Kinh tế Trung Quốc càng mạnh càng tác oai tác quái

14/04/2016 14:19
Ngọc Việt
(GDVN) - Kinh tế Trung Quốc càng mạnh thì khả năng “tác oai tác quái” của nó càng lớn. Cùng với đó là hàng loạt những thực thể kinh tế lệ thuộc vào Bắc Kinh.

AFP ngày 13/4 cho biết, xuất khẩu trong tháng 3 của Trung Quốc tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức 160,8 tỷ USD - một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trong khi đó, nhập khẩu giảm tháng thứ 17 liên tiếp, ở mức giảm 7,6%  và chỉ đạt 131,0 tỷ USD.

Hải quan Trung Quốc cho biết, thặng dư thương mại của nước này lên đến 29,9 tỷ USD, gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các dữ liệu khả quan trên vượt ngoài mong đợi của giới đầu tư, bởi trước đó qua một cuộc thăm dò của hãng Bloomberg, các nhà kinh tế dự đoán sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ ở mức 10%  mà thôi.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một trụ cột trong thương mại toàn cầu. Vì vậy, sự khởi sắc của nó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của hầu hết các quốc gia từ Australia đến Zambia, theo AFP.

Kinh tế Trung Quốc khởi sắc, nhưng kinh tế toàn cầu không được lợi từ nó. Ảnh: Reuters.
Kinh tế Trung Quốc khởi sắc, nhưng kinh tế toàn cầu không được lợi từ nó. Ảnh: Reuters.

Vậy nhưng trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất, ngày 12/4 Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) lại dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm 2016.

Con số này giảm 0,2% so với mức dự báo IMF đưa ra hồi tháng 1/2016, giảm 0,4% so với nhận định của họ hồi tháng 10/2015, và giảm 0,6 % so với đánh giá của IMF hồi tháng 7/2015. 

Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Maurice Obstfeld phát biểu tại cuộc họp báo ngày 12/4 rằng:

"Tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra, nhưng với tốc độ ngày càng gây thất vọng, khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt nhiều hơn với những rủi ro. Tăng trưởng đã diễn ra với tốc độ quá chậm chạp trong một quãng thời gian quá dài”.

Định chế tài chính quốc tế này cũng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 xuống 3,5%, từ 3,6% đưa ra hồi tháng 1/2016.

Tại sao lại có hiện tượng trái chiều như vậy? Chẳng lẽ kinh tế Trung Quốc đã giảm mức ảnh hưởng đối với phần còn lại của kinh tế toàn cầu?

Tại sao khi kinh tế Trung Quốc được cho là "lao đao" thì kinh tế toàn cầu suy thoái, vậy mà khi kinh tế Trung Quốc "khởi sắc" thì kinh tế toàn cầu vẫn không được nhìn nhận khả quan hơn?

Xuất khẩu tăng chủ yếu là giải phóng hàng tồn, tăng hoạt động thương mại không đủ làm kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trở lại 

Hiện nay với chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của Bắc Kinh, hoạt động thương mại chỉ là một trong ba trụ cột được ưu tiên của chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc, bên cạnh kích thích tiêu dùng nội địa và kinh tế dịch vụ.

Kinh tế Trung Quốc càng mạnh càng tác oai tác quái ảnh 2

Trung Quốc thắng thầu kỷ lục tại Mỹ và bài học cho Việt Nam

(GDVN) - Chúng ta phải loại bỏ tư duy, cách làm việc dựa trên "tinh thần anh em, đồng chí", mà chỉ làm việc trên tinh thần tôn trọng quy định của pháp luật.

Do đó một khi việc gia tăng thương mại mà không đồng bộ với những hoạt động kinh tế được ưu tiên khác, thì kinh tế Trung Quốc chưa thể đảm bảo có sự tăng trưởng.

Giá trị trong hoạt động thương mại của Trung Quốc gia tăng chưa thể kéo các chỉ số khác tăng trưởng theo, hay có thể bù vào những thâm hụt do tăng trưởng kém hoặc giảm phát trong những lịnh vực kinh tế trụ cột khác.

Đây là mục đích của Bắc Kinh khi khuyến khích phát triển hoạt động thương mại và thương mại thuần tuý. Tuy nhiên, cơ cấu của giá trị kinh tế thương mại trong GDP của Trung Quốc còn nhỏ nên chưa thể tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế.

Đó là sự khác biệt giữa kinh tế Trung Quốc và kinh tế Singapore – một mô hình kinh tế mà Bắc Kinh xem là hình mẫu và đang theo đuổi.

Mặt khác do hậu quả của kinh tế trước tái cơ cấu và hệ quả của kinh tế trước tái cơ cấu lại, khiến cho chính phủ Trung Quốc chưa thể điều tiết có hiệu quả hoạt động thương mại theo mong muốn và sự chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu đã cho thấy điều ấy.

Cơ cấu hàng hoá trong tổng kim ngạch nhập khẩu cũng cho thấy hoạt động thương mại của Trung Quốc vẫn là hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ cho đầu tư sản xuất, chứ không phải là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu – hoạt động thương mại thuần tuý.

"Khối lượng nhập khẩu hàng hóa lớn như quặng sắt, dầu thô và đồng duy trì tăng trưởng, trong khi các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu vẫn ở mức thấp", theo phân tích của Bank of America Merrill Lynch.

Người viết cho rằng, việc giá trị xuất khẩu của Trung Quốc gia tăng trong tháng 3, thậm chí cả trong những tháng còn lại của năm 2016, cũng không phải là dấu hiệu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trở lại như trước đây.

Kinh tế Trung Quốc càng mạnh càng tác oai tác quái ảnh 3

Quy trình làm sạch "tiền bẩn"

(GDVN) - "Những người trong sạch" đã làm sạch tiền một cách rất hiệu quả và tinh vi. Họ không trốn thuế mà sẵn sàng đóng thuế rất cao cho nhà nước.

Thứ nhất là do Bắc Kinh đã giảm chỉ tiêu tăng trưởng nóng với chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế. Thứ hai là hoạt động đầu tư sản xuất ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc chưa thay thế được hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước.

Những công xưởng rộn tiếng Hoa ở nước ngoài chưa thể thay thế những đại công xưởng tại đại lục – hệ quả của khuyến khích và kêu gọi đầu tư cho phát triển nóng.

Mặt khác, giá trị sử dụng của máy móc còn, giá trị đầu tư của đại nhà xưởng chưa khấu hao hết nhưng thời gian thì đã cạn dần do ưu tiên cắt giảm, nên việc gia tăng sản xuất trong nước của Trung Quốc lúc này là nhằm khai thác nhanh nhất những gì không nằm trong sự ưu tiên của Bắc Kinh, trước khi nó được thay thế.

Và một yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc tăng trong tháng 3 và có thể những tháng tiếp theo, là việc đẩy mạnh xuất khẩu những loại hàng hoá đang tồn kho tại Trung Quốc. Lượng hàng này tồn kho do việc xuất khẩu sụt giảm bởi suy thoái kinh tế thế giới, và sự dư thừa những sản phẩm tương tự trên thị trường thế giới trong thời gian qua.

Việc Ngoại trưởng Anh khi tham gia Hội nghị G7 đã phải kêu gọi Trung Quốc giảm xuất khẩu thép vì EU và thế giới đang dư thừa, là một trong những minh chứng cho điều này, theo The Japan Times ngày 11/4.    

Các nhà phân tích của Bank of America Merrill Lynch nhận định, việc tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc được “giúp sức bởi các cơ sở không bền vững” do thay đổi theo mùa xung quanh kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Còn theo Bloomberg News thì "do nhu cầu bên ngoài yếu, nên xuất khẩu của Trung Quốc có thể trở lại mức bình thường nhưng không có khả năng cải thiện nhiều hơn nữa"

Tuy nhiên, dù Hải quan Trung Quốc nhận định vẫn còn những trở ngại đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc, nhưng đã tuyên bố rằng vấn đề ảnh hưởng hàng năm bởi mùa lễ tết đã được điều chỉnh và phục hồi qua những chỉ số trong quý đầu tiên.

Biểu đồ phản ánh hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 3/2016. Ảnh: Bloomberg.
Biểu đồ phản ánh hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 3/2016. Ảnh: Bloomberg.

Cũng cần biết rằng, trong ba tháng đầu năm nay, thương mại của Trung Quốc với Liên minh châu Âu, Mỹ và các nước ASEAN đều giảm.

Như vậy, dù giá trị kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3/2016 tăng đến trên 11% - trong khi tháng 2/2016 giảm đến hơn 25% so với cùng kỳ năm 2015 – và thặng dư thương mại của nước này đạt gần 30 tỷ USD – gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, thì kinh tế thế giới không được “hưởng lợi” gì từ những sự khả quan này của kinh tế Trung Quốc.

Ảnh hưởng trái chiều giữa kinh tế Trung Quốc với kinh tế toàn cầu

Theo AFP, phát ngôn viên của Hải quan Trung Quốc Huang Songping cho hay, những nguy cơ đối với thương mại thế giới bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia có nền kinh tế lớn. Nó có thể là phá giá tiền tệ để cạnh cạnh tranh, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và đặc biệt là xung đột địa chính trị.

Vì vậy "nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều bất trắc", do đó kinh tế Trung Quốc không thể tránh khỏi ảnh hưởng. Vậy là Bắc Kinh nhìn nhận sự ảnh hưởng bởi ổn định và tăng trưởng của kinh tế toàn cầu đối với kinh tế Trung Quốc là rất lớn, rất quan trọng.

Đó là chiều thuận khi Trung Quốc là một thực thể kinh tế không thể tách rời kinh tế toàn cầu. Trung Quốc không thể miễn nhiễm với tác động của kinh tế toàn cầu, mà trong đó bao gồm cả những thực thể là đối tác, cả những thực thể là đối thủ của Trung Quốc. 

Khi kinh tế thế giới trưởng, kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng thì sẽ mang lợi nhiều lợi ích cho kinh tế Trung Quốc trong quan hệ đối tác với Việt Nam.

Kinh tế Trung Quốc càng mạnh càng tác oai tác quái ảnh 5

Thế giới khó cưỡng lại túi tiền Trung Quốc

(GDVN) - Dù biết tham gia AIIB là phụ thuộc vào quỹ đạo của Bắc Kinh nhưng hầu hết các quốc gia đều không thể bỏ qua lợi ích rất lớn mà nó mang lại.

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều hơn những mặt hàng truyền thống và cả những mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh trong các thực thể kinh tế vi mô của Việt Nam.

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có nhiều dự án hợp tác đầu tư tại Việt Nam hơn, người lao động Trung Quốc sẽ có nhiều việc làm tại lục địa và cả tại Việt Nam…

Nghĩa là cái lợi của Việt Nam mang lại cho Trung Quốc rất rõ ràng. Thậm chí hiện nay cơ quan chức năng Việt Nam còn chưa quản lý được lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam.

Với chính sách hậu tái cơ cấu của Bắc Kinh thì sức hút của kinh tế Trung Quốc với kinh tế toàn cầu là rất lớn. Qua đó lợi ích từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu mang lại cho kinh tế Trung Quốc gia tăng theo mức độ tăng trưởng của các thực thể kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu.

Song ngược lại thì sao, tác động từ kinh tế Trung Quốc có mang lại lợi ích tưng xứng cho các đối tác, đối thủ của họ hay không?

Có lẽ con số thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với phần còn lại của kinh tế thế giới trong tháng 3/2016 tăng gấp gần 10 lần cùng kỳ của năm 2015, lên đến gần 30 tỷ USD đã nói lên bản chất của sự ngược chiều trong việc chia sẻ lợi ích giữa kinh tế Trung Quốc và các đối tác.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, thặng dư mậu dịch giữa các quốc gia là hết sức bình thường.

“Thâm hụt mậu dịch của Mỹ đối với Nhật Bản rất lớn. Năm 1992, mức thâm hụt là 49 tỷ USD, năm 1993 là 60 tỷ USD. Năm 1994, mức thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ đối với Nhật Bản vẫn rất lớn - khoảng gần 66 tỷ USD. Mỹ chiếm tỷ trọng 23% hàng nhập khẩu và 30% hàng xuất khẩu của Nhật” theo tài liệu của Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Thặng dư mậu dịch của Nhật Bản với Hoa Kỳ chủ yếu trong xuất khẩu xe hơi vào thị trường Mỹ. Đức cũng là một quốc gia có thặng dư mậu dịch rất lớn với các đối tác thương mại của mình.

Tuy nhiên, những hiện tượng này diễn ra theo quy luật của thị trường tự do nên không có điều gì đáng nghi ngại. Còn với Trung Quốc thì lại khác.

Trung Quốc điều tiết tỷ giá đồng nhân dân tệ (CNY) với các đồng ngoại tệ mạnh khác để tạo hàng rào bảo hộ mậu dịch, qua đó thu lợi kép cả số lượng hàng hoá được lựa chọn bởi hàng rào bảo hộ, cả về giá cả hàng hoá do tỷ giá điều tiết không phù hợp với thị trường tài chính tự do.

Kinh tế Trung Quốc càng mạnh càng tác oai tác quái ảnh 6

Khi cả thế giới lao vào "cứu" kinh tế Trung Quốc, Việt Nam nên tương kế tựu kế

(GDVN) - Khai thác những cơ hội được tạo ra bởi kinh tế Trung Quốc vừa làm lợi cho người dân, cho doanh nghiệp Việt Nam, vừa làm giảm tối thiểu ảnh hưởng tiêu cực.

Trung Quốc lo lắng hàng rào bảo hộ mậu dịch làm thiệt hại cho họ, nhưng chính họ lại lập hàng rào bảo hộ mậu dịch để tạo ra sự bất bình đẳng trong sân chơi kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc khai thác lợi thế tuyệt đối của mình, Trung Quốc sử dụng công cụ kinh tế không minh bạch để biến những lợi thế so sánh của mình với các đối thủ thành lợi thế tuyệt đối của mình.

Hàng giá rẻ là lợi thế tuyệt đối của Trung Quốc, nhưng công nghệ thì Trung Quốc chỉ có những lợi thế so sánh nhất định. Có điều Trung Quốc đã khai thác chính sách “ngoại giao kinh tế” một cách triệt để, thậm chí có phần áp đặt, để giúp doanh nghiệp Trung Quốc chiến thắng đối thủ.

“Ngoại giao kinh tế đường sắt” là một chứng minh cho việc sử dụng công cụ ấy.

Và theo cá nhân người viết thì kinh tế Trung Quốc đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế toàn cầu. Vì vậy ngay cả khi kinh tế Trung Quốc còn rất mạnh nhưng thế giới đã phải lao vào “cứu” nó.

Song kinh tế Trung Quốc sẽ không mang lại lợi ích cho kinh tế toàn cầu tương xứng với vai trò của nó, tương ứng với những lợi ích của nó có được từ kinh tế toàn cầu. 

Thậm chí với chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của Bắc Kinh, sự bất bình đẳng, không sòng phẳng giữa kinh tế Trung Quốc và phần còn lại của kinh tế thế giới, sẽ còn gia tăng.

Kinh tế Trung Quốc càng mạnh càng tác oai tác quái ảnh 7

Nguyên tắc "tăm xỉa răng"

(GDVN) - Sắp tới có thể người Trung Quốc sẽ “lo” cho người Việt Nam từ miếng ăn đến giấc ngủ. Ăn không sợ thực phẩm có độc tố, ngủ trên nệm không sợ có chất nguy hại.

Kinh tế Trung Quốc càng mạnh thì khả năng “tác oai tác quái” của nó càng lớn. Cùng với đó là hàng loạt những thực thể kinh tế lệ thuộc vào Bắc Kinh và kéo theo là những thiệt hại lớn cho mình.    

Như vậy, qua việc kinh tế Trung Quốc khởi sắc nhưng IMF lại không thấy sự khả quan của kinh tế toàn cầu, cho thấy định chế tài chính quốc tế này đã nhìn nhận sự tác động qua lại giữa kinh tế Trung Quốc và phần còn lại của kinh tế toàn cầu là thuận nghịch.

Và qua việc giảm mức độ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, IMF đã ngầm cảnh báo cho các thực thể kinh tế trên thế giới về sự nguy hại bởi ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc, ngay cả khi nó tăng trưởng.  

Tóm lại, những tác động trái chiều của kinh tế Trung Quốc bởi ảnh của những chính sách điều tiết kinh tế của Bắc Kinh thời hậu tái cơ cấu là một trong những nét khác biệt trong quan hệ kinh tế giữa kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới so với trước đây.

Nguyên tắc hai bên cùng có lợi không còn được Bắc Kinh áp dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy những đối tác của trung Quốc phải nhận ra điều này để thay đổi chính sách, cũng như tính chất trong quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo lợi ích cho người dân, cho đất nước mình trước “người bạn Trung Hoa”.

Ngọc Việt