Thượng tá Lê Huy cho biết, với vị trí là trung tâm chính trị - văn hóa – xã hội của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nên Hà Nội được xác định là địa bàn trung chuyển của các vụ mua bán người ra nước ngoài. Tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn Thủ đô có nhiều tiềm ẩn phức tạp, xuất hiện 4 thủ đoạn phổ biến:
Thứ nhất, đối tượng ở tỉnh ngoài về thuê nhà tại địa bàn thành phố Hà Nội để tìm các thanh niên khỏe mạnh có nhu cầu bán thận để gom và thuê nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sau đó, các đối tượng này câu kết với các đối tượng ở TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định để làm giả giấy tờ và đưa vào bệnh viện Trung ương Huế để bán thận với mức giá từ 150 – 200 triệu đồng.
Thứ hai, các đối tượng lợi dụng thành lập công ty có chức năng tuyển dụng cung cấp nguồn nhân lực trong và ngoài nước để hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ để xin cấp hộ chiếu; visa và câu kết với đối tượng ngoài nước ngoài (chủ yếu là Việt Kiều) để đưa ra nước ngoài bán vào các ổ mại dâm hoặc bóc lột sức lao động.
Thượng tá Lê Huy thông tin về công tác phòng chống tội phạm trên địa bàn Hà Nội chiều nay 1/12. ảnh: Ngọc Quang. |
Thứ ba, các đối tượng nước ngoài câu kết với đối tượng trong nước để ký kết với các công ty có chức năng biểu diễn văn hóa nghệ thuật ở trong nước và nước ngoài.
Trước sự quan tâm của báo chí về vụ việc từng diễn ra ở Chùa Bồ Đề, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội cho biết, hiện Công an Phường Bồ Đề đã giám sát chặt chẽ hoạt động nuôi dưỡng trẻ em tại chùa, nên sẽ không xảy ra sự việc đáng tiếc như trước đây. |
Cụ thể, các đối tượng ở nước ngoài đứng ra làm thư mời đoàn sang để biểu diễn văn hóa nghệ thuật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, lợi dụng vào công ty này để đứng ra làm hộ chiếu và xin cấp visa đưa người ra nước ngoài, sau đó bán vào các động mại dâm.
Thứ tư, trên địa bàn thành phố có các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em như trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở từ thiện, nhà tình thương, nhà thờ, nhà chùa, gồm 92 cơ sở (trong đó có 78 chùa và 14 trung tâm bảo trợ xã hội) với 384 nhân viên.
Công an Hà Nội cho biết, toàn thành phố có khoảng 2000 gái bán dâm, có 10.347 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nhạy cảm về an ninh trật tự. Hoạt động mại dâm, kích dục tại các cơ sở massage, tẩm quất, cà phê vườn, cắt tóc gội đầu trá hình tập trung nhiều tại các quận, huyện: Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Ba Vì, Tây Hồ, Hà Đông, Quốc Oai, đường Phạm Văn Đồng. Đáng chú ý, mại dâm với thủ đoạn gái gọi có xu hướng gia tăng, lợi dụng các mạng xã hội như facebook, zalo… để quảng cáo, đưa hình ảnh, số điện thoại để khách mua dâm liên hệ thỏa thuận giá cả, địa điểm mua bán dâm. Bên cạnh đó còn xuất hiện hình thức mua bán dâm theo tua du lịch dài ngày, trọn gói, mại dâm trong giới sinh viên. |
Công an Hà Nội đã tiến hành rà soát 14 trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn xác định có 8 trung tâm có chức năng cho, nhận con nuôi và đã lập hồ sơ gồm:
Trung tâm bảo trợ xã hội số 1; Trung tâm bảo trợ xã hội số 3; Trung tâm bảo trợ xã hội số 4; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Thụy An, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ tàn tật Hà Nội; Làng trẻ em Biria; Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi suy dinh dưỡng; Trung tâm giáo dục lao động số 2.
Thượng tá Lê Huy cho biết, Công an Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Hà Nội quản lý chặt chẽ các trung tâm bảo trợ xã hội, các chùa trên địa bàn thành phố có chức năng nuôi dạy trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ không để bọn thành phố lợi dụng vào đây để mua bán trẻ em, mua bán người.
Đặc biệt là quản lý chặt các công ty du lịch, công ty tuyển dụng cung cấp nhân lực trong và ngoài nước để phòng ngừa bọn tội phạm lợi dụng để mua bán người.
Trong năm 2015, Công an Hà Nội phát hiện, điều tra khám phá 3 vụ án mua bán người, trong đó có vụ việc bán người sang Trung Quốc làm mại dâm; hoặc bán trẻ em làm con nuôi.