Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vào sáng 8/12, kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021, một số ý kiến cho rằng, việc Sở Y tế Thanh Hóa hợp đồng hàng nghìn lao động không đúng quy định sẽ tạo ra áp lực về nguồn chi lương cho người lao động.
Đại biểu Ngô Tôn Tẫn (đoàn Bỉm Sơn) nêu vấn đề: "Hiện nay ở ngành Y tế Thanh Hóa có số hợp đồng lao động khống đúng theo quy định theo biên chế của UBND tỉnh giao.
Đề nghị làm số số lượng này? Nguồn kinh phí trả lương, phụ cấp được lấy ở đâu để trả cho số lao động này?", Đại biểu Tẫn đặt câu hỏi.
Trụ sở Sở Y tế Thanh Hóa (ảnh: MINH THẢO). |
Trả lời băn khoăn của Đại biểu Ngô Tôn Tẫn, ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, hiện ngành Y tế Thanh Hóa có hơn 3.000 lao động hợp đồng không đúng quy định.
Việc hợp đồng lao động có nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc khám chữa bệnh của nhân dân.
"Nếu tính số lượng cán bộ/giường bệnh hiện nay thì chưa đủ tối thiểu theo thông tư 08 quy định.
Tính cả số lượng hợp đồng hơn 3.000 người cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu của ngành Y tế.
Do đó, ngành Y tế hợp đồng trên 3.000 cán bộ để đáp ứng cho số giường bệnh được giao, chưa nói tới chuyện quá tải.
Nhưng thực tế, tại các bệnh viện lớn, tình trạng quá tải rất lớn, từ 150 -180%.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Giám đốc sở Y tế cho phép
Ông Hoàng Sỹ Bình: Tôi làm gì có quyền mà tuyển dụng cả nghìn lao động? |
các đơn vị hợp đồng số lao động này, không được cơ quan có thẩm quyền cho phép", ông Quyền nhận định.
Về nguồn chi trả lương cho số cán bộ hợp đồng không đúng quy định, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, các cơ sở Y tế là đơn vị sự nghiệp có thu.
Nguồn thu từ viện phí, bảo hiểm chi trả sẽ được dùng để trả lương cho số cán bộ hợp đồng.
"Sắp tới chúng tôi cũng đề nghị với Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép ngành Y tế được chủ động việc hợp đồng lao động và sử dụng nguồn thu được từ viện phí, bảo hiểm y tế (BHYT) để chi trả cho cán bộ.
Thực tế bây giờ ngành Y tế quá tải quá lớn. Mà nếu quá tải thì cán bộ làm việc rất căng thẳng, có thể xảy ra tai biến", ông Quyền lo lắng.
Trước đó, theo báo cáo của Sở Nội vụ, tính đến ngày 30/10/2016, tổng số lao động hợp đồng ở các sở, cơ quan ngang sở (gọi tắt là các sở), các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, đơn vị trực thuộc các sở; các phòng ban chuyên môn, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện là 13.667 người.
Trong đó, lao động hợp đồng do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hoặc cho phép là 3.456 người, các đơn vị tự ký là hơn 10.200 người.
Một số đơn vị có số lao động hợp đồng ngoài biên chế làm chuyên môn, nghiệp vụ với số lượng lớn như: Sở Y tế 3.012 người, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 985 người, Sở Giáo dục và Đào tạo 708 người, Sở Giao thông vận tải 386 người...
Hầu hết số lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ do giám đốc các sở, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện hoặc thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc ký hợp đồng có thời hạn nhiều lần, không đúng quy định tại Khoản 2, Điều 22, Bộ Luật lao động năm 2012, quy định về các loại HĐLĐ.
Mức chi trả tiền lương đối với số lao động hợp đồng do các đơn vị tự ký khác nhau, có đơn vị trả theo mức lương cơ sở, có đơn vị trả áp dụng tương ứng theo ngạch bậc của trình độ đào tạo, có đơn vị khoán theo một mức cố định và không được tăng lương, không được đóng BHXH, BHYT...