Truyền thông Mỹ ngày 13/3 đưa tin cho biết, trên trang chủ của tờ Financial Times trong buổi sáng ngày hôm nay đã được làm nổi bật bằng một cuộc tranh cãi ngoại giao ở cấp cao nhất giữa hai chính quyền Anh và Mỹ mà nguyên xuất phát từ đề tài...Trung Quốc.
Thủ tướng Anh Cameron |
Chính quyền của Anh đã bị Mỹ lên tiếng chỉ trích và cáo buộc ủng hộ sách lược của Trung Quốc khi đất nước này đang nổi lên nhưng một cường quốc thế giới.
Nguyên nhân bắt đầu khi ngày hôm qua ngày 12/3, chính quyền London đã tự chúc mừng mình trong nỗ lực gia nhập hệ thống Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á- một dự án mang đầy màu sắc chính trị, quyền lực của Trung Quốc.
Chính điều này đã khiến cho đối tác bên Đại Tây Dương của Anh là Mỹ nổi giận. Dưới đây là nội dung được tờ Financial Times đăng tải:
"Một quan chức của chính quyền Mỹ nói bới Financial Times rằng quyết định của Anh (nỗ lực gia nhập hệ thống Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á) được đưa ra không có sự tham vấn của chính quyền Mỹ, đặc biệt nó diễn ra vào thời điểm nhóm G7 đã đưa ra kế hoạch và thảo luận về việc thiết lập một ngân hàng mới".
"Chúng tôi rất quan ngại về triều hướng ủng hộ Trung Quốc và đó không phải là các tốt nhất để ràng buộc với một cường quốc đang lên" - quan chức Mỹ nói.
Các quan chức Anh trước đây đã từng bị cản trở công khai trong việc chỉ trích Trung Quốc trong việc Bắc Kinh đối phó với phong trào biểu tình ở Hồng Kông cách đây không lâu trong khi đó Thủ tướng Anh David Cameron đã đưa ra một thông điệp rõ ràng là ông không có kế hoạch gặp gỡ nhà lãnh đạo tinh thầnTây Tạng Dalai Lama sau khi cuộc gặp của Thủ tướng Anh với ông này vào năm 2012 khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ."
Anh sẽ là nền kinh tế phương Tây lớn đầu tiên đề nghị trở thành thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu (AIIB). Đây là một định chế tài chính quốc tế (IFI) mới do Trung Quốc dẫn đầu, và là tổ chức được coi sẽ cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới.
Có 21 quốc gia châu Á đã ký kết hồi tháng Mười năm ngoái để thành lập AIIB. Con số này tăng lên 27, và AIIB được trông đợi là sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Tổ chức này có khoảng 50 tỷ đôla vốn, tức chỉ bằng một phần năm của Ngân hàng Thế giới và ít hơn của Ngân hàng Phát triển Á châu.
Nhưng nó hoàn toàn chỉ tập trung vào khoảng cách to lớn trong việc cấp vốn cho các dự án về cơ sở hạ tầng, khác với các IFI khác, vốn tài trợ cho tất cả những gì liên quan tới phát triển.
Lý do Anh muốn tham gia?
Chuyện các nền kinh tế lớn trở thành một phần của các ngân hàng phát triển khu vực không phải là điều gì quá bất thường. Chẳng hạn như Anh nay đang là thành viên của Ngân hàng Phát triển Caribbe.
Nhưng những quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đằng sau AIIB khiến chuyện này trở thành vấn đề địa chính trị gây đau đầu, chiếm vị trị hàng đầu trong các bản tin hiện nay.
Mỹ đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi các nước khác hãy tránh xa AIIB. Ít nhất là về mặt chính thức, Hoa Kỳ nói việc tham gia hay không là vấn đề thuộc quyền quyết định của Anh, nhưng kêu gọi phải có những tiêu chuẩn quản trị cao hơn trong AIIB cho thích hợp với vị trí của một định chế đa phương. - theo BBC