

Thị trường BĐS nóng lên trướng giờ G gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng chính thức giải ngân. Theo thông tin mới nhất, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) – Ông Trần Bắc Hà đã lên tiếng công bố giải ngân 10.000 tỷ dành cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại dành cho đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình với lãi suất 6%/năm.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam |
Gói hỗ trợ 30.000 tỷ sẽ được giải ngân trong nay mai nhưng theo các chuyên gia người mua nhà vẫn sẽ còn e ngại sợ mua nhà với giá chênh quá lớn. Xung quanh thông tin này, trả lời trên Vneconomy, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã lên tiếng giải đáp những lo lắng này của người dân.
Liên quan đến lo lắng của người dân về việc e ngại phải mua nhà giá chênh, Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam đã thăng thắn cho rằng, Không có chuyện mua qua người nọ, người kia. Còn với nhà thương mại có diện tích 70m2 trở xuống thì chỉ cần có hợp đồng là được.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, thu nhập bình quân của người dân hiện nay vẫn thấp, mong ước sở hữu một căn nhà là khó. Vì thế, Nhà nước mới đưa ra gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ người dân vay mua nhà. “Đến phương Tây cũng không thể tiết kiệm để mua nhà được. Với những người tới đây thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng là được xếp vào diện được vay” – Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết.
Hiện nay những người được vay tiền mua nhà phải đáp ứng một số yêu cầu: Phải có xác nhận ở chính quyền địa phương. Trước hết phải giải quyết cho những trường hợp có hộ khẩu thường trú. Thứ 2 là không có hộ khẩu thường trú nhưng có xác nhận tạm trú lâu dài.
Cũng giải đáp những băn khoăn việc người nghèo có được vay tiền mua nhà? Bày tỏ quan điểm Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, ngoài vay theo đối tượng và điều kiện, yêu cầu với người vay vẫn phải đáp ứng các quy định của ngân hàng.
“Ngân hàng cho vay cũng phải đảm bảo việc thu hồi vốn của người ta. Trong Thông tư số 11/2013/TT-NHNNN của Ngân hàng Nhà nước đã nói rõ rồi, tùy theo thân nhân, tùy theo tín nhiệm, tùy theo nghề nghiệp của người đi vay mà ngân hàng có thể quyết định, có tài sản thế chấp hay không có tài sản thế chấp” – Thứ trưởng Nam phân tích.
Còn một lo ngại nữa của người dân khi câu chữ phía cơ quan đưa ra như “thời hạn vay ưu đãi tối đa là 10 năm”. Những lo lắng sẽ “sập bẫy lãi suất” này được Thứ trưởng Nam giải đáp: Quy định tối đa 10 năm vì có những người có khả năng tài chính nên chỉ cần vay 5 năm, thì không thể bắt người dân vay 10 năm được, vì vay dài có thể đỡ áp lực trả gốc nhưng nếu vay dài thì phải trả lãi nhiều.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng: Nhà nước quy định tối đa 10 năm, còn thực tế vay bao nhiêu năm là do thỏa thuận của hai bên, nếu có điều kiện để chỉ vay 5 năm, thì việc gì phải vay 10 năm.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
bình luận (0)