Mạng War on the Rock có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ gần đây có đăng tải nhận định của một cựu sỹ quan mang quân hàm Trung tá từng phục vụ trong quân đội Mỹ với chuyên môn theo dõi tình báo quân sự ở địa bàn nước ngoài nói về sự khác nhau giữa các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo Trung tá Dennis J. Blasko các lực lượng đặc nhiệm của quân đội và Công an Trung Quốc (SOF) về cơ bản khác với các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, ít nhất là về tư tưởng và tổ chức hoạt động.
Đặc nhiệm của Trung Quốc không được thiết lập để tiến hành các hành động trực tiếp như: Trinh sát chiến lược, chiến tranh bất thường, bảo vệ lợi ích bên ngoài, thực hiện các chiến dịch dân sự, chống khủng bố và hỗ trợ quân sự giống như những tiêu chí cụ thể của từng đơn vị đặc nhiệm riêng biệt của quân đội Mỹ.
Trung tá Dennis J. Blasko cho rằng, tất cả các lực lực đặc nhiệm của Trung Quốc đều na ná như lực lượng của Trung đoàn đặc nhiệm tác chiến số 75 của Lục quân Mỹ hiện nay cho dù tên gọi và cách mô tả của TQ có sự khoa trương, tô vẽ để làm nổi bật sức mạnh của những đơn vị này.
Cựu sỹ quan Mỹ này cho biết, các lực lượng đặc nhiệm của TQ cũng giống như các đơn bị tác chiến khác của nước này đó là phải cam kết, chứng tỏ sự trung thành của mình với Đảng Cộng Sản TQ.
Chỉ huy, tướng lĩnh đứng đầu các đơn vị này đều phải là đảng viên ĐCSTQ. Trong khi đó, Đảng Cộng Sản Trung Quốc do người không có xuất sứ từ quân đội lãnh đạo – đó là Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương Tập Cận Bình.
Đây là điểm khác biệt mang tính chất cơ cấu giữa việc xây dựng và sử dụng các lực lượng đặc nhiệm của hai đất nước với hai chế độ khác nhau là Trung Quốc và Mỹ.
Theo Dennis J. Blasko với cơ cấu của Trung Quốc, các lực lượng đặc nhiệm nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành của các lãnh đạo đảng còn đặc nhiệm Mỹ thì có sự khác biệt đáng kể.
Cụ thể, các đơn vị đặc nhiệm của Cảnh sát vũ trang nhân dân TQ có 2 có chế lãnh đạo song song đó là nằm dưới sự quản lý và điều hành của Quân ủy trung ương TQ và Quốc hội TQ (thông qua Bộ Công an).
Dennis J. Blasko cho rằng Trung Quốc không có các tổng hành dinh điều hành các chiến dịch đặc nhiệm cấp quốc gia, nơi phụ trách đối với tất cả hoạt động của các lực lượng đặc nhiệm.
Thêm vào đó, lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc không được hỗ trợ bởi các loại máy bay chuyên dùng để thực hiện các chiến dịch đặc biết giống như mô hình hoạt động của mạng lưới các lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ.
Các đơn bị đặc biệt của Trung Quốc được xây dựng và bố trí theo địa bàn, vùng phụ trách của 7 quân khu.
Trong khi đó, lực lượng đặc nhiệm của TQ cũng được xây dựng dựa trên các quân, binh chủng khác nhau như hải, lục, không quân, cảnh sát vũ trang, pháo binh 2, tên lửa chiến lược với tổng quân số ước chừng từ 20.000 đến 30.000 người/chiến khoảng 1% toàn bộ quân số của PLA.
Năm 2012, Trung Quốc thiết lập một nơi đào tạo được gọi tên là Học viện các chiến dịch đặc nhiệm để đào tạo các sỹ quan chỉ huy chuyên phụ trách các đơn vị đặc nhiệm trong tương lai.
Không giống như các lực lượng đặc nhiệm Mỹ, vốn được thành lập ra để tiến hành các chiến dịch, sứ mệnh bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ ở địa bàn nước ngoài, lực lượng đặc nhiệm TQ chủ yếu được điều động để giải quyết các chiến dịch an ninh ở trong nước.
Trung tá Dennis J. Blasko cho rằng quân đội Trung Quốc và cộng đồng các lực lượng đặc nhiệm của nước này được thành lập để ứng phó với 3 vấn đề an ninh phi truyền thống lớn nhất đó là khủng bố nội địa, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩ ly khai.
Tuy nhiên, cũng theo cựu sỹ quan Mỹ này, Trung Quốc cũng vẫn duy trì một lực lượng nhỏ để thực hiện các sứ mệnh phòng thủ nội địa từ nước ngoài, đặc biệt là lực lượng đặc nhiệm bí mật đang hoạt động ở Đài Loan.
Hiện nay, TQ vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc nên các đơn vị đặc nhiệm của Trung Quốc cũng luôn ở trong trạng thái sẵn sàng hành động nếu xảy ra các chiến dịch có thể bất ngờ xuất hiện tại hòn đảo này
Theo Trung tá Dennis J. Blasko, hiện có ít nguồn tin đề cập việc Trung Quốc đang chuẩn bị đưa các đơn vị đặc nhiệm của mình đến hoạt động tại các địa bàn ở châu Phi, Trung Đông, Nam Á và châu Mỹ La Tinh nhưng việc đặc nhiệm của TQ hiện diện ở Nam Á, Đông Á là hoàn toàn có thể bởi ở các khu vực này có điều kiện lý tưởng đó là tương đồng về văn hóa, nhân chủng nên hoạt động của lực lượng này sẽ giữ được bí mật, hơn nữa, quân đội TQ hiện hiện ở các khu vực này nhiều và thường xuyên hơn.