The Diplomat/(Học giả ngoại giao)ngày 10/10/2014 có bài viết của tác giả Ankit Panda - Biên tập viên cộng tác của Tạp chí The Diploma cho biết cuối tháng 9 vừa qua, trong một động thái ít được chú ý, Mỹ đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức hiệp ước chống hải tặc và cướp tàu có vũ trang khu vực - gọi tắt là ReCAAP tại châu Á.
àu Sunrise 689 đã bị cướp biển tấn công. Sau khi bị cướp dầu và tài sản, tàu đã đang trên đường về Việt Nam. |
Động thái có liên hệ chặt chẽ với chiến lược xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương mà Washington đang tiến hành.
Động thái này từ phía Mỹ được tiến hành trong bối cảnh nạn cướp biển trên Biển Đông đang ngày càng có xu hướng gia tămg, đáng chú ý, mới cách đây vài ngày, một tàu chở dầu của Việt Nam cùng các thành viên thủy thủ đoàn trên con tàu này đã bị hải tặc khống chế, cướp sạch hàng hóa.
Hiện nay, 1/3 lưu lượng giao thông, vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế đều phải đi qua Eo biển chiến lược và quan trong Malacca cũng như Eo biển Singapore. Đây cũng là các điểm nóng nơi nạn cướp biển đang hoành hành.
Các tuyến đường biển quan trọng này là nơi vận chuyển hầu hết lượng dàu mỏ phục vụ sinh hoạt, sản xuất mà các nước ở Đông Á nhập khẩu từ Trung Đông.
Một quan chức của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết: "Việc Mỹ trở thành thành viên của ReCAAP là cơ sở để Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động hỗ trợ hợp tác đa phương trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ, mối đe dọa chung là nạn cướp tàu có vũ trang, hải tặc tại các tuyến đường vận tải biển và vùng nước ở khu vực"
Theo thông tin từ tạp chí IHS Jane’s 360 - Paul F Thomas - Phó đô đốc phụ trách vấn đề chính sách ngăn ngừa của lực lượng Bảo vệ bờ biển mỹ đã được chính quyền bổ nhiệm làm người đứng đầu Trung tâm chia sẻ thông tin ReCAAP cho phía Mỹ.
Được biết, lần đầu tiên Hoa Kỳ tuyên bố muốn tham gia tổ chức ReCAAP là vào năm 2012.
Khi được kết nạp là thành viên của ReCAAP, Hoa Kỳ có thể cung cấp công nghệ và năng lực chống cướp biển cho các quốc gia Đông Nam Á.
Hiện nay Mỹ và các đồng minh châu Âu của mình được xem là những lực lượng chống cướp biển thành công nhất trên thế giới do có lực lượng quân sự, tài chính hùng hậu. Chính nhờ có nước Mỹ và các quốc gia châu Âu nên nạn cướp biển ở vùng Sừng châu Phi trước đây mới được dẹp yên.
Năm ngoái, The Diplomat cho biết ReCAAP được xem là một cơ cấu hợp tác đa phương quy mô nhỏ chủ yếu tập trung vào các vần đề liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hải, phòng chống hải tặc trên các tuyến đường vận tải biển ở khu vực.
ReCAAP về bản chất không phải là một tổ chức hay đối thủ quân sự xung đột mục tiêu với các tổ chức khu vực khác như ASEAN, SCO, SAARC. Nó đơn giản chỉ là 1 nhóm các quốc gia có chung mối quan tâm liên quan đến an ninh hàng hải và chống cướp biển.
ReCAAP chính thức được thành lập năm 2006, các thành viên hiện tại gồm có 20 thành viên: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Việt Nam, Campuchia, Bangladesh, Brunei, Đan Mạch, Lào, Myanmar, Hà Lan, Na Uy, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Mỹ, Vương Quốc Anh.
Đáng chú ý, Indonesia và Malaysia hiện vẫn chưa là các quốc gia thành viên của ReCAAP mặc dù lãnh thổ của các quốc gia này tương đối gần với những nơi hay xảy ra cướp biển ở Đông Nam Á.