LTS: Không ít trang thông tin điện tử tổng hợp tự phong là "báo điện tử", hoạt động trái quy định pháp luật, gây nhầm lẫn trong dư luận.
"Vụ Trí Việt 24h (triviet24h.vn)" là điển hình của sự nhầm lẫn đó.
Trang này không chỉ "ăn cắp" tin bài từ nhiều báo (không ghi rõ nguồn, không xin phép), mà còn tự ý xuất bản hàng loạt "bài điều tra" đăng tải tại chuyên mục bạn đọc trái quy định pháp luật.
Hôm 4/11, dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú sẽ giúp độc giả làm rõ thêm vấn đề này.
PV: Thưa Luật sư, ông đánh giá như thế nào về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm bản quyền báo chí hiện nay nhìn từ việc nhiều trang tin điện tử “ăn cắp” bài trên các báo chính thống, không ghi rõ nguồn... điển hình là “vụ Trí Việt 24h”?
Luật sư Trương Anh Tú: Theo Điều 3 Luật báo chí năm 1989 quy định về các loại hình báo chí như sau:
"Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam: báo in ( Báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình ( chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn, thời sự được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật khác nhau) bằng Tiếng Việt, Tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”.
Như vậy, các loại hình khác như một số trang thông tin tổng hợp, blog, báo điện tử ( báo mạng) không chịu sự điều chỉnh của Luật báo chí và không được coi là loại hình báo chí chính thống quy định trong Luật báo chí 1989 (sửa đổi bổ sung năm 1999).
Dự thảo Luật báo chí hiện hành cũng không đưa các loại hình này thuộc đối tượng điều chỉnh của dự án Luật báo chí sửa đổi.
Bởi nếu đưa vào thì vô hình chung hợp thức báo chí tư nhân. Mà các trang thông tin đó phải được điều chỉnh trong luật khác.
Dù không có chức năng hoạt động báo chí, tuy nhiên trang thông tin điện tử Trí Việt 24h tự ý xuất bản hàng loạt tin bài có tính chất điều tra (ảnh: XUÂN QUANG). |
Trong thời gian qua, loại hình báo điện tử phát triển mạnh mẽ với những đặc tính riêng như: Khả năng tương tác cao, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian; cập nhật tin, bài đến từng phút, nên thường xuyên có tình trạng “ăn cắp bài” trên các báo chính thống, không ghi rõ nguồn, đòi hỏi phải có phương thức quản lý phù hợp.
Cụ thể đối với "vụ Trí Việt 24h", phải xem xét đây có phải là một dạng báo điện tử được thể hiện hình thức là một trang tin điện tử tổng hợp có tính chất tương tự như báo điện tử, hay đơn thuần chỉ là một website mang tính chất cá nhân, thuộc diện Nghị định số 72/2013/NĐ - CP và Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT điều chỉnh.
Trong đó quy định hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập trang
Trí Việt 24h ăn cắp để… vòi tiền, Môi trường và Sức khỏe nối tiếp làm việc xấu |
thông tin điện tử tổng hợp phải có“văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin để đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin” (điểm đ, khoản 1, Điều 6, Thông tư 09/2014).
Trong trường hợp Trí Việt không đăng ký cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền như Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thì không có quyền sao chép bài từ các trang thông tin, các báo điện tử khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Mặt khác, theo quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp không được phép tự sản xuất nội dung thông tin và đưa lên trang của mình như cơ quan báo chí mà phải lấy lại thông tin từ tờ báo cùng cơ quan chủ quản hoặc các trang web khác (phải có thỏa thuận về bản quyền).
Theo Luật sư, vì sao một số trang thông tin điện tử vẫn "tác oai, tác quái", đội lốt báo chí, hoạt động trái luật?
Luật sư Trương Anh Tú: Luật đã quy định rõ hoạt động của các trang thông tin điện tử.
Do đó, việc vi phạm nói trên là do lỗi cố ý, xuất phát từ đơn vị chủ quản các trang thông tin điện tử này.
Hành vi của các trang tin điện tử “ăn cắp” tin, bài, không ghi rõ nguồn như trên sẽ bị xử phạt như thế nào, thưa Luật sư?
Luật sư Trương Anh Tú: Như tôi đã trình bày ở trên, nhìn từ "vụ Trí Việt 24h, rõ ràng đơn vị này đã không tuân thủ các quy định của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng và Thông tư 09/2014/TT-BTTTT qui định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
Theo đó, căn cứ vào các quy định chung thì Trí Việt 24h thuộc diện phải xin cấp phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: VP luật sư Trương Anh Tú). |
Ngoài ra, nội dung các bài viết khi Trí Việt 24h đăng tải bài của các báo khác, khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP; không đăng tải ý kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí).
Hành vi vi phạm pháp luật của Trí Việt 24h liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật sở hữu trí tuệ thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009
Theo đó "các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, cung cấp sử dụng internet và thông tin điện tử trên internet thì bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin".
Tùy vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm của Trí Việt 24h của từng trường hợp cụ thể như: Xâm phạm uy tín danh dự cụ thể đến ai? cơ quan nào? hành vi vòi vĩnh tiền đến ai? để xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự nếu có dấu hiệu đầy đủ cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, các trang mạng và báo điện tử phát triển với tốc độ rất nhanh. Trong khi đó, luật về bản quyền còn chưa được thực thi triệt để. Theo Luật sư, trước mắt cần giải pháp gì để chống nạn “ăn cắp”bản quyền?
Luật sư Trương Anh Tú: Theo tôi, khi phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm có thể xử lý bằng các biện pháp cụ thể như: Yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm do chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm.
Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gồm: UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch, lực lượng Cảnh sát Nhân dân, lực lượng quản lý thị trường… xử lý hành chính hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các tổ chức cá nhân vi phạm có thể bị phạt đến
500 triệu đồng và hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật vi phạm, tịch thu phương tiện vi phạm; cá nhân, tổ chức bị vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.
Mặt khác về lâu dài chúng ta cần tăng cường sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, về xuất bản nhất là báo điện tử và việc vi phạm bản quyền; các quy định trình tự thủ tục thực hiện các biện pháp chế tài dân sự,hành chính, hình sự cho rõ ràng, tránh mâu thuẫn để có tính răn đe trong việc xử lý vi phạm.
Đồng thời nâng cao nhận thức và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong môi trường truyền thông số; mạnh dạn và tích cực đấu tranh đối với các trường hợp vi phạm bản quyền tác phẩm hiện nay.