90 phút với Bầu Thắng

22/04/2013 16:01
Theo Nhịp cầu đầu tư
Từ anh Thắng mộc mạc tới ngày thành một doanh nhân, ông nghị là cả một hành trình dài. Chuyện của Thắng cũng là chuyện các doanh nghiệp Việt đang đối mặt.
Rất nhiều hình ảnh chụp lưu niệm qua các hoạt động tổ chức chính trị - xã hội, với các nguyên thủ lãnh đạo của đất nước các thời kỳ, bộ bàn ghế bằng gỗ quý hay những món quà lưu niệm có giá trị trong căn phòng rộng 30m2 của Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Tâm. Nhưng thứ gây chú ý nhất với người viết lại là chiếc tivi Sony 14 in đời cũ và chiếc tủ lạnh Sanyo 30 lít được sản xuất từ những năm 1990.
CEO không thể sử dụng kiểu quyết liệt, chặt chém như ở doanh nghiệp nước ngoài mà phải rỉ rả, tỉ tê.
CEO không thể sử dụng kiểu quyết liệt, chặt chém như ở doanh nghiệp nước ngoài mà phải rỉ rả, tỉ tê.
Vẫn biết Võ Quốc Thắng là một ông bầu rất tiết kiệm trong việc đầu tư cho đội bóng và cũng rất biết ông rất tiết kiệm trong kinh doanh, nhưng với tầm của CEO một công ty lớn việc tiết kiệm như vậy là một điều khá ngạc nhiên! “Tivi chỉ để bật lên xem truyền hình trực tiếp các sự kiện, hội nghị của Chính phủ, Quốc hội, xem tin tức
hay kết quả đá bóng và tủ lạnh cũng chỉ để đựng mấy lon nước. Khi cần sử dụng tivi LCD cho các cuộc họp trực tuyến, mình có thể xuống phòng họp”, ông Võ Quốc Thắng phân trần khi người viết thắc mắc về cái tivi và tủ lạnh.Từ anh Thắng mộc mạc- Sao Đồng Tâm không chọn một vị trí nào đó ở trung tâm mà lại đặt văn phòng tận đây? (Nguyễn Văn Luông, Q.6, TP.HCM)?CEO Võ Quốc Thắng: Mình ít tiền thì chịu ở xa chút thôi. Nói vui vậy thôi, chứ đây là vùng đất Phú Định, là cái nôi của gạch bông Đồng Tâm. Chỗ anh ngồi đây cũng là cơ sở đầu tiên sản xuất gạch bông Đồng Tâm. Nhà máy to, hiện đại là được rồi, chứ văn phòng to không quan trọng lắm. Việc đi lại giờ cũng thuận tiện, nếu đi theo đại lộ Võ Văn Kiệt thì từ trung tâm đến đây không quá 30 phút.
- Nhiều người nhận xét ông Thắng rất “ky bo”?
CEO Võ Quốc Thắng: Vấn đề không phải là thoải mái hay tiết kiệm, mà ở chỗ hiệu quả hay không hiệu quả, có ý nghĩa hay không mà thôi. Thắng này chi tiền cũng không thua ai đâu. Có những lúc cần chi tiền thì phải chi, nhưng có những lúc thay vì xài tiền mình có nhiều cách khác dù sử dụng ít tiền nhưng lại rất hiệu quả. Dân Việt Nam mình còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, xài hoang phí, không đúng thì xót lắm.
- Cách làm thương hiệu bằng bóng đá của Đồng Tâm là như vậy?
CEO Võ Quốc Thắng: Đồng Tâm có nhiều cách làm thương hiệu khác nhau. Tất nhiên, làm bóng đá cũng giúp phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhưng trên cả là đóng góp cho thành tích của tỉnh nhà, cho bóng đá Việt Nam. Tôi hy vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia làm thương hiệu bằng cách tài trợ, đóng góp cho bóng đá nói riêng và văn hóa - thể thao Việt Nam nói chung. Đó là trách nhiệm với xã hội. Tôi nhớ tại một hội nghị, có người hỏi rằng có phải tôi làm từ thiện, hoạt động xã hội như vậy là để đánh bóng tên tuổi không? Tôi cười và trả lời rất thật lòng nếu thật như vậy thì cũng mong có nhiều người làm như tôi. Như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội.- Điều hành một đội bóng có khác một doanh nghiệp không anh?CEO Võ Quốc Thắng: Thực sự thì quản lý một đội bóng nó không khác gì một doanh nghiệp. Quản lý đội bóng hay doanh nghiệp đều là quản lý con người nên phương pháp thì gần như nhau. Đó là sự cương nhu tùy lúc, biết khích lệ và tạo sự gắn kết... Nói theo kiểu ông Calisto là khi nào cần làm hổ thì cứ làm hổ, khi nào cần làm mèo thì sẽ là mèo. Ông Calisto là một huấn luyện viên rất giỏi trong việc quản lý con người. Tôi học được nhiều từ ông. Trong kinh doanh thì có lúc thuận lợi, lúc khó khăn. Ở Đồng Tâm, tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên rất gắn bó, đoàn kết và chia sẻ. Sự thành công nào cũng đều đến từ tập thể chứ không riêng của một cá nhân nào cả.- Cụ thể ông Calisto quản lý như thế nào?CEO Võ Quốc Thắng: Calisto có phương pháp quản lý rất hay. Ví dụ như khả năng truyền cảm hứng cho các cầu thủ. Năm 2002, khi Việt Nam tham dự giải Tiger Cup, trong trận đấu với Myanmar, hiệp 1 Việt Nam và Myanmar hòa nhau 1-1. Nghỉ giữa hiệp, tôi đến phòng họp thăm ông Calisto và đội bóng. Tôi đã chứng kiến ông Calisto mặt mày giận dữ lấy tay đập liên tục vào ngực áo nơi có in hình lá cờ Việt Nam và quát các cầu thủ: “Các anh đá cho ai xem có biết không, 80 triệu người Việt Nam ở nhà đang nhìn vào các anh đó, các anh đá vậy không nhục hả? Các anh làm sao để về nước còn dám nhìn người hâm mộ”. Vào hiệp 2 đội tuyển Việt Nam đã lột xác hoàn toàn và ghi liền tới 3 bàn thắng. Kết quả Việt Nam thắng 4-1.- Mỗi năm Đồng Tâm sử dụng bao nhiêu tiền cho marketing thương hiệu?CEO Võ Quốc Thắng: Khoảng 3-5% trong tổng chi phí của doanh nghiệp, tùy theo kế hoạch kinh doanh từng ngành hàng, từng lĩnh vực hằng năm.Đến ông Nghị thích đề án Ông Võ Quốc Thắng từng là nghị viên Quốc hội khóa XI, do đó dễ hiểu vì sao trong các phát biểu của ông về vấn đề quốc gia - xã hội thường được ông nhắc đến. Tuy nhiên, chính trị đôi lúc không phải khô khan và chỉ là lý thuyết. Với con mắt của một nhà kinh doanh, bầu Thắng đã có những vận dụng đột phá trong kinh doanh. Tiêu biểu nhất trong số này là bộ sưu tập gạch granite lát nền Trường Sa - Hoàng Sa. Một cách kinh doanh bằng cách khơi dậy tinh thần dân tộc.
- Năm ngoái, Đồng Tâm tung ra sản phẩm gạch granite Hoàng Sa - Trường Sa, tại sao anh lại có ý tưởng này?
CEO Võ Quốc Thắng: Từ những câu chuyện thời sự về biển đảo của Việt Nam thôi. Giữa tháng 11.2011, khi báo Tuổi Trẻ phát động chương trình “Góp đá xây Trường Sa”, rồi tôi có dịp ra đón con tàu của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam từ Trường Sa trở về, nghe anh em kỹ sư kể nhiều chuyện xúc động từ ngoài đảo thì ý tưởng này xuất hiện. Tôi bàn với anh chị em ở Đồng Tâm và mọi người cùng chung tay cho ra sản phẩm này. Đến 15/3/2012 thì thị trường đã đón nhận nó rất tốt, từ mẫu mã, chất lượng đến ý nghĩa dân tộc. Sản phẩm gồm 2 loại gạch Hoàng Sa và Trường Sa, được lát cùng nhau, như 2 vùng biển đảo này luôn nối liền, không thể tách rời trong chủ quyền của đất nước. Sắp tới Đồng Tâm sẽ tiếp tục tung ra thêm 2 dòng sản phẩm liên quan tới chủ quyền biển đảo nữa là Hoàng Sa Việt Nam và Trường Sa Việt Nam.- Nhưng rõ ràng Đồng Tâm cũng phải tính đến hiệu quả kinh doanh?CEO Võ Quốc Thắng: Tất nhiên. Thực tế là dòng sản phẩm này được tiêu thụ khá tốt. Mục tiêu của Đồng Tâm đặt ra là sẽ đạt 100.000 m2 sản phẩm trong 1 năm, nhưng tính đến thời điểm này dù chưa đến 1 năm nhưng đã vượt được con số mong đợi. Chúng tôi tin rằng với 4 mẫu sản phẩm này, sản lượng sẽ đạt cả triệu m2.- Nhiều doanh nghiệp hay nói đến vấn đề tái cấu trúc để vượt qua khủng hoảng, điều này đã được thể hiện ở Đồng Tâm như thế nào?CEO Võ Quốc Thắng: Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Đồng Tâm, làm sao ổn định tư tưởng cán bộ, công nhân viên, sắp xếp bộ máy quản lý, làm sao không để cho nhân viên nghỉ việc là điều quan trọng. Và để nhân viên ổn định, phải bán được hàng. Bán được hàng, nhà máy mới có thể sản xuất và có sản xuất thì công nhân mới có việc làm. Để vượt qua khó khăn, ngay từ đầu năm 2012, Đồng Tâm chuẩn hóa lại hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh, truyền đạt cho người lao động tinh thần: “Mỗi nhân viên Đồng Tâm là một tham tán thương mại”. Mọi lao động đều chủ động tìm thị trường, lấy nhu cầu của thị trường, sự hài lòng của khách hàng làm tôn chỉ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngay sau đó, Đề án “29 ngày” được triển khai để nhân viên, cấp quản lý ở bộ phận sản xuất tham gia vào bộ phận bán hàng và ngược lại bộ phận bán hàng hoán chuyển vào sản xuất. Tôi muốn mọi người chia sẻ công việc với nhau để hiểu hơn những khó khăn vất vả của nhau. Từ đó, họ có cái nhìn thấu đáo hơn trong quá trình làm việc. Rồi Đề án 20 “Tối ưu hóa tồn kho hệ thống” là một trong những đề án mà tôi tâm đắc nhất. Đề án này ra đời cũng chỉ là nhu cầu phải có khi doanh nghiệp cần ưu tiên giải phóng hàng tồn kho, sản xuất hợp lý và kinh doanh phải hiệu quả. Qua một năm chạy thử thì rõ ràng nó đã giúp cho Công ty rất nhiều trong công tác quản lý và xây dựng tính kế hoạch trong sản xuất, đặt hàng thương mại. Mới đây tôi cũng đưa ra một đề án “Xây dựng mức thu nhập hiệu quả cho kinh doanh”. Có nghĩa là nhân viên kinh doanh thì có 3 tháng để thử thách và đạt mục tiêu đề ra. Nhân viên quản lý cấp trung thì có 6 tháng và nhân viên quản lý cấp cao có 9 tháng để thể hiện. Công ty chấp nhận trả lương cao, tạo mọi điều kiện cho nhân viên bán hàng, nhưng với điều kiện như vậy mà không bán được thì máy tính sẽ tự động lập trình, loại ra khỏi Công ty. Tất nhiên cũng không nên cứng nhắc như robot mà phải xem xét từng trường hợp cụ thể để có giải pháp đào tạo lại, luân chuyển, tệ nhất thì phải chấm dứt hợp đồng. Đề án này trong năm nay đang được xây dựng cho khối gián tiếp kinh doanh và khối sản xuất. Tôi muốn người lao động được tăng thu nhập và có thật nhiều động lực để tạo ra những sản phẩm đẹp, chất lượng, phục vụ người tiêu dùng.
* Mời độc giả phản ánh về giá cước của các nhà mạng theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Theo Nhịp cầu đầu tư