Thời tiết đầu xuân Quý Tỵ ấm hơn mọi năm, đây là điều kiện rất thuận lợi đối với đồng bào vùng cao để bước vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp, trồng trọt các cây trồng vụ Đông Xuân. Ở đâu đâu trên các cánh đồng hay nương rẫy trên những triền núi đá dọc các tuyến đường quốc lộ 4c, Tỉnh lộ 176, ta cũng đều bắt gặp những bác nông dân tay cày, tay cuốc đang tích cực tham gia sản xuất mùa vụ mới. Họ hy vọng sẽ thu được một vụ bội thu trong năm 2013.
Còn với những đoàn khách du lịch yêu thích thiên nhiên, muốn khám phá, tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao thì thường chọn vào dịp đầu xuân để đến với vùng cao Hà Giang.
Theo thống kê, từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được Tổ chức UNESCO chính thức công nhận ngày 03/10/2010 là thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Cấp ủy, chính quyền 4 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và Mèo Vạc phối hợp với Ban quản lý dự án Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã có nhiều giải pháp để bảo vệ cảnh quan tự nhiên của Cao nguyên đá cũng như các nét văn hóa truyền thống đặc sắc mà con người nơi mảnh đất biên cương đã tạo ra, như: canh tác sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng theo quy hoạch một cách bền vững không làm ảnh hưởng, hủy hoại cảnh quan nguyên bản của Công viên địa chất, từ đó sẽ là cơ hội để nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bằng du lịch, bán, trao đổi các sản phẩm địa phương.
Do đó, từ năm 2010 đến nay, số lượng du khách đến với Hà Giang nói chung, cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng ngày càng tăng. Năm 2011, lượng khách đến Hà Giang đạt con số kỷ lục trên 300.000 lượt khách. Năm 2012 đã có trên 417.000 lượt khách du lịch đến với Hà Giang, tăng 26,6 % so với năm 2011, doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch ước đạt 327 tỷ đồng.
Ngay trong 2 ngày đầu tiên của năm mới Quý Tỵ 2013, Cao nguyên đá Đồng Văn đã có gần 1.000 lượt du khách đến thăm quan du lịch, với doanh thu đạt gần 1 tỷ đồng. Dự báo năm 2013, Hà Giang phấn đấu đón trên 400.000 lượt khách du lịch, tăng gần 20% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế trên 100.000 lượt người; doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 450 tỷ đồng.
Với đặc thù là địa phương có nhiều dãy núi đá vôi tai mèo, nằm ở độ cao trung bình từ 1.000m đến 1.600m so với mực nước biển, địa hình hiểm trở; đá chiếm ¾ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Nhưng thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây hệ thống hang động đẹp, những ngọn núi đôi ví như “đôi bồng đào của thiếu nữ tuổi trăng tròn”, đỉnh Mã Pì Lèng “đệ nhất hùng quan”, dòng sông Nho Quế uốn lượn thơ mộng.
Ngoài ra, du khách còn có thể khám phá Khu di tích lịch sử nhà họ Vương, Cột cờ Lũng Cú hay tìm về truyền thuyết huyền thoại chợ tình Khâu Vai, mỗi năm chỉ họp một lần; những món ăn mèn mén, thắng cố, đậu chúa đặc trưng của người dân vùng cao,...
Và trong những ngày đầu xuân này, ở khắp nơi nhân dân đều đi trẩy hội lễ chùa cầu may thì tại Hà Giang, nhiều đoàn xe ô tô du lịch mang biển số 29, 30,19,88 vẫn tấp nập đến nơi đây để tìm hiểu về cung đường hạnh phúc “đi trên mây lên đến cổng trời”, những phiên chợ bò tấp nập, những cánh hoa đào nở rộ khoe sắc thắm trên cao nguyên đá nhưng hơn tất cả, có lẽ là phong tục tập quán và sức sống vươn lên mãnh liệt của đồng bào vùng cao đang gieo những hạt ngô phủ xanh những triền núi đá tai mèo. Còn các thầy cô giáo không quản ngại khó khăn từ các tỉnh miền xuôi xa xôi đã tình nguyên lên đây cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp trồng người.
Có lẽ niềm vui nhất đã đến với bà con nhân dân các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn mà người viết bài này cảm nhận được trong những ngày đầu xuân mới. Đó là ngày 07/02/2013, Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTCCNĐ Đồng Văn) giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Trong đó, sẽ xây dựng 3 công viên chuyên đề tại Công viên ĐCTC – CNĐ Đồng Văn, là công viên khoa học địa chất tại khu vực huyện Mèo Vạc, công viên địa sinh thái tại khu vực huyện Yên Minh và huyện Quản Bạ. 4 trung tâm du lịch cũng sẽ được xây dựng gồm: Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử Đồng Văn; Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu Mèo Vạc; Trung tâm du lịch sinh thái đô thị xanh Yên Minh; Trung tâm du lịch vui chơi giải trí Quản Bạ và nâng cấp hệ thống đường giao thông đi 4 huyện. Đây sẽ là cơ hội lớn để đồng bào sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, nhưng cũng đặt ra cho cấp ủy, chính quyền 4 huyện vùng cao những thách thức trong công tác bảo vệ và giữ gìn những giá trị vốn có nguyên bản của vùng đất này,…
Còn với những đoàn khách du lịch yêu thích thiên nhiên, muốn khám phá, tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao thì thường chọn vào dịp đầu xuân để đến với vùng cao Hà Giang.
Núi đôi Quản Bạ- sự độc đáo do thiên nhiên ban tặng. |
Theo thống kê, từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được Tổ chức UNESCO chính thức công nhận ngày 03/10/2010 là thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Cấp ủy, chính quyền 4 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và Mèo Vạc phối hợp với Ban quản lý dự án Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã có nhiều giải pháp để bảo vệ cảnh quan tự nhiên của Cao nguyên đá cũng như các nét văn hóa truyền thống đặc sắc mà con người nơi mảnh đất biên cương đã tạo ra, như: canh tác sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng theo quy hoạch một cách bền vững không làm ảnh hưởng, hủy hoại cảnh quan nguyên bản của Công viên địa chất, từ đó sẽ là cơ hội để nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bằng du lịch, bán, trao đổi các sản phẩm địa phương.
Do đó, từ năm 2010 đến nay, số lượng du khách đến với Hà Giang nói chung, cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng ngày càng tăng. Năm 2011, lượng khách đến Hà Giang đạt con số kỷ lục trên 300.000 lượt khách. Năm 2012 đã có trên 417.000 lượt khách du lịch đến với Hà Giang, tăng 26,6 % so với năm 2011, doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch ước đạt 327 tỷ đồng.
Ngay trong 2 ngày đầu tiên của năm mới Quý Tỵ 2013, Cao nguyên đá Đồng Văn đã có gần 1.000 lượt du khách đến thăm quan du lịch, với doanh thu đạt gần 1 tỷ đồng. Dự báo năm 2013, Hà Giang phấn đấu đón trên 400.000 lượt khách du lịch, tăng gần 20% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế trên 100.000 lượt người; doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 450 tỷ đồng.
Với đặc thù là địa phương có nhiều dãy núi đá vôi tai mèo, nằm ở độ cao trung bình từ 1.000m đến 1.600m so với mực nước biển, địa hình hiểm trở; đá chiếm ¾ diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Nhưng thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây hệ thống hang động đẹp, những ngọn núi đôi ví như “đôi bồng đào của thiếu nữ tuổi trăng tròn”, đỉnh Mã Pì Lèng “đệ nhất hùng quan”, dòng sông Nho Quế uốn lượn thơ mộng.
Ngoài ra, du khách còn có thể khám phá Khu di tích lịch sử nhà họ Vương, Cột cờ Lũng Cú hay tìm về truyền thuyết huyền thoại chợ tình Khâu Vai, mỗi năm chỉ họp một lần; những món ăn mèn mén, thắng cố, đậu chúa đặc trưng của người dân vùng cao,...
Và trong những ngày đầu xuân này, ở khắp nơi nhân dân đều đi trẩy hội lễ chùa cầu may thì tại Hà Giang, nhiều đoàn xe ô tô du lịch mang biển số 29, 30,19,88 vẫn tấp nập đến nơi đây để tìm hiểu về cung đường hạnh phúc “đi trên mây lên đến cổng trời”, những phiên chợ bò tấp nập, những cánh hoa đào nở rộ khoe sắc thắm trên cao nguyên đá nhưng hơn tất cả, có lẽ là phong tục tập quán và sức sống vươn lên mãnh liệt của đồng bào vùng cao đang gieo những hạt ngô phủ xanh những triền núi đá tai mèo. Còn các thầy cô giáo không quản ngại khó khăn từ các tỉnh miền xuôi xa xôi đã tình nguyên lên đây cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp trồng người.
Có lẽ niềm vui nhất đã đến với bà con nhân dân các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn mà người viết bài này cảm nhận được trong những ngày đầu xuân mới. Đó là ngày 07/02/2013, Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTCCNĐ Đồng Văn) giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Trong đó, sẽ xây dựng 3 công viên chuyên đề tại Công viên ĐCTC – CNĐ Đồng Văn, là công viên khoa học địa chất tại khu vực huyện Mèo Vạc, công viên địa sinh thái tại khu vực huyện Yên Minh và huyện Quản Bạ. 4 trung tâm du lịch cũng sẽ được xây dựng gồm: Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử Đồng Văn; Trung tâm du lịch khoa học, mạo hiểm và thương mại cửa khẩu Mèo Vạc; Trung tâm du lịch sinh thái đô thị xanh Yên Minh; Trung tâm du lịch vui chơi giải trí Quản Bạ và nâng cấp hệ thống đường giao thông đi 4 huyện. Đây sẽ là cơ hội lớn để đồng bào sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, nhưng cũng đặt ra cho cấp ủy, chính quyền 4 huyện vùng cao những thách thức trong công tác bảo vệ và giữ gìn những giá trị vốn có nguyên bản của vùng đất này,…
Người Mông Mèo Vạc đang bền bỉ biến những nương đá tai mèo thành mùa màng bội thu. |
Vào mỗi phiên chợ, phụ nữ Mông cũng ngồi tâm sự với nhau qua những bát rượu nồng |
Những tia nắng xuân tô điểm thêm vẻ đẹp của dòng sông Tráng Kìm. |
Quỳnh Lưu