Vị phó GĐ công an tỉnh và chuyện cây kiểng gần 200 triệu.
Biết chúng tôi tìm nhà vị Trung tướng từng là Phó Tổng cục trưởng Cục Cảnh sát Bộ Công an, một nông dân đang làm ruộng, dừng lại nhiệt tình chỉ: "Nhà ông Tư Bốn hả? Chú đến gần nghĩa trang xã Thanh Bình, đối diện có một cây cầu, cứ đi dọc theo con đường cặp mé ruộng, thấy ngôi nhà có cửa sơn xanh là nhà ổng..."
Ngôi nhà 3 gian,có cửa xanh của vị tướng nổi tiếng về sự liêm khiết nằm thấp thoáng trong khu vườn yên tĩnh, day mặt ra ruộng, gió thổi lồng lộng, thuộc địa phận xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Nụ cười rộng mở, hiền lành, tướng Thành chân trần bước ra đón khách. Vang vọng tiếng đục, đẽo, bụi bay mù mịt từ gian nhà trước. Ông cho biết: “Hồi xây ngôi nhà này, tui không có để ý, ngay lối đi vào cửa chính, tui xây 4 bậc tam cấp. Mấy ông già xưa nói như vậy là không nên, vì kiêng cử từ “tứ”, nói trại ra là “tử”. Mấy ổng kêu phải sửa.... Tui dành dụm tiền mấy mùa lúa mới đủ, đang cho thợ sửa lại thành 5 bậc tam cấp….”
Ông tự tay pha trà, mời khách. Bưng ly trà nóng đưa lên môi, ông chậm rãi: “Tui đang đi vận động mọi người góp tiền để làm giỗ cho anh em ở nghĩa trang liệt sĩ xã vào ngày 27/7 sắp tới. Bà con ở đây nghèo nhưng cũng cố gắng góp chút đỉnh, người thì 10 ngàn, người thì 20 ngàn… Có ít, làm ít cho hương hồn anh em ấm áp…”
Xen trong những câu thăm hỏi, vị tướng về hưu kể chuyện phụ vợ làm ruộng: “Tội nghiệp bả, từ ngày lấy tui đến giờ, hai vợ chồng ít có thời gian gần nhau. Bả lo làm ruộng nuôi con, còn tui lo việc nước, đi xa nhà hoài. Giờ về hưu, rảnh thời gian, tui mới có dịp hụ hợ với bả việc đồng ruộng…”
Phóng viên hỏi ông về câu chuyện được truyền tụng khắp tỉnh Tiền Giang: Ông từng mắng nhân viên cấp dưới chưa xin ý kiến, đã tự ý nhận một cây kiểng đắt tiền của một người dân gửi biếu ông. Ông đã nổi...nóng, quát tháo ầm ĩ, bắt cậu nhân viên cấp dưới mang trả lại.
Tướng Thành cười hiền: “Chuyện đó có thiệt à! Lúc đó tui đang làm Phó giám đốc công an Tiền Giang. Nhìn cây kiểng cổ thụ, tui ước tính phải có giá trên 200 triệu đồng. Biết là họ quý tui, nhưng dân mình làm lụng cực khổ mới có được tiền, tui đâu đành lòng nhận. Tui làm vậy, họ giận tui cũng đành chịu, chứ biết làm sao…”
Chuyên án Năm Cam.
Nói về chuyên án Năm Cam, vị tướng về hưu trầm ngâm một lúc, ông buồn buồn: “Tui về hưu rồi, có một số người đã chờ cơ hội 'công kích' lại. Nhưng mình làm việc có ích cho đất nước, đường đường, chính chính không có việc gì phải sợ…”
Trong lần về thăm này, có chị T., bà chủ của quán Cấm Chỉ ở đường Hải Triều, Quận 1, nơi trung uý Phan Lê Sơn bị giết, nằm trong chuyên án Năm Cam. Vị tướng già nhìn chị T. cười: “Con nhỏ này coi vậy mà nhát lắm. Hồi xảy ra vụ án, cả tuần sau mới dám mở cửa trở lại… Mỗi lần gặp tui là khóc, tui phải động viên rất nhiều”.
Chị T. cũng kể với tướng Thành câu chuyện vui: “Lúc đó, con hoảng hốt lắm. Con nói với chồng con, rằng: Em phải tìm gặp tướng Nguyễn Việt Thành, vì nghe đồn ông ấy liêm khiết, công minh như Bao Công, sẽ cứu mình. Chồng con gạt ngang: Trên đời này làm gì có một ông Nguyễn Việt Thành như thế…Nhưng con đã không lầm khi tìm đến chú…”.
Ông cũng hóm hình giải thích tại sao tên mình đã Tư rồi còn thêm…Bốn: “Trong chiến tranh, cùng một đơn vị có rất nhiều người tên Tư, cho nên phải thêm chữ bốn, năm… thòng ở phía sau để phân biệt….”
Đang nói chuyện, vị tướng lừng lẫy dừng lại như sực nhớ điều gì, bước vào trong chái bếp nói nhỏ gì đó với vợ. Xong ông bước ra nói: “Tui kêu bả nấu cơm cho mọi người ăn. Làm vài món đồng quê, quấy quá cho qua bữa, chứ cũng trưa rồi…”
Bữa cơm trưa của vị tướng rất đạm bạc: Một tô canh chua, cá lóc kho tộ…Ông vui vẻ cho biết gạo nấu cơm là do chính tay vợ chồng mình trồng. Ông nói vui: “Năm nay thời tiết thuận lợi, lúa trúng chắc bể bồ… Vài bữa nữa là vợ chồng tui cho gặt”.
Người vợ lam lũ, đảm đang của ông, nhẹ nhàng gắp thức ăn bỏ vào chén chồng, cười: "Ổng cứ hay khoe lúa trúng bể bồ....Vài bữa nữa là ông sắp xếp đi gặt lúa phụ tui đó". Hai vợ chồng già cùng cười hạnh phúc.
"Nghe ông Tư bốn ca vọng cổ"
Cơm nước xong, tướng Thành mặc quần áo chỉnh tề, chuẩn bị đi dự đám giỗ một liệt sĩ trong xã. Ông xúc động nói: “Đám giỗ liệt sĩ là tui không bao giờ từ chối, dù lu bu đủ thứ việc. Đi cho hương hồn người đã khuất không tủi thân…”. Phóng viên Giáo dục Việt Nam được ông “rủ” đi cùng: “Mày đi với tao, qua đó nhậu với anh em ba hột, ca vọng cổ cho vui".
Đi men theo một bờ đê dài, loanh quanh mấy thửa ruộng, vị tướng già và phóng viên đến ngôi nhà của vị liệt sĩ. Có chứng kiến cảnh chủ nhà, khách khứa xôn xao, tay bắt mặt mừng tướng Thành, mới thấy ông thực sự có chỗ đứng trang trọng trong lòng mọi người. Những cái ôm, cái bắt tay thật chặt... Những tiếng gọi “chú Tư”, anh Tư” đầy trìu mến.
Ông chậm rãi đến bàn thờ, đốt nhang, lầm rầm khấn vái: “Hôm nay thằng em của anh đến đây, để nhớ đến ngày mất của anh… Mong anh linh thiêng, phù hộ cho đất nước mình thịnh vượng, yên bình nghen anh…”
Vị tướng cầm chai rót rượu đế, cười khà khà nói đùa: “Anh em ở đây, ai cũng phải “làm” nguyên ly, không được uống…ăn gian. Ai uống ăn gian là có tội với liệt sĩ đó nghen! Ai tới trễ, phạt 3 ly. Muốn về sớm phải làm thủ tục...chịu phạt 7 ly. Ai cũng phải làm đúng theo nguyên tắc: Vào 3, ra 7” . Mọi người vỗ tay rần rần, tán thưởng “ông già chịu chơi”, sống quá tình nghĩa.
Uống vài tua, một anh công an xã Thanh Bình đề nghị: “Chú Tư, ca một câu vọng cổ cho bà con nghe chơi đi chú”.
Ông cười khà khà: “Để tao tính cho…”. Trong cơn say ngà ngà, ông lấy hơi vô câu vọng cổ: “Vùng nước lũ đường đi trăm lối, anh đưa em về lối tắc mà thôi…Tiễn em đi lòng anh nuối tiếc, phải chi để vài ngày nữa em về. Nói vậy thôi, em đừng cho anh Tư là người đa cảm, bởi lòng người đâu dễ lãng quên. Tiễn em đi anh Tư xin hỏi, em về rồi, em còn nhớ đây không?”.
Giọng ca của ông mùi mẫn, trữ tình văng vẳng trong ngôi nhà, bay xa ra đồng quê yên tĩnh, thấm đượm tình sông nước miền Tây. Dứt câu ca, ông cầm ly rượu uống một hơi cho cạn tình nghĩa.
Mọi người trêu ông: "Ông già gân thiệt.... Ca nữa đi chú Tư...nữa đi chú Tư...". Ông nhìn mọi người, mặt đỏ gay vì hơi men, cười hiền hậu.
Có cảm giác ở vị tướng này: Những lon, mũ, chức tước, hào quang, quyền lực đã được ông rũ bỏ để làm một ông già Nam Bộ hiền lành, chân chất giữa mọi người.
Biết chúng tôi tìm nhà vị Trung tướng từng là Phó Tổng cục trưởng Cục Cảnh sát Bộ Công an, một nông dân đang làm ruộng, dừng lại nhiệt tình chỉ: "Nhà ông Tư Bốn hả? Chú đến gần nghĩa trang xã Thanh Bình, đối diện có một cây cầu, cứ đi dọc theo con đường cặp mé ruộng, thấy ngôi nhà có cửa sơn xanh là nhà ổng..."
Ngôi nhà 3 gian,có cửa xanh của vị tướng nổi tiếng về sự liêm khiết nằm thấp thoáng trong khu vườn yên tĩnh, day mặt ra ruộng, gió thổi lồng lộng, thuộc địa phận xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Tướng Tư Bốn - Nguyễn Việt Thành. |
Nụ cười rộng mở, hiền lành, tướng Thành chân trần bước ra đón khách. Vang vọng tiếng đục, đẽo, bụi bay mù mịt từ gian nhà trước. Ông cho biết: “Hồi xây ngôi nhà này, tui không có để ý, ngay lối đi vào cửa chính, tui xây 4 bậc tam cấp. Mấy ông già xưa nói như vậy là không nên, vì kiêng cử từ “tứ”, nói trại ra là “tử”. Mấy ổng kêu phải sửa.... Tui dành dụm tiền mấy mùa lúa mới đủ, đang cho thợ sửa lại thành 5 bậc tam cấp….”
Ông tự tay pha trà, mời khách. Bưng ly trà nóng đưa lên môi, ông chậm rãi: “Tui đang đi vận động mọi người góp tiền để làm giỗ cho anh em ở nghĩa trang liệt sĩ xã vào ngày 27/7 sắp tới. Bà con ở đây nghèo nhưng cũng cố gắng góp chút đỉnh, người thì 10 ngàn, người thì 20 ngàn… Có ít, làm ít cho hương hồn anh em ấm áp…”
Nụ cười rộng mở cửa tướng Tư Bốn - Nguyễn Việt Thành. |
Xen trong những câu thăm hỏi, vị tướng về hưu kể chuyện phụ vợ làm ruộng: “Tội nghiệp bả, từ ngày lấy tui đến giờ, hai vợ chồng ít có thời gian gần nhau. Bả lo làm ruộng nuôi con, còn tui lo việc nước, đi xa nhà hoài. Giờ về hưu, rảnh thời gian, tui mới có dịp hụ hợ với bả việc đồng ruộng…”
Phóng viên hỏi ông về câu chuyện được truyền tụng khắp tỉnh Tiền Giang: Ông từng mắng nhân viên cấp dưới chưa xin ý kiến, đã tự ý nhận một cây kiểng đắt tiền của một người dân gửi biếu ông. Ông đã nổi...nóng, quát tháo ầm ĩ, bắt cậu nhân viên cấp dưới mang trả lại.
Tướng Thành cười hiền: “Chuyện đó có thiệt à! Lúc đó tui đang làm Phó giám đốc công an Tiền Giang. Nhìn cây kiểng cổ thụ, tui ước tính phải có giá trên 200 triệu đồng. Biết là họ quý tui, nhưng dân mình làm lụng cực khổ mới có được tiền, tui đâu đành lòng nhận. Tui làm vậy, họ giận tui cũng đành chịu, chứ biết làm sao…”
Phút đời thường giữa ruộng đồng của vị trung tướng lừng lẫy. |
Chuyên án Năm Cam.
Nói về chuyên án Năm Cam, vị tướng về hưu trầm ngâm một lúc, ông buồn buồn: “Tui về hưu rồi, có một số người đã chờ cơ hội 'công kích' lại. Nhưng mình làm việc có ích cho đất nước, đường đường, chính chính không có việc gì phải sợ…”
Trong lần về thăm này, có chị T., bà chủ của quán Cấm Chỉ ở đường Hải Triều, Quận 1, nơi trung uý Phan Lê Sơn bị giết, nằm trong chuyên án Năm Cam. Vị tướng già nhìn chị T. cười: “Con nhỏ này coi vậy mà nhát lắm. Hồi xảy ra vụ án, cả tuần sau mới dám mở cửa trở lại… Mỗi lần gặp tui là khóc, tui phải động viên rất nhiều”.
Chị T. cũng kể với tướng Thành câu chuyện vui: “Lúc đó, con hoảng hốt lắm. Con nói với chồng con, rằng: Em phải tìm gặp tướng Nguyễn Việt Thành, vì nghe đồn ông ấy liêm khiết, công minh như Bao Công, sẽ cứu mình. Chồng con gạt ngang: Trên đời này làm gì có một ông Nguyễn Việt Thành như thế…Nhưng con đã không lầm khi tìm đến chú…”.
Ông cũng hóm hình giải thích tại sao tên mình đã Tư rồi còn thêm…Bốn: “Trong chiến tranh, cùng một đơn vị có rất nhiều người tên Tư, cho nên phải thêm chữ bốn, năm… thòng ở phía sau để phân biệt….”
Đang nói chuyện, vị tướng lừng lẫy dừng lại như sực nhớ điều gì, bước vào trong chái bếp nói nhỏ gì đó với vợ. Xong ông bước ra nói: “Tui kêu bả nấu cơm cho mọi người ăn. Làm vài món đồng quê, quấy quá cho qua bữa, chứ cũng trưa rồi…”
Trong khi Trung tướng Nguyễn Việt Thành tiếp khách, người vợ hiền đảm đang của ông lo làm cơm. |
Bữa cơm trưa của vị tướng rất đạm bạc: Một tô canh chua, cá lóc kho tộ…Ông vui vẻ cho biết gạo nấu cơm là do chính tay vợ chồng mình trồng. Ông nói vui: “Năm nay thời tiết thuận lợi, lúa trúng chắc bể bồ… Vài bữa nữa là vợ chồng tui cho gặt”.
Người vợ lam lũ, đảm đang của ông, nhẹ nhàng gắp thức ăn bỏ vào chén chồng, cười: "Ổng cứ hay khoe lúa trúng bể bồ....Vài bữa nữa là ông sắp xếp đi gặt lúa phụ tui đó". Hai vợ chồng già cùng cười hạnh phúc.
"Nghe ông Tư bốn ca vọng cổ"
Cơm nước xong, tướng Thành mặc quần áo chỉnh tề, chuẩn bị đi dự đám giỗ một liệt sĩ trong xã. Ông xúc động nói: “Đám giỗ liệt sĩ là tui không bao giờ từ chối, dù lu bu đủ thứ việc. Đi cho hương hồn người đã khuất không tủi thân…”. Phóng viên Giáo dục Việt Nam được ông “rủ” đi cùng: “Mày đi với tao, qua đó nhậu với anh em ba hột, ca vọng cổ cho vui".
Đi men theo một bờ đê dài, loanh quanh mấy thửa ruộng, vị tướng già và phóng viên đến ngôi nhà của vị liệt sĩ. Có chứng kiến cảnh chủ nhà, khách khứa xôn xao, tay bắt mặt mừng tướng Thành, mới thấy ông thực sự có chỗ đứng trang trọng trong lòng mọi người. Những cái ôm, cái bắt tay thật chặt... Những tiếng gọi “chú Tư”, anh Tư” đầy trìu mến.
Ông chậm rãi đến bàn thờ, đốt nhang, lầm rầm khấn vái: “Hôm nay thằng em của anh đến đây, để nhớ đến ngày mất của anh… Mong anh linh thiêng, phù hộ cho đất nước mình thịnh vượng, yên bình nghen anh…”
Vị tướng cầm chai rót rượu đế, cười khà khà nói đùa: “Anh em ở đây, ai cũng phải “làm” nguyên ly, không được uống…ăn gian. Ai uống ăn gian là có tội với liệt sĩ đó nghen! Ai tới trễ, phạt 3 ly. Muốn về sớm phải làm thủ tục...chịu phạt 7 ly. Ai cũng phải làm đúng theo nguyên tắc: Vào 3, ra 7” . Mọi người vỗ tay rần rần, tán thưởng “ông già chịu chơi”, sống quá tình nghĩa.
Uống vài tua, một anh công an xã Thanh Bình đề nghị: “Chú Tư, ca một câu vọng cổ cho bà con nghe chơi đi chú”.
Ông cười khà khà: “Để tao tính cho…”. Trong cơn say ngà ngà, ông lấy hơi vô câu vọng cổ: “Vùng nước lũ đường đi trăm lối, anh đưa em về lối tắc mà thôi…Tiễn em đi lòng anh nuối tiếc, phải chi để vài ngày nữa em về. Nói vậy thôi, em đừng cho anh Tư là người đa cảm, bởi lòng người đâu dễ lãng quên. Tiễn em đi anh Tư xin hỏi, em về rồi, em còn nhớ đây không?”.
Giọng ca của ông mùi mẫn, trữ tình văng vẳng trong ngôi nhà, bay xa ra đồng quê yên tĩnh, thấm đượm tình sông nước miền Tây. Dứt câu ca, ông cầm ly rượu uống một hơi cho cạn tình nghĩa.
Mọi người trêu ông: "Ông già gân thiệt.... Ca nữa đi chú Tư...nữa đi chú Tư...". Ông nhìn mọi người, mặt đỏ gay vì hơi men, cười hiền hậu.
Có cảm giác ở vị tướng này: Những lon, mũ, chức tước, hào quang, quyền lực đã được ông rũ bỏ để làm một ông già Nam Bộ hiền lành, chân chất giữa mọi người.
Quyền lực dường như được tướng Thành rũ bỏ, trở thành một "ông già Nam Bộ", tự tay nhắc ghế mời mọi người ngồi. |
"Mong anh linh thiêng, phù hộ cho đất nước mình thịnh vượng, yên bình nghen anh…” |
Vị tướng bình dị giữa vòng vây của người dân yêu quý, kính trọng ông... |
Lê Ngọc Dương Cầm