6g sáng chủ nhật, con đang ngủ ngon thì bị đánh thức bởi chuông điện thoại di động. Khỏi cần xem người gọi đến là ai, con cũng biết đó là mẹ. Bấm nút nghe với giọng ngái ngủ, đầu óc con mơ mơ màng màng. Chưa kịp dứt lời đã nghe giọng mẹ đầu dây bên kia: “Mẹ biết ngay là con đang ngủ mà! Đàn ông con trai phải dậy sớm tập thể dục thể thao mới khỏe được chứ!”.
Con vừa định bào chữa thì giọng mẹ tiếp tục vang lên: “Chủ nhật được nghỉ học ở nhà nhớ giặt đồ nha con! Hôm nay nắng tốt quá, con lo mà tranh thủ phơi quần áo liền đi để lát nữa biết đâu trời lại mưa!”. Và, trước khi cúp máy, con còn nghe mẹ dặn câu quen thuộc: “Nhớ ăn sáng đầy đủ cho có sức khỏe nha con”.
Đó không phải là lần duy nhất mẹ gọi trong tuần và trong ngày. Bởi chỉ vài tiếng nữa thôi mẹ lại gọi để hỏi xem con đang làm gì, có ngủ trưa không, có học bài không và để kiểm tra xem con có đi chơi với bạn không. Phải nói thật là việc học xa nhà không mệt mỏi bằng việc bị mẹ quản lý chặt chẽ từ xa.
Con biết, ở nhà mẹ rất bận rộn với sạp vải ngoài chợ, đàn heo và việc bếp núc cho cả gia đình. Mẹ không có thời gian rảnh để chăm lo cho bản thân. Vì thế, con rất thương mẹ và rất vui mỗi khi mẹ gọi điện hỏi thăm. Nhưng mẹ đang làm cho con cảm thấy như mình không còn tự do ngay từ lúc bước chân lên thành phố học đại học.
Ngày thơ bé, ở với mẹ, con được chăm chút từ cái ăn cái mặc. Con khờ dại, vụng về, con nông nổi đều có mẹ bên cạnh chỉ dẫn và kèm cặp. Nhưng bây giờ, con đã là thanh niên gần hai mươi tuổi, môi trường xa nhà đã dạy con tự lập, dạy con biết cách chăm lo cho bản thân và dạy con biết tính toán, khéo léo hơn trong cuộc sống, những điều mà khi sống với ba mẹ, con không hề va chạm. Mẹ có hiểu cho điều đó? Mẹ đang làm con buồn vì nghĩ mẹ không tin tưởng mình.
Con hiểu cha mẹ nào cũng lo lắng khi con cái vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình. Thế giới bên ngoài đầy rẫy cám dỗ, tệ nạn mà nếu chỉ lỡ dại một lần thì có thể phải hối hận cả đời. Ngày nay, những câu chuyện về sinh viên mê game, cuồng vì tình, sa đọa hút chích cứ nhan nhản trên tivi, trên báo đài làm cha mẹ lo lắng quá mức. Chuyện đó không phải không có, nhưng con đã hứa với mẹ chỉ chuyên tâm học hành.
Quả thực, sau những giờ học căng thẳng, con có đi giải trí với bạn bè qua việc ngồi tán dóc ở quán cà phê hay thỉnh thoảng kéo nhau đến quán karaoke hát cho thỏa thích. Nếu nói ra, con biết mẹ sẽ không cho phép, nhưng đó đâu phải là những việc làm khiến người ta hư hỏng.
Học xa nhà nhưng con không lấy đó làm vui vì thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Thật ra, ở bên mẹ vẫn sướng hơn. Đi học về là được ngồi vào bàn ăn ngay khi cơm canh nóng hổi. Đồ thay ra cứ quăng vào thau để tối mẹ giặt. Muốn đi chơi với bạn thì cứ xin phép là được mẹ dúi vào tay chút tiền ăn vặt. Còn bây giờ, sáng con phải dậy sớm đi chợ, mua chút rau, chút thịt về nấu sẵn cho cả ngày. Đồ ăn thì bữa mặn, bữa lạt mà vẫn phải cố nuốt. Tiền ba mẹ cực khổ làm lụng gửi lên cho con xài mỗi tháng nhưng nếu không khéo dè xẻn thì cuối tháng có khi phải ăn chao với tương. Con chưa từng kể với mẹ việc này vì con biết, nếu nói ra thì mẹ sẽ xót xa rồi lại cố làm việc để gửi thêm tiền cho con.
Mẹ ơi! Đừng gọi cho con quá nhiều trong ngày. Con muốn mẹ hãy thử buông… điện thoại và tin tưởng con trong một tháng. Thay vì lo lắng thì mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Trong mắt các bậc cha mẹ, con cái dù trăm tuổi vẫn nhỏ bé và ngây thơ. Mẹ ơi! Dù cuộc sống sinh viên có khó khăn nhưng con sẽ cố gắng thích nghi và hòa nhập tốt. Mẹ đừng lo nhé!
Theo Phụ nữ TP.HCM
Mẹ đừng lo nhé! Ảnh minh họa. |
Đó không phải là lần duy nhất mẹ gọi trong tuần và trong ngày. Bởi chỉ vài tiếng nữa thôi mẹ lại gọi để hỏi xem con đang làm gì, có ngủ trưa không, có học bài không và để kiểm tra xem con có đi chơi với bạn không. Phải nói thật là việc học xa nhà không mệt mỏi bằng việc bị mẹ quản lý chặt chẽ từ xa.
Con biết, ở nhà mẹ rất bận rộn với sạp vải ngoài chợ, đàn heo và việc bếp núc cho cả gia đình. Mẹ không có thời gian rảnh để chăm lo cho bản thân. Vì thế, con rất thương mẹ và rất vui mỗi khi mẹ gọi điện hỏi thăm. Nhưng mẹ đang làm cho con cảm thấy như mình không còn tự do ngay từ lúc bước chân lên thành phố học đại học.
Ngày thơ bé, ở với mẹ, con được chăm chút từ cái ăn cái mặc. Con khờ dại, vụng về, con nông nổi đều có mẹ bên cạnh chỉ dẫn và kèm cặp. Nhưng bây giờ, con đã là thanh niên gần hai mươi tuổi, môi trường xa nhà đã dạy con tự lập, dạy con biết cách chăm lo cho bản thân và dạy con biết tính toán, khéo léo hơn trong cuộc sống, những điều mà khi sống với ba mẹ, con không hề va chạm. Mẹ có hiểu cho điều đó? Mẹ đang làm con buồn vì nghĩ mẹ không tin tưởng mình.
Con hiểu cha mẹ nào cũng lo lắng khi con cái vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình. Thế giới bên ngoài đầy rẫy cám dỗ, tệ nạn mà nếu chỉ lỡ dại một lần thì có thể phải hối hận cả đời. Ngày nay, những câu chuyện về sinh viên mê game, cuồng vì tình, sa đọa hút chích cứ nhan nhản trên tivi, trên báo đài làm cha mẹ lo lắng quá mức. Chuyện đó không phải không có, nhưng con đã hứa với mẹ chỉ chuyên tâm học hành.
Quả thực, sau những giờ học căng thẳng, con có đi giải trí với bạn bè qua việc ngồi tán dóc ở quán cà phê hay thỉnh thoảng kéo nhau đến quán karaoke hát cho thỏa thích. Nếu nói ra, con biết mẹ sẽ không cho phép, nhưng đó đâu phải là những việc làm khiến người ta hư hỏng.
Học xa nhà nhưng con không lấy đó làm vui vì thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Thật ra, ở bên mẹ vẫn sướng hơn. Đi học về là được ngồi vào bàn ăn ngay khi cơm canh nóng hổi. Đồ thay ra cứ quăng vào thau để tối mẹ giặt. Muốn đi chơi với bạn thì cứ xin phép là được mẹ dúi vào tay chút tiền ăn vặt. Còn bây giờ, sáng con phải dậy sớm đi chợ, mua chút rau, chút thịt về nấu sẵn cho cả ngày. Đồ ăn thì bữa mặn, bữa lạt mà vẫn phải cố nuốt. Tiền ba mẹ cực khổ làm lụng gửi lên cho con xài mỗi tháng nhưng nếu không khéo dè xẻn thì cuối tháng có khi phải ăn chao với tương. Con chưa từng kể với mẹ việc này vì con biết, nếu nói ra thì mẹ sẽ xót xa rồi lại cố làm việc để gửi thêm tiền cho con.
Mẹ ơi! Đừng gọi cho con quá nhiều trong ngày. Con muốn mẹ hãy thử buông… điện thoại và tin tưởng con trong một tháng. Thay vì lo lắng thì mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Trong mắt các bậc cha mẹ, con cái dù trăm tuổi vẫn nhỏ bé và ngây thơ. Mẹ ơi! Dù cuộc sống sinh viên có khó khăn nhưng con sẽ cố gắng thích nghi và hòa nhập tốt. Mẹ đừng lo nhé!
Theo Phụ nữ TP.HCM