Tháng 12 năm 1972. Năm đỉnh cao của lực lượng không quân chiến lược Mỹ với vai trò chủ đạo là máy bay ném bom chiến lược B52 Stratofortressa. 18 tháng 12 năm 1972. Lần đầu tiên 127 chiếc máy bay ném bom chiến lược pháo đài bay B-52 xuất kích vào không phận Miền Bắc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu. Đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá.
Đại tá Tiến sỹ Alexcander Malgin
Giáo sư Viện Hàm lâm quân sự, giảng viên.
Viện khoa học phòng thủ hàng không vũ trụ Liên bang Nga.
Đại tá, Tiến sỹ Mikhain Malgin.
Chuyên viên nghiên cứu khoa học.
Viện nghiên cứu khoa học quân sự Bộ quốc phòng Liên bang Nga.
Chiến thắng không thể nào đạt được với máy bay ném bom hiện đại
Tạp chí phòng không, phòng thủ vũ trụ VKO nhiều lần đăng các bài viết về kinh nghiệm chiến tranh không quân và phòng không trong cuộc chiến tranh mang nhiều dấu ấn lịch sử giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1965 đến năm 1973. Trong bài viết này VKO đưa ra những thông số mang tính kỹ chiến thuật đối với lực lượng không quân Mỹ và lực lượng phòng không Việt Nam trong 1 giai đoạn vô cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam – năm 1972. Trong bài viết này tác giả không bình luận nhiều về chiến dịch Linebacker II. Các bài viết về nó đã có rất nhiều. Ở bài viết này, tác giả tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời của lực lượng phòng không Việt Nam trong một năm cao điểm nhất của chiến tranh đường không.
Lực lượng phòng không Việt Nam với chiến dịch Linebacker II |
Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1972, biên chế tác chiến của lực lượng không quân Mỹ khu vực Đông Nam Á tăng cường lực lượng không quân chiến lược lên 3 lần, không quân Hải quân tăng cường 1,5 lần. Cũng từ tháng 3 năm 1972, không quân Mỹ tăng cường tần xuất không kích các mục tiêu kể cả mục tiêu dân sự trên địa bàn Miền Bắc Việt Nam.
Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon về việc đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá, tần suất không kích của lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật với sự tham gia của 207 máy bay ném bom chiến lược B52 và hơn 2000 máy bay cường kích đánh chặn của không quân và hải quân Mỹ. Mật độ không kích cao nhất là từ 18/12 đến 30/12. Cuộc không kích đã bị lực lượng phòng không Việt Nam đáp trả xứng đáng với những tội ác mà nó gây lên.
Lực lượng phòng không tên lửa Việt Nam trong chiến tranh phòng không
Năm 1972, lực lượng phòng không Việt Nam, như trước kia, thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở 3 khu vực chính. Quân khu Hà Nội, Quân khu duyên hải với thành phố Hải Phòng, và quân khu 4. Trong giai đoạn đó, trên các trận địa phòng không có khoảng từ 30 đến 36 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-75.
Sơ đồ bố trí lực lượng tên lửa phòng không khu vực Hà Nội - Hải Phòng |
Nếu tính toán hệ số sẵn sàng chiến đấu thì các tiểu đoàn tên lửa phòng không có hệ số là 0,6 – 0,7. Khả năng phóng đạn đánh chặn các đợt không kích sẽ là khoảng 22 – 25 tiểu đoàn (nếu tính những tổn thất và tính chất của các đòn tấn công liên tiếp thì các tiểu đoàn tên lửa sẵn sàng phóng đạn còn thấp hơn) Trên các bệ phóng tên lửa của các phân đội sẵn sàng từ 10 – 12 tên lửa. Các tên lửa còn lại tập trung tại các điểm cách xa bệ phóng, nạp nhiên liệu và chuẩn bị kỹ thuật( trực tiếp trên các xe vận tải đạn. Trong trường hợp đó, khả năng sống còn và phản kích của các phân đội tên lửa hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng đảm bảo cung cấp tên lửa kịp thời lên bệ phóng của các phân đội trong quá trình đánh trả lực lượng không quân đối phương.
Sơ đồ bố trí các đài radar cảnh báo của phòng không Việt Nam |
Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng phòng không Việt Nam là bảo vệ các mục tiêu ở Hà Nội và Hải phòng, các mục tiêu kinh tế công nghiệp của miền Bắc, các tuyến đường vận tải và sân bay quân sự trên địa bàn cả nước. Bảo vệ tuyến vận tải huyết mạch từ Bắc vào Nam và các mục tiêu ven biển của Vịnh Bắc bộ.
Trong cả năm 1972, không quân Mỹ tham chiến với các tần suất khác nhau. Vì vậy có thể chia ra thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 10, giai đoạn 2 tính từ 18/12 đến 30/12/1972. nêu nghiên cứu các hoạt động của không quân Mỹ và các hoạt động tác chiến của phòng không và không quân Việt Nam, có thể thấy:
Giai đoạn 1: tần suất hoạt động của không quân Mỹ không cao. Hệ thống tên lửa phòng không Việt Nam phóng đạn 55 lần và bắn hạ 23 máy bay không quân hải quân chiến thuật với 4 máy bay không người lái. Bình quân 4 tên lửa cho 1 máy bay, hiệu quả phóng đạn là 0,5. Không quân cường kích sử dụng nhiễu ở cường độ trung bình và cường độ thấp. Tầm cao bay tác chiến là từ 1 đến 5 km.
Phân tích kết quả các đòn tấn công của không quân Mỹ vào trận địa tên lửa |
Kết quả những đòn tấn công của không quân Mỹ vào các trận địa của các phân đội phòng không với mức độ cơ động trung bình trong một đợt tác chiến vào năm 1972.
Giai đoạn 2 Giai đoạn triển khai chiến dịch Linebacker II. Với mật độ bay và lực lượng lớn nhất trong lịch sử không quân Mỹ với mục tiêu san phẳng Hà Nội Hải Phòng và các mục tiêu khác
Để chống lại lực lượng phòng không tên lửa, không quân Mỹ đã triển khai kế hoạch tấn công phủ đầu các trận địa tên lửa của các cụm phòng không.
Đợt tấn công thứ 1 của không quân Mỹ trong chiến dịch Linebacker II. Không quân chiến thuật Mỹ đã tập kích với 12 đòn tấn công vào trận địa phòng không tên lửa bị phát hiện (6 quả bom và 6 quả tên lửa chống radar) Theo kết quả gây tổn thất cho 7 phân đội tên lửa (hai bệ phóng – 1 tên lửa Shrike). Các tiểu đoàn di chuyển 6 lần trong một giai đoạn tác chiến-1 đợt không kích ( khoảng 2 lần trong 1 tháng). Để chống lại tên lửa chống radar điều khiển Shrike, loại tên lửa đã gây nhiều khó khăn cho các khẩu đội tên lửa.
Theo tính toán của các cán bộ chiến sỹ trắc thủ điều khiển phóng, khi kíp trắc thủ điều khiển phát hiện tên lửa chống radar Shrike hoặc trên các trạm quan sát phát hiện đối phương phóng tên lửa Shrike. Trắc thủ điều khiển có thể kịp thời quay anten và cắt nguồn phát tín hiệu cao tần. Kỹ thuật này sẽ làm tên lửa Shrike mất sóng dẫn đường, đánh trượt mục tiêu. Đầu nổ nổ cách mục tiêu hàng trăm mét cách xe điều khiển.
Đã có những trường hợp trắc thủ khẩu đội tên lửa không kịp thời đánh lạc hướng tên lửa Shrike toàn bộ khẩu đội bị tổn thất và mất khả năng chiến đấu. Một khẩu đội tên lửa trong chiến dịch Linebacker II không kịp thời cắt Shrike. Tên lửa phát nổ cách xe điều khiển 6 m, trên cánh radar thu phát bị 70 lỗ đạn bi xuyên qua, tên lửa cắt đứt hơn 10 cuộn cáp vi mạch và cáp cao tần của radar, trên bệ phóng cáp nguồn điện và cáp điều khiển bị cắt đứt. Khẩu đổi bị loại hoàn toàn khỏi trận địa, tổn thất sinh lực không.
Trong chiến tranh, các hoạt động tác chiến đều do các chiến sỹ điều khiển tên lửa Việt Nam đảm nhiệm, các chuyên gia quân sự Xô viết chỉ giới hạn nhiệm vụ hỗ trợ trong các hoạt động chuẩn bị trang bị khí tài, vũ khí, sửa chữa và khai thác sử dụng, thống kế kết quả phóng đạn và đưa ra những đề xuất, kiến nghị về nghệ thuật tác chiến. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng các ban chỉ huy các đơn vị tên lửa Việt Nam rất chú trọng tiết kiệm đạn (không ít lần phóng 1 tên lửa, dẫn đến hiệu quả phóng không cao) Có khoảng 70% lần phóng là 2 quả đạn liên tiêp và 28% lần phóng là 1 đạn. Trong đợt tấn công lần 1 của chiến dịch Linebacker II tỉ lệ tổn thất 3,8. Có nghĩa là cứ một khẩu đội tên lửa bị tổn thất là có 4 đơn vị bay của đối phương bị bắn rơi. Có thể coi tỷ lệ đó là rất cao, nhưng so với những năm trước 1966 – 1968 tỷ lệ đó còn cao hơn nhiều.
Đợt tấn công thứ 2 của chiến dịch Linebacker II, tần suất tấn công của không quân Mỹ tăng gấp nhiều lần, đặc biệt là không quân hải quân và không quân chiến thuật. đồng thời tăng cường gây nhiễu chiến thuật đến mức độ cực đại. Giai đoạn này các khẩu đội phóng 500 tên lửa, bắn rơi 185 máy bay, trong đó có 177 máy bay chiến thuật và không quân hải quân. 8 máy bay B52. Tỷ lệ hiệu quả tác chiến là 5 tên lửa trên 1 máy bay. Tỷ lệ khẩu đội tên lửa với máy bay đối phương là 0,37, với máy bay ném bom B52 là 0,16. Tỷ lệ đạn cho 1 máy bay B52 là 8 tên lửa/1 B52. Mật độ nhiễu xạ bầu trời và độ phức tạp phòng không khi phóng đạn đạt đỉnh cao nhất, gần 90% khó phát hiện mục tiêu.
Sơ đồ tác chiến của bộ đội tên lửa phòng không đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ trên không |
Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch Linebacker II, để phát hiện và đánh dấu các mục tiêu trận địa phòng không và hệ thống phòng không, người Mỹ đã sử dụng cả máy bay trinh sát chiến lược SR-71. Trên tất cả các trận địa tên lửa bị tấn công 111 lần. Bom và tên lửa Shrike đã gây tổn thất cho 32 trong tổng số 37 tiểu đoàn tên lửa phòng không. 3 trong số 10 tiểu đoàn kỹ thuật bị tấn công. Có những phân đội bị tấn công nhiều lần (2 hoặc 4 lần) một nửa là bằng bom, số còn lại là tên lửa. Các phân đội tên lửa bị tổn thất là 54 lần, bị tổn thất do tên lửa Shrike là 10 phân đội, các kíp xe trắc thủ đã nhanh chóng học được phương pháp tránh tên lửa Shrike. Hiệu quả của tên lửa Shrike giảm xuống chỉ còn 0,16.
Hệ số cơ động của các đơn vị tên lửa tăng cao. Trong giai đoạn tác chiến này, các phân đội thực hiên đến 12 lần cơ động sang vị trí mới (tương đương khoảng 4 lần cơ động trong 1 tháng). Đồng thời hệ số khó khăn trong cung cấp đạn cũng tăng cao. Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân lại quyết định chỉ lệnh tiết kiệm đạn cao nhất khi bắn nhằm mục tiêu chủ yếu là B52.
Chính vì thế khoảng 70% lần phóng là 1 tên lửa. tất nhiên, trong điều kiện quá phức tạp của chiến trường khả năng tiêu diệt mục tiêu rất khó khăn. Chính vì vậy, việc tiết kiệm đạn lại dẫn đến việc tiêu hao đạn cao hơn. Tỷ lệ giữa các khẩu đội tên lửa và máy bay bị bắn hạ là 3,4. Có nghĩa là cứ 1 khẩu đội tên lửa bị đánh trúng chỉ còn 3,4 máy bay bị bắn rơi. Đây là tỷ lệ hiệu quả nhỏ nhất trong toàn bộ những năm chiến đấu của phòng không không quân Việt Nam.
Đợt tấn công thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, các phân đội tên lửa phóng 290 tên lửa, bắn hạ 110 máy bay, trong đó có 104 máy bay chiến thuật và không quân hải quân, 6 máy bay ném bom chiến lược B52. Tỉ lệ bắn hạ máy bay là 4,5 tên lửa / 1 máy bay, hiệu quả bắn là 0,38.
Hiệu quả tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược B52 là 0,6, tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ chiến tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, các phân đội tên lửa phòng không quân khu 4 đã tấn công B52 bằng phương pháp phục kích. Khi máy bay B52 chưa kích hoạt máy gây nhiễu tích cực. Từ phương án khác, các chiến sỹ trắc thủ điều khiển tên lửa đã học được phương phát vạch nhiễu để phát hiện máy bay. Khi máy bay bật nhiễu tích cực và gây nhiễu dầy đặc hoặc khi máy bay địch bay lượn vòng, biểu đồ các thông số nhiễu thay đổi và tín hiệu máy bay hiện ra rất rõ trên màn hình radar ngay cả trong trường hợp nhiễu dày đặc nhất.
Trong khu vực có khả năng tiêu diệt mục tiêu của tên lửa, khi phát hiện nhiễu bắt đầu dày đặc, các phân đội tên lửa Việt Nam lập tức phóng đạn vào hướng mục tiêu. Trong rất nhiều trường hợp đạn đánh trúng mục tiêu khi đội hình hành tiến của không quân Mỹ chưa kịp triển khai đội hình chiến đấu. Trong khu vực tác chiến mật độ phức tạp đạt đến 100% do nhiễu thụ động, nhiễu tích cực, tác chiến điện tử và chế áp điện tử, các hoạt động nghi binh của không quân, các đòn tấn công của tên lửa Shrike, bom đánh tọa độ vào khu vực trận địa phòng không…
Biểu đồ số lượt xuất kích của các loại máy bay Mỹ trong năm 1972 |
Không quân Mỹ đã tấn công vào các trận địa tên lửa 55 lần, 22 lần tấn công bằng bom và 33 lần tấn công bằng tên lửa. 20 phân đội bị tổn thất, trong đó có 8 khẩu đội vị trúng tên lửa Shrike. Trong đợt tấn công này, các đơn vị tên lửa đã thực hiện đến 20 lần cơ động trận địa, khiến hiệu quả đánh trúng các khẩu đội tên lửa xuống thấp 0,36. Hiệu quả giai đoạn 2 của chiến dịch Linebacker II là 0,5.
Trong đợt không kích thứ 3 mặc dù độ phức tạp của chiến trường tăng đến 100%, các phân đội tên lửa Việt Nam đạt hiệu quả tác chiến rất cao, khả năng đánh trúng mục tiêu lên đến 0,4. Tỷ lệ phóng đạn là 70% lần phóng là 2 tên lửa liên tiếp. Tỷ lệ tổn thất của 1 khẩu đội tên lửa với máy bay là 4,0. Mỗi khẩu đội bị đánh trúng, không quân Mỹ mất 4 máy bay chiến đấu. Điều đó đã khẳng định khả năng huấn luyện chiến đấu và chiến đấu rất cao của các phân đội, các trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, khả năng hợp đồng và phối hợp điêu luyện, trình độ đánh giá điều kiện chiến trường chính xác, ra quyết định chính xác trong phóng đạn tiêu diệt mục tiêu trên không.
Kết quả
Các đơn vị phòng không tên lửa Việt Nam trong giai đoạn năm 1972 đã phóng tổng số 1025 lần, bắn rơi 376 máy bay, trong đó có 325 máy bay chiến thuật và hải quân. 45 máy bay ném bom B52, 6 máy bay không người lái. Nếu so với năm 1967, năm căng thẳng nhất của của các chiến dịch ném bom ngoài miền Bắc đã bắn rơi 397 máy bay trong đó có 367 máy bay máy bay chiến thuật không quân và hải quân, 24 máy bay không người lái và chỉ có 6 máy bay B52. các máy bay B52 đều do phòng không quân khu 4 tiêu diệt.
Tỉ lệ tiêu hao đạn cho một máy bay trong toàn bộ năm 1972 là 5 tên lửa, hiệu quả bắn cho tất cả các loại máy bay là 0,34 máy bay cho 1 tên lửa. nếu tính toán đến độ phức tạp của chiến trường do mật độ nhiễu lớn nhất, gây nhiễu điện từ và chế áp điện tử cao nhất, mật độ bay tấn công lớn nhất, tính cơ động cao nhất thì tính tổng kết hiệu suất chiến đấu của các đơn vị tên lửa Việt Nam là rất cao.
Đặc điểm sơ đồ tác chiến chiến thuật của không quân Mỹ |
Trong giai đoạn năm 1972, các trận địa tên lửa bị tấn công 200 lần, trong đó 96 lần bằng bom và 104 lần bằng tên lửa chống radar Shrike. Các đơn vị tên lửa bị tổn thất phải rút khỏi trận đánh 98 lần, trong đó có 21 lần bằng tên lửa. Hiệu quả tấn công trận địa tên lửa bằng Shrike giảm xuống còn 0,2. Các kíp trắc thủ điều khiển tên lửa đã học được phương pháp tác chiến hiệu quả với tên lửa Shrike. Do đó làm giảm đến tối thiểu hiệu quả của tên lửa Shrike nếu so sánh với năm 1966 – 1967. Tỷ lệ tổn thất giữa máy bay và khẩu đội tên lửa trong năm 1972 là 3,8.
Cũng trong gian đoạn, các đơn vị pháo phòng không bắn rơi 20 máy bay, trong đó có 1 máy bay B52 và 3 máy bay F111A. Lực lượng không quân xuất kích 10 lần, bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 2 máy bay B52. Tổn thất 3 máy bay tiêm kích.
Có thể so sánh như sau: Đại chiến thế giới lần thứ 2 trong 1000 lần xuất kích, không quân Mỹ bị mất bình quân 9 máy bay. Trong cuộc chiến tại Triều tiên ( 1950 – 1953) tổn thất là 4 máy bay. Nhưng trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1972. Bình quân cứ 1000 lần xuất kích người Mỹ mất 17 máy bay. Trong chiến dịch Linebacker II từ 18 đến 30 tháng 12 năm 1972, tổn thất trong 1000 lần xuất kích là 27 máy bay.
Tổng kết lại các kết quả của lực lượng phòng không Việt Nam tính từ ngày 24 tháng 6 năm 1965 đến tháng 12 năm 1972. Các đơn vị tên lửa đã phóng 3228 lần và bắn rơi 1293 máy bay, chiếm 31% số lượng máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam. Trong đó có 1109 máy bay chiến thuật của không quân và hải quân, 54 máy bay B52 (chiếm 95 % tổng số máy bay B52 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam) và 130 máy bay không người lái.
Vị trí các sân bay dã chiến và lực lượng không quân Việt Nam |
Trong giai đoạn này không quân phòng không và không quân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ (chiếm khoảng 9% tổng số máy bay bị rơi) trong đó chỉ có 2 chiếc B52. một chiếc bị tiêu diệt bởi đòn tấn công đâm thẳng vào máy bay địch.
Các đơn vị và phân đội pháo phòng không trong các lực lượng phòng không Việt Nam (bao gồm các lực lượng dân quân tự vệ và các đơn vị phòng không độc lập đã bắn rơi 2550 máy bay. Chiếm 60% tổng số máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam. Tổng số máy bay bị bắn rơi khoảng 4200 máy bay, có thể khác nhau chút ít, do số liệu máy bay do pháo phòng không các loại bắn rơi khó chính xác. Do máy bay có thể bay đến chỗ khác và bị rơi.
Số lượng lớn máy bay bị bắn rơi do các lực lượng pháo phòng không được hiểu chính xác là: lực lượng pháo phòng không nhân dân được thành lập rất sớm, ngay từ ngày đầu chiến tranh và từng ngày phát triển. Đến giữa năm 1967 lực lượng pháo phòng không đã có tới 35 trung đoàn và các phân đội phòng không độc lập. Được biên chế đến 1000 khẩu pháo phòng không các loại như pháo phòng không tầm trung 85 mm, 100mm, tầm thấp 37mm, 57 mm. Chủ yếu các lực lượng phòng không được trang bị pháo phòng không 57mm. Tất cả các mục tiêu nhỏ ( cầu, phà, ngầm, đường hẹp, và bản thân đường quốc lộ số 1 đường Hồ Chí Minh, các kho xăng dầu, thiết bị và vật chất chiến tranh được bảo vệ bởi các đơn vị pháo phòng không. Nói chính xác là lực lượng pháo phòng không được trải rộng trên toàn bộ địa bàn đất nước.
Nếu lực lượng phòng không và không quân Việt Nam chiếm khoảng 200.000 cán bộ chiến sỹ thì các đơn vị pháo phòng không có quân số lên tới 160.000 người, chiếm khoảng 80% quân số. Lực lượng tên lửa phòng không chỉ có 14000 cán bộ, chiến sỹ (7% quân số) của lực lượng phòng không, không quân. Các trung đoàn tên lửa phòng không trên toàn bộ đất nước khoảng 11 trung đoàn sẵn sàng chiến đấu. Triển khai trên các trận địa tên lửa khoảng 30 – 35 phân đội trong các giai đoạn của chiến tranh.
Biểu đồ số lần cất cánh của không quân Mỹ |
Tháng 2 năm 1973. Bộ trưởng Bộ quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc họp tổng kết kinh nghiệm chiến trang với phái đoàn quân sự Liên bang Xô viết và lãnh đạo đội cố vấn quân sự Xô viết tại Việt nam đã đánh giá chiến công của lực lượng tên lửa phòng không bảo vệ miền Bắc” Nếu như không có chiến thắng của lực lượng bộ đội tên lửa phòng không trên bầu trời Hà Nội, thì Hiệp định Pari sẽ bị kéo dài và có thể không ký được, nói cách khác, chiến công của lực lượng bộ đội tên lửa là chiến công có ý nghĩa chính trị” Sau này, dù có nhiều người muốn bóp méo kết quả của chiến dịch Linebacker II, chiến công của bộ đội tên lửa thực sự là một chiến công anh hùng. Bộ đội tên lửa phòng không và không quân được trao tặng danh hiệu: đơn vị anh hùng.
Kết luận
1. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng lực lượng không quân Mỹ không thể đạt được một chiến thắng có ý nghĩa chính trị cho chính phủ tổng thống Mỹ Richard Nixon.
2. Trong khoảng thời gian 6 tháng, từ 15 tháng 3 đến nửa đầu tháng 10 năm 1972. Không quân Mỹ tấn công vào các trận địa tên lửa 166 lần, 74 lần sử dụng bom và 92 lần sử dụng tên lửa chống radar. Các phân đổi tên lửa bị tổn thất và mất khả năng tác chiến 74 lần (18 khẩu đội bị tổn thất bởi tên lửa, còn lại là bom không điều khiển) Hiệu quả tấn công sử dụng bom thông thường là 0,75. Hiệu quả sử dụng tên lửa chống raddar Shrike là 0,19. Các kíp điều khiển tên lửa đã học được phương pháp vô hiệu hóa tên lửa Shrike.
3. Hiệu quả tấn công vào các trận địa tên lửa giảm xuống rất thấp do khả năng cơ động liên tục của các phân đội tên lửa, trong một tháng, các đơn vị tên lửa thường xuyên di chuyển trận địa, mật độ cơ động là 4-5 lần thay đổi trận địa trong một tháng.
4. Các đơn vị và các phân đội tên lửa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện vô cùng phức tạp, khó khăn của trến trường. Nhưng hiệu quá tác chiến đối với mọi mục tiêu trên không rất cao. 0,34 máy bay/tên lửa.
5. Nhóm các chuyên gia quân sự Xô viết liên tục có mặt trong các trung đoàn và tiểu đoàn tên lửa. Các tướng lĩnh chuyên gia và các sỹ quan chuyên gia quân sự đã kịp thời hỗ trợ các cán bộ chiến sỹ phòng không tên lửa sự giúp đỡ kịp thời, đưa ra những đề xuất tác chiến trong cuộc chiến đấu, lắp đặt và hiệu chỉnh các phương tiện, trang thiết bị, hỗ trợ tổ chức các đơn vị tên lửa cơ động và cung cấp đạn ở vị trí trận địa mới, sửa chữa khí tài tên lửa khi bị tổn thất hoặc đánh hỏng.
6. Lực lượng chỉ huy phòng không và không quân Việt Nam trong điều kiện phức tạp của đợt không kích đã sử dụng phương án tiết kiệm đạn. Trong 6 tháng có 49% lần phóng đạn sử dụng 1 quả tên lửa, 48% phóng 2 tên lửa liên tiếp. Chỉ có 3% phóng liên tiếp 3 quả đạn do điều kiện tác chiến trở lên vô cùng phức tạp, độ phức tạp đạt đến 100% do không quân Mỹ đã sử dụng hết mọi phương thức gây nhiễu, chế áp điện tử, ngụy trang, nghi binh.v.v…Tổng kết cho thấy, nếu mỗi lần phóng chỉ một quả đạn, lượng tiêu thụ đạn cho một mục tiêu lên đến 6 tên lửa/1 máy bay các loại, nhưng nếu phóng 2 tên lửa liên tiếp, hệ số tiêu diệt là 4 tên lửa/máy bay. Do đó, phương án phóng đạn đơn chỉ thích hợp trong điều kiện tác chiến rất tốt, nếu như tháng 12 năm 1972, phương pháp đó làm số lượng tên lửa tiêu hao tăng lên.
7. Đỉnh cao của tác chiến phòng không và chống phòng không là cuộc đọ sức giữa lực lượng phòng không Việt Nam và không quân Mỹ, lực lượng phòng không Việt Nam đã thành công trong việc bẻ gấy đòn tấn công có quy mô lớn nhất với sự tham gia của pháo đài bay B52 trong chiến dịch không kích tháng 12 năm 1972. Linebacker II trở thành đỉnh điểm của cuộc chiến tranh đường không chống Miền Bắc Việt nam. Chiến dịch Linebacker II đã sử dụng hơn 800 máy bay chiến thuật không quân, hải quân, có tới 190 máy bay B52, 36 máy bay ném bom chiến thuật hiện đại nhất F111A, 54 máy bay cường kích ném bom Hải quân.
Bài học kinh nghiệm
1. Nhiệm vụ chính của lực lượng phòng không Việt Nam trong điều kiện cụ thể, với những cụm mục tiêu cụ thể là bảo vệ chắc chắn các mục tiêu được giao, không để lọt các đòn tấn công từ trên không của đối phương.
Nhưng vào tháng 12 năm 1972. Bộ tư lệnh tham mưu phòng không không quân đã có quyết định giao nhiệm vụ khác: trong quá trình đánh phản kích các đòn tấn công ô ạt, có mật độ hỏa lực cao nhất và có sự tham gia với số lượng lớn máy bay tiến công đường không chiến lược, chiến thuật không quân và hải quân vào các mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam, mục tiêu đầu tiên cần phải tiêu diệt là máy bay ném bom chiến lược B52 (ngay cả trong trường hợp trong khu vực phòng thủ của các đơn vị tên lửa có hoạt động tác chiến của máy bay cường kích chiến thuật).
Quyết định đó được hình thành bởi nhận định đúng âm mưu của đối phương, tương quan lực lượng giữa ta và địch về khả năng tác chiến của các đơn vị phòng không và tiềm năng quân sự của lực lượng không quân đối phương. Hệ thống phòng không không đủ khả năng tiêu diệt toàn bộ lực lượng không kích trong 1 trận tấn công ồ ạt với mật độ không lực cao như vậy. Do đó trong điều kiện thực tế của chiến trường, quyết định này là chính xác và đã thể hiện sự đúng đắn của nó trong chiến dịch.
2. Các đơn vị tên lửa không được liên kết trong một hệ thống chỉ huy đồng bộ, thống nhất dưới 1 trung tâm chỉ huy tác chiến. Điều khiển hỏa lực được thực hiện bởi các ban chỉ huy cấp trung đoàn, trong một số trường hợp đã xảy ra hiện tượng khai hỏa tự phát, ngay cả trong trường hợp đánh phục kích B52. Do đó, mặc dù đội hình tác chiến của các trung đoàn tên lửa phòng không đã tạo ra một lưới lửa dầy đặc, nhưng không ít trường hợp tiến hành đánh B52 không hợp lý, thậm chí tấn công cả máy bay ném bom chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ.
Có thể nói, trong thời điểm đó, về thực tế không thể hình thành một trung tâm điều khiển hỏa lực trên toàn tuyến phòng thủ tính trên sự cân đối lực lượng, kinh nghiệm và trình độ tác chiến hiện đại của cán bộ chiến sỹ. Nhưng sẽ tốt hơn rất nhiều nếu có một trung tâm chỉ huy đồng bộ từ cấp cao nhất của lực lượng phòng không không quân và sự năng động, chủ động sáng tạo, phối hợp nhịp nhàng của các khẩu đội tên lửa, sẽ cho hiệu quả cao hơn sự tác chiến độc lập của các trung đoàn tên lửa.
4. Trong đợt tấn công thứ 2 và thứ 3 của chiến dịch. Không quân Mỹ đã tăng cường lực lượng vàn tần suất tấn công các trận địa phòng không và cũng đạt được những kết quả nhất định. Nếu các tiểu đoàn tên lửa không năng động, cơ động thay đổi trận địa liên tục, thì cụm phòng không Hà Nội sẽ bị tiêu diệt. Từ những kinh nghiệm này, việc chế tạo các tổ hợp phòng không có sức cơ động rất cao, bao gồm cả các dàn phóng tên lửa, các xe chỉ huy, điều khiển và các xe cấp đạn, đồng thời phát triển chiến thuật cơ động của các cụm hỏa lực phòng không tên lửa.
Các nhân tố đó quyết định sự sống còn của các cụm hỏa lực phòng không, hiệu quả sử dụng trang thiết bị khí tài phòng không và kết quả tác chiến của các đơn vị lực lượng phòng không. Kinh nghiệm chiến tranh cho thấy, một cụm hỏa lực tác chiến cố định hoàn toàn không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trước một lực lượng không quân hùng mạnh, hiện đại, trong điều kiện ngày nay, khi đối phương sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Các cụm hỏa lực phòng không cố định sẽ bị tiêu diệt ngay trong giờ đầu tiên của trận đánh.
5. Một lần nữa khẳng định, vị trí và ý nghĩa quan trọng bậc nhất của nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, hợp đồng tác chiến và khả năng phối hợp hoạt động nhịp nhàng, chuẩn xác và hiệu quả của từng thành viên cán bộ chiến sỹ trong kíp trắc thủ. Các cán bộ chỉ huy Việt Nam thể hiện khả năng nắm bắt trang thiết bị rất tốt, có năng lực chỉ huy tác chiến cao, phối hợp ăn ý và hiệu quả với các cố vấn, chuyên gia quân sự Xô viết trong hoạt động khai thác vũ khí trang bị khí tài tác chiến.
Nhanh chóng nắm bắt được các kinh nghiệm chỉ huy tác chiến hiện đại trong quá trình chiến đấu phức tạp và nguy hiểm. Các chuyên gia quân sự đã đóng một vai trò quan trọng trong vị trí huấn luyện tác chiến cho các trắc thủ, cán bộ kỹ thuật tên lửa của trung đoàn, góp một phần công sức vẻ vang cho chiến công của phòng không Việt nam.
{iarelatednews articleid='10961,10626,10550,10580,10518,10583,10516,10541,10440,10480,10479,10481,10441,10021,9783,9766,9832'}
Theo Trịnh Thái Bằng/GDQPAN