Để không thất bại, tân CEO FPT phải có những "kỹ năng" gì?

23/07/2013 06:48
Vũ Tuấn Anh, Viện Quản lý VN
(GDVN) - "Trương Đình Anh được mọi người nhận xét như một cá nhân lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, đánh hơi thấy cơ hội kinh doanh,... Những tính cách đó chỉ phù hợp khi ở một vị trí lãnh đạo một SBU - đơn vị kinh doanh chiến lược. Khi tiến lên CEO anh cần phải có nhiều những kỹ năng và nhiều điều khác nữa".
Louis Vincent Gerstner, Jr cựu CEO của IBM từ năm 1993-2002, người đã cứu IBM thoát khỏi khủng hoảng hậu PC và đưa IBM quay trở lại ánh hào quang trong công nghệ thông tin. Một điều dường như nghịch lý là Gerstner từ công ty RJR Nabisco chuyên vể sản xuất thực phẩm. 
Bản thân Gerstner hoàn toàn không có kinh nghiệm vận hành một đơn vị về công nghệ thông tin. Trong thời kỳ tại vị, Gerstner đã rất thành công với IBM với các quyết định chấm dứt hệ thống OS/2, rút khỏi PC, chuyển đổi mô hình sang dịch vụ khách hàng. Một góc nhìn khác đó là Richard Branson với hàng loạt các ngành kinh doanh khác nhau trong đế chế của mình nhưng ông vẫn điều hành hiệu quả. 
Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi quyền lực CEO tại các tổng công ty và tập đoàn lớn tại Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách. Thế hệ F1 lãnh đạo Việt Nam tại các công ty như FPT, REE, Sacombank, Giấy Sài gòn... đều ở thế hệ 5X và đầu 6X. Thời gian để họ chuyển đổi sang thế hệ kế cận ở lứa tuổi 7X và cuối 6X càng trở nên cấp bách. 

Những gương mặt "có sẵn" tại FPT này sẽ được lựa chọn ngồi vào ghế "nóng" thay ông Trương Gia Bình, hay FPT sẽ thuê một CEO từ nước ngoài?
Những gương mặt "có sẵn" tại FPT này sẽ được lựa chọn ngồi vào ghế "nóng" thay ông Trương Gia Bình, hay FPT sẽ thuê một CEO từ nước ngoài?
Nhìn xa hơn nữa, những thế hệ F2 lãnh đạo tại lứa tuổi 7X cũng chỉ còn có khoảng 10 năm để tìm và chuyển giao cho người kế cận. Lực lượng kế cận các CEO ở các tổng công ty lớn Việt Nam đều chưa thành công như kỳ vọng thế hệ lãnh đạo trươc đó. Chúng ta chưa nhìn thấy được những hình bóng thay thế mạnh mẽ cho thế hệ lãnh đạo đi trước trong thê hệ CEO F2. Có một số lý do quan trọng ảnh hưởng tới cách thức chọn lựa CEO tại các công ty và tập đoàn Việt Nam.
Tự giới hạn thân quen trong gia đình: Gia đình chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh tại các nước châu Á. Việc tiến cử các vị trí quan trọng từ các thành viên gia đình và thân hữu là chuyện đương nhiên và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có hai vấn đề cần được giải quyết tại đây đó là bản thân các thành viên gia đình có đủ năng lực thật sự để điều hành đế chế hay không. Các nhân vật trong gia đình thường có rất nhiều hậu thuẫn và hỗ trợ vì vậy họ thường có khả năng hoàn thành tốt các công việc hơn những người bình thường khác.
Nói cách khác, việc đánh giá năng lực của những thành viên trong gia đình cần phải công bằng để so sánh giữa người bên ngoài và người bên trong. Vấn đề thứ hai trong công ty có một hệ thống đảm bảo rằng bất kỳ người bên ngoài có tài và có đức đều có thể thăng tiến lên tới vị trí cao nhất hay không. Thiếu vắng hai yếu tố này, hệ thống quản lý gia đình sẽ chỉ tạo ra những cấp quản lý là bản sao mờ nhạt của những người tiền nhiệm. 
Tư duy lãnh đạo và tư duy quản lý:  Tính phức tạp tăng cấp số nhân theo qui mô. Trong tập đoàn FPT sẽ có rất nhiều các SBU (Strategic Business Unit) hoạt động trong các ngành độc lập với nhau như ngân hàng, tài chính, internet, phần mềm...

Lãnh đạo một tập đoàn đa ngành nghề đó đòi hỏi người CEO phải có tầm nhìn, chiến lược và quan trọng nhất người CEO đảm bảo những giá trị kinh doanh cốt lõi là thống nhất trong toàn bộ các SBU. Vai trò người CEO lúc đó không phải là vận hành hiệu quả một tập đoàn. Họ ở vị trí định hướng hỗ trợ và phát triển những lãnh đạo tại các SBU. 

Tại FPT hiện tại và cũng như tại các tổng công ty Việt Nam, các lãnh đạo đang quan tâm tới tư duy quản lý thay vì tư duy lãnh đạo để tìm các CEO kế cận. Trương Đình Anh được mọi người nhận xét như một cá nhân lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, đánh hơi thấy cơ hội kinh doanh... Những tính cách đó chỉ phù hợp khi ở một vị trí lãnh đạo một SBU. Khi tiến lên CEO anh cần phải có nhiều những kỹ năng và nhiều điều khác nữa. 

Tư duy hệ thống trong một: Lãnh đạo một tập đoàn lớn có thể hiểu đó là sự cộng hưởng của người CEO tập đoàn và hệ thống kinh doanh trong cả tập đoàn. Các công ty Việt Nam thường suy nghĩ chỉ có duy nhất CEO điều hành cả một tập đoàn lớn. Quan niệm đó chưa chính xác. Người CEO tập đoàn là người cộng hưởng tốt nhất với toàn bộ hệ thống quản lý kinh doanh trong công ty.

Nói cách khác, CEO FPT phải là người cộng hưởng với từng hệ thống kinh doanh trong FPT để bản thân các SBU này phát triển tốt nhất với các năng lực sẵn có của nó.

Người CEO kế cận của FPT không phải là người vận hành trực tiếp các SBU trong FPT. Thông thường các CEO luôn luôn đòi hỏi người kế cận phải có kinh nghiệm trực tiếp trong ngành đang hoạt động. Suy nghĩ đó đã hạn chế rất nhiều ứng cử viên đáng giá cho các tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam. 

Các giá trị cốt lõi: Các giá trị cốt lõi của công ty đã đảm bảo thành công trong quá khứ và hiện tại cần được duy trì để đảm bảo thành công trong tương lai. Người CEO tương lai cần hiểu, cảm nhận và trải nghiệm những giá trị cốt lõi này từ CEO hiện tại. Các giá trị cốt lõi sẽ là những định hướng cho hành xử của CEO tương lai. Vi phạm các giá trị cốt lõi sẽ dẫn tới  thay đổi hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
 
Một hệ thống giá trị cốt lõi sẽ đảm bảo công ty chạy đúng hướng dưới bàn tay kiểm soát của người CEO kế cận. CEO hiện tại cần phải xác định, hiện thực hóa và đảm bảo rằng người CEO kế cận luôn luôn tôn trọng và duy trì các giá trị cốt lõi của công ty. 

Qua bài học FPT, chúng ta có thể thấy thiếu vắng các giá trị cốt lõi trong kinh doanh sẽ hạn chế việc tìm ra một người CEO hoàn hảo kế tiếp. CEO kế cận của FPT cần phải đưa ra được hệ giá trị kinh doanh cốt lõi thống nhất trong toàn bộ hệ thống SBU của FPT. 

Đội ngũ nhân sự phù hợp: Muốn khôi phục nhà Hán trong Tam Quốc Chí, Lưu Bị cần ngũ hổ tướng. Cũng như vậy với việc chuyển giao CEO kế vị, người CEO hiện tại cần phải tạo ra một hệ thống nhân sự cốt lõi làm việc chung với CEO kế vị.

Trong rất nhiều trường hợp tại Việt Nam và thế giới, CEO kế vị không thể làm việc được với các công thần của CEO cũ. Trong những trường hợp này, lỗi phần lớn là CEO hiện tại. Một lần nữa tầm quan trọng của tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị lại thể hiện rõ trong việc tuyển chọn CEO kế vị. Một đội ngũ nhân sự trung thành với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi sẽ có khả năng hòa hợp với người CEO kế vị hơn là họ trung thành với CEO hiện tại về mặt cá nhân. 

FPT hay bất kỳ tổng công ty Việt Nam nào sẽ không thành công nếu họ chỉ chú ý tới việc chuyển giao CEO mà không chú ý tới việc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý cấp dưới đi kèm với CEO kế cận. Người CEO không phải là người vận hành toàn bộ mọi công tác. Người CEO là người  biết nhận diện, đào tạo, phát triển và định hướng cho những người giỏi hơn bản thân họ  trong các chuyên môn. 

Chuyển giao CEO có nghĩa là chuyển giao một hệ thống kinh doanh từ môi trường quá khứ sang một hệ thống kinh doanh trong môi trường kinh doanh hoàn toàn thay đổi. Đi kiếm tìm một người CEO hoàn toàn giống như người CEO thế hệ F1 là nhiệm vụ bất khả thi. Các công ty Việt Nam cần xác định những giá trị cốt lõi, sứ mạng và tầm nhìn, triết lý kinh doanh, hệ thống kinh doanh nhằm đáp ứng những thay đổi trong tương lai. 

Bên cạnh đó, CEO hiện tại cần xây dựng một hệ thống nhân sự chủ chốt phục vụ cho những điểm nói trên. Người CEO kế nhiệm không chỉ là người tiếp quản vận hành hệ thống kinh doanh hiện tại, họ phải là người thiết kế và định nghĩa lại toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty trong môi trường kinh doanh hoàn toàn mới. 
FPT sẽ bổ nhiệm TGĐ mới trong quý 3/2013

Trả lời trên Bloomberg, ông Trương Gia Bình, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FPT cho biết tập đoàn này đang chuẩn bị bổ nhiệm một Tổng giám đốc mới trong quý 3 này.

CEO mới được kỳ vọng sẽ sẽ giúp FPT mở rộng hoạt động gia công phần mềm sang thị trường Mỹ. Đầu năm nay, FPT đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại thung lũng Silicon.

Mảng phần mềm của FPT hiện được điều hành bởi ông Hoàng Nam Tiến, một trong những nhân vật kỳ cựu thuộc thế hệ thứ 2 của FPT.

Theo ông Trương Gia Bình, FPT kỳ vọng doanh thu tại thị trường Mỹ sẽ tăng từ mức 22 triệu USD hiện tại lên đến 100 triệu USD vào năm 2016.

>> Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/Home.mvc/Index
Trả lời trên Bloomberg, ông Trương Gia Bình, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FPT cho biết tập đoàn này đang chuẩn bị bổ nhiệm một Tổng giám đốc mới trong quý 3 này.
CEO mới được kỳ vọng sẽ sẽ giúp FPT mở rộng hoạt động gia công phần mềm sang thị trường Mỹ. Đầu năm nay, FPT đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại thung lũng Silicon.
Mảng phần mềm của FPT hiện được điều hành bởi ông Hoàng Nam Tiến, một trong những nhân vật kỳ cựu thuộc thế hệ thứ 2 của FPT.
Theo ông Trương Gia Bình, FPT kỳ vọng doanh thu tại thị trường Mỹ sẽ tăng từ mức 22 triệu USD hiện tại lên đến 100 triệu USD vào năm 2016.
Trả lời trên Bloomberg, ông Trương Gia Bình, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FPT cho biết tập đoàn này đang chuẩn bị bổ nhiệm một Tổng giám đốc mới trong quý 3 này.
CEO mới được kỳ vọng sẽ sẽ giúp FPT mở rộng hoạt động gia công phần mềm sang thị trường Mỹ. Đầu năm nay, FPT đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại thung lũng Silicon.
Mảng phần mềm của FPT hiện được điều hành bởi ông Hoàng Nam Tiến, một trong những nhân vật kỳ cựu thuộc thế hệ thứ 2 của FPT.
Theo ông Trương Gia Bình, FPT kỳ vọng doanh thu tại thị trường Mỹ sẽ tăng từ mức 22 triệu USD hiện tại lên đến 100 triệu USD vào năm 2016.
Vũ Tuấn Anh, Viện Quản lý VN