Trước đó, nội dung thỏa thuận giữa Nga và Ấn Độ được ký kết năm 1998 quy định thời hạn xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chung của dự án tên lửa siêu thanh BrahMos là 15 năm. Đầu năm 2013 vừa qua, thỏa thuận này được nới rộng đến tháng 2 năm 2014.
Với hợp đồng mới ký này Ấn Độ và Nga sẽ tiếp tục đi chung con đường nghiên cứu, cải tiến các phiên bản tên lửa BrahMos cho đến khi hai nước nhận thấy là còn cần thiết.
Tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo, phiên bản đầu tiên là tên lửa không đối đất có tốc độ hành trình 2,8 Mach. Các phiên bản cho tàu nổi, tàu ngầm của hải quân vẫn đang được nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và hoàn thiện.
Ấn Độ trang bị nhiều nhất tên lửa BrahMos cho các máy bay tiêm kích Su-30MKI mua từ Nga.
Tên lửa BrahMos có các tính năng giống tên lửa JASSM của Mỹ. Tên lửa BrahMos nặng 3 tấn, đầu đạn nặng 300 kg. Mỗi máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ chỉ có thể mang 1 quả tên lửa loại này mỗi lần cất cánh.
BrahMos có tầm bắn khoảng 300 km, trang bị hệ thống điều khiển điện tử thích hợp với hệ thống truyền dẫn vệ tinh GPS hay GLONASS.
Phiên bản BrahMos-M đang được nghiên cứu và phát triển, dự định sẽ được trang bị vào năm 2017. Phiên bản vũ khí mini này dự kiến sẽ nặng 1,500 kg. Như vậy mỗi chiếc tiêm kích Su-30MKI sẽ mang được từ 2 đến 3 quả loại này.
Ấn Độ có tham vọng sẽ trang bị cho cả các chiến đấu cơ MiG-29s và Rafales mua của nước ngoài tên lửa BrahMos.
Với hợp đồng mới ký này Ấn Độ và Nga sẽ tiếp tục đi chung con đường nghiên cứu, cải tiến các phiên bản tên lửa BrahMos cho đến khi hai nước nhận thấy là còn cần thiết.
Tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo, phiên bản đầu tiên là tên lửa không đối đất có tốc độ hành trình 2,8 Mach. Các phiên bản cho tàu nổi, tàu ngầm của hải quân vẫn đang được nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và hoàn thiện.
Ấn Độ trang bị nhiều nhất tên lửa BrahMos cho các máy bay tiêm kích Su-30MKI mua từ Nga.
Tên lửa BrahMos có các tính năng giống tên lửa JASSM của Mỹ. Tên lửa BrahMos nặng 3 tấn, đầu đạn nặng 300 kg. Mỗi máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ chỉ có thể mang 1 quả tên lửa loại này mỗi lần cất cánh.
BrahMos có tầm bắn khoảng 300 km, trang bị hệ thống điều khiển điện tử thích hợp với hệ thống truyền dẫn vệ tinh GPS hay GLONASS.
Phiên bản BrahMos-M đang được nghiên cứu và phát triển, dự định sẽ được trang bị vào năm 2017. Phiên bản vũ khí mini này dự kiến sẽ nặng 1,500 kg. Như vậy mỗi chiếc tiêm kích Su-30MKI sẽ mang được từ 2 đến 3 quả loại này.
Ấn Độ có tham vọng sẽ trang bị cho cả các chiến đấu cơ MiG-29s và Rafales mua của nước ngoài tên lửa BrahMos.
Lê Cường