Hiện nay rất nhiều người mua điện thoại bị lừa đảo. Tôi cũng đã từng ba lần đối mặt với lừa đảo nên có ít kinh nghiệm chia sẻ cùng mọi người.
Đánh tâm lý người mua
Thường khi mọi người muốn mua điện thoại trên một số trang mạng, diễn đàn, gặp máy ưng ý giá rẻ là gọi hẹn giao dịch. Nắm bắt được những điều trên bọn lừa đảo sẽ đưa ra những chiêu bài đánh vào tâm lý đó để lừa đảo...Nên khi mua máy ta cần lưu ý:
- Tìm được máy thì nên tìm hiểu kỹ thông tin người bán, số điện thoại giao dịch từ diễn đàn rồi tra Google kỹ sau đó mới liên hệ. Cách này chỉ có thể kiểm tra ban đầu vì bây giờ bọn lừa đảo sẽ mua cả một tá sim và rất hay lập nick mới ở các diễn đàn. Sau một "phi vụ" chúng sẽ im hơi lặng tiếng sau một thời gian nhất định rồi mới bắt đầu lại để đánh lạc hướng người mua.
Đánh tâm lý người mua
Thường khi mọi người muốn mua điện thoại trên một số trang mạng, diễn đàn, gặp máy ưng ý giá rẻ là gọi hẹn giao dịch. Nắm bắt được những điều trên bọn lừa đảo sẽ đưa ra những chiêu bài đánh vào tâm lý đó để lừa đảo...Nên khi mua máy ta cần lưu ý:
- Tìm được máy thì nên tìm hiểu kỹ thông tin người bán, số điện thoại giao dịch từ diễn đàn rồi tra Google kỹ sau đó mới liên hệ. Cách này chỉ có thể kiểm tra ban đầu vì bây giờ bọn lừa đảo sẽ mua cả một tá sim và rất hay lập nick mới ở các diễn đàn. Sau một "phi vụ" chúng sẽ im hơi lặng tiếng sau một thời gian nhất định rồi mới bắt đầu lại để đánh lạc hướng người mua.
Bán hàng trên mạng. (Ảnh minh họa). |
- Khi tìm được thông tin về máy: còn bảo hành, còn tem hay mất tem...ngoại thất và nội thất máy (chú ý bọn lừa đảo hay rao là còn bảo hành, hay là vừa hết bảo hành...bảo hành bây giờ là bảo hành điện tử, xem kỹ tem có xộc xệch, màu sắc của tem, máy còn bao nhiêu %, vỏ có kín khít hay không...)
Nếu vỏ còn mới hãy tinh ý xem kỹ các khe nhỏ xem nếu có nhiều bụi chứng tỏ máy đã thay lại vỏ. Bọn lừa đảo rất hay thay vỏ và đóng lại tem nhưng công nghệ vẫn còn non chỉ cần nhìn kỹ là phát hiện ra ngay...
- Kiểm tra thẻ nhớ xem có nhận thẻ không, kiểm tra sạc, pin... Tốt nhất là nên mang theo laptop để xem máy có nhận cáp hay không, vì còn liên quan đến sau này tải dữ liệu uprom mới.
- Kiểm tra nghe gọi xem mic, loa, wifi, 3G (nếu có) còn tốt không..., quan sát kỹ màn hình, bàn phím xem có bị bệnh gì không..., nhớ test máy lâu một chút để kiểm tra pin.
- Không nên giao dịch ở quán trà đá, vỉa hè vì như vậy lúc máy trục trặc rất khó có thể liên lạc để bảo hành được.
Cách nhận dạng bọn lừa đảo
- Khi bọn lừa đảo lập topic để bán điện thoại, chúng sẽ rất hay mượn hình trên mạng để thu hút tạo ấn tượng là máy còn mới để đánh lừa như: máy bán hộ em trai, em gái, máy nữ dùng giữ gìn, còn bảo hành... và đưa ra cái giá rất nhẹ nhàng để thu hút người mua.
- Khi gọi điện hỏi thông tin máy thì luôn gặp những câu như: mua máy về dùng không quen, không hợp và tỏ vẻ là gà mờ về kiểu máy đó. Nhưng chỉ cần nói chuyện hơi lâu một chút là đuôi cáo lòi ra ngay.
- Khi hẹn giao dịch: luôn ỡm ờ về địa chỉ như vỉa hè, quán cà phê hay một địa chỉ bất kì ngoài đường... Bây giờ chúng còn tinh vi hơn như hẹn ở đầu hẻm ngõ và bảo rằng nhà ở đó nhưng nhà có việc không tiện vào. Hay hẹn ở cổng cơ quan làm việc... Mọi người chú ý nhé.
- Khi đi đến giao dịch chúng rất hay đi xe xịn như SH, PS, Vespa LX..., tạo tâm lý tin tưởng người bán có tiền để dễ dàng qua mặt người mua.
- Khi kiểm tra máy, bọn lừa đảo nói luôn miệng là máy thế này thế nọ làm các bạn phân tâm. Khi thấy các bạn kiểm tra lâu chúng sẽ giục kiểu: "anh/chị ở nhà có việc, chú muốn mua thì kiểm tra nhanh lên". Cần thiết chúng sẽ giảm giá, hoặc có người đang đợi xem máy. Người mua chủ quan lúc đó sẽ có tâm lý sợ tuột "con" máy ưng ý với giá rẻ khỏi tay nên rất dễ sập bẫy.
- Trường hợp này tinh vi hơn: khi chúng ta kiểm tra máy thấy ưng ý rồi, máy không có lỗi lầm gì, nhưng lúc trả tiền chúng sẽ nói với một giá khác khi đăng tin rao bán với rất nhiều lý do này nọ. Lúc đó chúng sẽ làm sao cho chúng ta không thể mua được máy ngay lập tức, rồi chúng ra về. Nhưng đi một lát chúng sẽ gọi ta lại và đồng ý với giá chúng ta trả.
Các bạn kiểm tra vẫn hộp đó, túi đó nhưng cái điện thoại lúc nãy chúng ta kiểm tra ưng ý đó đã bị tráo bằng một "con máy" khác y chang nhưng đầy "bệnh tật". Thường chúng ta đã xem kỹ rồi thì giờ ai kiểm tra lại nữa.
- Mấy ngày lân la ở một số chỗ hay giao lưu mua bán điện thoại thì tôi thấy chúng luôn sử dụng những chiêu đánh vào tâm lý "máy ngon - giá rẻ" của người mua. Chúng có không chỉ là hai người mà là một bọn diễn xuất rất ăn ý...Nhưng chỉ cần nhìn kỹ mọi người sẽ phát hiện ra thôi.
- Khi các bạn gọi cho chúng để hẹn giao dịch ở một địa điểm nào đó đã hẹn trước, chúng sẽ mang điện thoại với bề ngoài như chúng đã tả trên diễn đàn và qua trao đổi bằng điện thoại tới để các bạn thử máy. Nhưng các bạn vừa test được khoảng 5 đến 7 phút thì không biết từ đâu có một người cũng tới để hỏi mua mà theo tên bán máy giới thiệu là có hẹn gặp xem máy.
Bọn này đã lên kịch bản sẵn, tên đến sau xem máy mới đầu chỉ đứng xem ta test máy nhưng chỉ một lát nó sẽ nói là mình test máy lâu quá, để nó test ưng ý mua luôn. Chỉ chờ có thế tên bán máy sẽ nói "em đến trước xem máy nếu em có mua thì anh để máy cho, nếu không thì anh sẽ bán cho cậu kia nhiệt tình đang cần mua nhưng đến sau". Vì lúc này ta mới có test qua loa thấy máy cũng ổn cộng với giá rẻ, bỏ đi thì tiếc nên thường quyết định mua vội vàng.
- Còn trường hợp này chúng chuyển qua màn kịch tinh vi hơn: khi chúng ta đang đi đường hay ngồi trà đá, trà chanh "chém gió" thì sẽ có một người (thường là phụ nữ với cách ăn mặc bình thường) tỏ vẻ không biết gì về điện thoại hay công nghệ sẽ lân la đến bắt chuyện "như em ơi tắt hộ chị cái điện thoại này. Chị vừa nhặt được mà không biết tắt ở chỗ nào".
Lúc đó đồng bọn của chúng sẽ liên tục gọi vào máy điện thoại đó. Nếu chúng ta tò mò nhấn nghe thì chúng sẽ nói là làm mất điện thoại và đưa ra cái giá rất hời để chuộc lại. Hoặc nếu các bạn không nghe chúng sẽ gửi tin nhắn với nội dung tương tự tạo lòng tin với các bạn.
Lúc này người phụ nữ tỏ vẻ muốn bán lại chiếc điện thoại "nhặt được" đó với cái giá rất phi lý, nếu chúng ta không để ý mà mua thì sẽ mắc bẫy của những kẻ lừa đảo này.
Mọi người cũng chú ý tem thật và tem giả hơi khác về màu sắc có độ đậm nhạt khác tem thật. Đóng tem vào ốc không được đẹp như tem nhà máy đóng.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi. Mong mọi người đọc qua để cảnh giác nhé.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, các đoạn clip của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo VnExpress