiền tỷ USD". Hiện nay thị trường khách sạn và văn phòng cho thuê ở thị trường Myanmar đang nóng. Với dự án 7,3 ha ở vị trí đất vàng, được thuê trong 70 năm với giá trị 54 triệu USD (tương đương 740 USD/m2), theo tính toán của HAGL thì nếu hiện nay sang nhượng lại ngay, giá đất cũng đã lên đến 10.000 USD/m2, lãi hơn 10 lần. Còn các dự án tại Campuchia, đặc biệt là 2 mỏ quặng sắt, được cho là sẽ đem lại lợi nhuận từ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Cần nói thêm là các dự án này cũng không phải mới được đầu tư mà một số dự án đã được thực hiện ngay từ những năm 2007 - 2008. Đây cũng là một phần của chiến lược chuyển dịch mô hình lợi nhuận của HAGL sau nhiều năm tập trung chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (vốn luôn chiếm từ 50-60% tổng doanh thu) sang tìm kiếm doanh số và lợi nhuận từ danh mục kinh doanh đa ngành khác. Hệ quả của chiến lược này là những nan giải về tiền bạc! Tất nhiên, HAGL hoàn toàn có cơ sở trong tính toán của mình về lợi nhuận đến từ mía đường hay cao su - những khoản thu từ các dự án đầu tư tại Lào. Nhưng cũng phải nói rằng, không phải tất cả những ngành kinh doanh mà công ty này đầu tư đều là những ngành dễ dàng hái ra tiền. Địa ốc đã làm cho HAGL thu lợi nhuận khủng những năm qua, nay phải thu hẹp lại vì thị trường trong nước đóng băng. Quặng sắt cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ do nhu cầu sụt giảm. Còn cao su và mía đường đang được coi là "nồi cơm" mới của HAGL đều là những sản phẩm mà giá cả có sự trồi sụt theo thị trường với biên độ khá mạnh, trong khi phải đầu tư lâu dài. Cao su muốn khai thác được phải mất đến 6 năm đầu tư. Còn với mía đường, bài toán cung cầu trên thị trường Việt Nam chưa có lời giải chắc chắn. Trong bối cảnh các doanh nghiệp mía đường trong nước đang đối mặt với lượng đường tồn kho lớn và thua lỗ nặng nề, thật không dễ để HAGL làm mía đường ở Lào và đem về bán ở Việt Nam thu lợi nhuận.
Đâm lao thì phải theo lao HAGL hiện đang ở trong thế "cưỡi cọp". Rõ ràng công ty này vẫn phải nỗ lực trong cân đối dòng tiền cho đến khi đạt được thế ổn định. Phân tích cùa Công ty chứng khoán ACBS vào tháng 8/2012 cho thấy, trong giai đoạn từ 2012 đến 2013, các hoạt động kinh doanh của HAGL vẫn yêu cầu dòng vốn giải ngân lớn. Một tính toán từ bản phân tích này cho thấy, HAGL cần trung bình 8.600 tỷ đồng/năm (bao gồm cả vốn hóa chi phí lãi vay). Ngoài ra, với quy mô nợ vay hiện tại hơn 16.000 tỷ đồng, HAGL còn phải đối mặt với áp lực trả chi phí lãi vay và nợ gốc đáo hạn khá lớn. Trong khi đó, nếu khả năng huy động vốn cổ phần trong ngắn hạn chưa khả thi hoặc với quy mô hạn chế, HAGL có lẽ cần tiếp tục vay nợ mới, song song với việc xúc tiến thoái vốn tại các dự án bất động sản. Vẫn theo phân tích nêu trên, trong thời gian này, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của HAGL có khả năng duy trì ở mức 150%. Dư nợ vay sẽ chỉ bắt đầu giảm từ năm 2015, khi mà lợi nhuận hoạt động tăng mạnh từ cả bất động sản và các lĩnh vực mới. Nhớ lại hồi tháng 5/2012, dòng tiền đã là vấn đề nổi cộm với HAGL và công ty này cũng đã phải có những nỗ lực mạnh nhằm trấn an các nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng về khả năng tồn tại của mình. Gần một năm trôi qua, hy vọng về doanh số và lợi nhuận từ các mảng kinh doanh có thể có doanh thu từ năm 2013 và các năm sau đó đã đến gần hơn. Nhưng rõ ràng là với các nhà quản trị tại HAGL, thế "cưỡi cọp" chênh vênh giữa việc gia tăng đầu tư và cân đối dòng tiền vẫn đang tồn tại. Chỉ cần một sơ sảy không đáng có vì những biến đổi của thương trường trong bối cảnh chỉ số niềm tin đang chạm đáy cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho cả một cỗ máy đầu tư đa ngành đang lao rầm rập và ngốn rất nhiều chi phí như HAGL hiện nay.
Đâm lao thì phải theo lao HAGL hiện đang ở trong thế "cưỡi cọp". Rõ ràng công ty này vẫn phải nỗ lực trong cân đối dòng tiền cho đến khi đạt được thế ổn định. Phân tích cùa Công ty chứng khoán ACBS vào tháng 8/2012 cho thấy, trong giai đoạn từ 2012 đến 2013, các hoạt động kinh doanh của HAGL vẫn yêu cầu dòng vốn giải ngân lớn. Một tính toán từ bản phân tích này cho thấy, HAGL cần trung bình 8.600 tỷ đồng/năm (bao gồm cả vốn hóa chi phí lãi vay). Ngoài ra, với quy mô nợ vay hiện tại hơn 16.000 tỷ đồng, HAGL còn phải đối mặt với áp lực trả chi phí lãi vay và nợ gốc đáo hạn khá lớn. Trong khi đó, nếu khả năng huy động vốn cổ phần trong ngắn hạn chưa khả thi hoặc với quy mô hạn chế, HAGL có lẽ cần tiếp tục vay nợ mới, song song với việc xúc tiến thoái vốn tại các dự án bất động sản. Vẫn theo phân tích nêu trên, trong thời gian này, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của HAGL có khả năng duy trì ở mức 150%. Dư nợ vay sẽ chỉ bắt đầu giảm từ năm 2015, khi mà lợi nhuận hoạt động tăng mạnh từ cả bất động sản và các lĩnh vực mới. Nhớ lại hồi tháng 5/2012, dòng tiền đã là vấn đề nổi cộm với HAGL và công ty này cũng đã phải có những nỗ lực mạnh nhằm trấn an các nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng về khả năng tồn tại của mình. Gần một năm trôi qua, hy vọng về doanh số và lợi nhuận từ các mảng kinh doanh có thể có doanh thu từ năm 2013 và các năm sau đó đã đến gần hơn. Nhưng rõ ràng là với các nhà quản trị tại HAGL, thế "cưỡi cọp" chênh vênh giữa việc gia tăng đầu tư và cân đối dòng tiền vẫn đang tồn tại. Chỉ cần một sơ sảy không đáng có vì những biến đổi của thương trường trong bối cảnh chỉ số niềm tin đang chạm đáy cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho cả một cỗ máy đầu tư đa ngành đang lao rầm rập và ngốn rất nhiều chi phí như HAGL hiện nay.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Theo Doanh nhân