Thầy Hoàng Thị Bích, Hiệu trưởng Trường Tiểu Côn Minh, xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn) cho biết, SEQAP được triển khai tại Trường Tiểu học Côn Minh từ năm học 2012-2013. Thực hiện theo hướng dẫn của SEQAP, nhà trường đã tổ chức học cả ngày cho các em học sinh. Trường có 187 học sinh thì chương trình giúp đỡ bữa ăn trưa cho 74 em, chiếm gần 40% số học sinh của trường.
Các em được ăn trưa và nghỉ ngơi ngay tại trường, không phải đi lại về nhà hàng chục cây số nữa nên có rất nhiều thuận tiện. “Cái được nhất của chương trình là duy trì sĩ số 2 buổi/ngày. Ngày trước không được hỗ trợ bữa ăn trưa, các em thường hay đi học muộn hoặc đến lớp không đều khi đi học 2 buổi/ngày. Bây giờ, các em đi học đều hơn, nhờ đó chất lượng giáo dục cũng được nâng cao hơn” – thầy Bích nhấn mạnh. Bởi vậy, thầy Bích mong rằng với điều kiện gia đình các em học sinh, địa phương còn khó khăn, rất mong SEQAP tiếp tục đồng hành hỗ trợ nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tâm sự: Trường chúng tôi tham gia thực hiện mô hình SEQAP từ năm 2011. Lợi ích mà chương trình mang lại: Cơ sở vật chất khang trang với việc xây dựng 2 phòng học, 1 nhà đa năng, học sinh chăm ngoan, khỏe mạnh, đảm bảo sĩ số, giáo viên được tập huấn thêm kiến thức, kỹ năng…
Cần thiết hỗ trợ giáo viên, nhân viên chăm sóc, cho các em học sinh ăn trưa. |
Tuy nhiên, vướng mắc của nhà trường lại xuất phát từ việc tổ chức bán trú cho học sinh. Vì còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bán trú nên hiện tại, nhà trường phải sử dụng nhà đa năng để cho học sinh ăn ngủ tại lớp, thuê người nấu cơm mang đến trường học.
Cô Thái khẳng định, thực hiện SEQAP, nhiều giáo viên của trường đã thể hiện được năng lực của mình. Giáo viên giỏi, mỗi tiết học chất lượng hơn, học sinh học tốt hơn. Một số em thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, từ việc bỏ tiết thường xuyên, giờ đã trở thành những học sinh giỏi như: Nguyễn Trần Trà My, Trần Thị Nhật Linh, Hoàng Văn Bảo Quốc…
Trường đã thực hiện mô hình được gần 4 năm, theo đúng chủ trương còn 1 năm nữa là chương trình kết thúc. Cô trò và phụ huynh nhà trường mong mô hình học cả ngày sẽ được tiếp tục để có thêm nhiều cơ hội hơn cho chất lượng giáo dục của trường nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Thực hiện việc dậy học cả ngày, cũng đồng nghĩa số tiết học của các em học sinh tăng lên. Giáo viên, nhân viên của trường cũng phải thực hiện việc chăm sóc, cho các em học sinh ăn trưa. Bởi vậy, cũng rất nhiều ý kiến đề xuất cần thiết hỗ trợ thêm cho giáo viên, nhân viên của trường.
Cô Nông Thị Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yến Lạc phân tích, hiện số tiết, số giờ dậy. Đến trưa, các cô phải chăm sóc và cho các em học sinh ăn lên cũng vất vả. Bởi vậy, cô Nga đề xuất mong muốn có một nguồn kinh phí để hỗ trợ thêm cho các hoạt động của giáo viên, nhân viên.
Đồng quan điểm này, thầy Lê Xuân Vĩnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Thượng, tỉnh Quảng Trị cho biết trường chúng tôi có tổng số 30 giáo viên. Số lượng này dù đủ cho mô hình dạy học, nhưng việc học sinh ăn ngủ trưa tại trường còn mới mẻ.
Giáo viên rất vất vả bởi ngoài dạy học còn thêm việc chăm sóc. Trong khi đó, những chính sách hoặc chế độ cho những giáo viên này đều không có mà cơ bản đều dựa trên tinh thần tự nguyện vì học sinh. Hơn nữa, việc dạy và học cả ngày, tất nhiên số giờ học sẽ tăng lên. Các thầy cô trong trường rất cực trong việc tạo thành nề nếp sinh hoạt cho các con.
Biết các thầy cô vất vả, nhưng nhà trường cũng không có khoản kinh phí nào để hỗ trợ các cô ăn trưa. Hiện, mỗi suất cơm cho học sinh là 15.000 và các cô cũng phải đóng tiền để ăn cùng các con.
Ngoài ra, từ việc học theo mô hình T30 (30 tiết/1 tuần) thành công bước đầu đã đưa nhà trường mạnh dạn lên mô hình T35. Số tiết tăng lên sẽ khiến các giáo viên vất vả hợn, đòi hỏi đầu tư thêm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án.Trong khi đó, số phụ cấp cho các giáo viên không nhiều nên các thầy cô mất nhiều công sức nhưng đồng lương ít ỏi.