Mỹ, Trung, Nga sẽ triển khai một cuộc chạy đua tàu ngầm mới?

07/10/2014 07:50
Việt Dũng
(GDVN) - Mỹ tuyên bố chế tạo tàu ngầm thế hệ mới thay thế lớp Ohio, Nga tiếp tục nâng cấp tàu ngầm hạt nhân, còn Trung Quốc tăng số lượng tàu ngầm...
Tàu ngầm 324 Type 039 lớp Tống, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu ngầm 324 Type 039 lớp Tống, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 2 tháng 10 đưa tin, gần đây, những sự kiện mới trên vũ đài quốc tế buộc một số chuyên gia dự đoán một cuộc Chiến tranh Lạnh và chạy đua vũ trang mới đã bắt đầu, chỉ là tình hình tương lai phát triển cụ thể như thế nào hiện tạm thời còn chưa rõ hoàn toàn.

Nhưng, một số hành động hiện nay của các nước lớn trên thế giới đã bị coi là minh chứng các nước triển khai cạnh tranh thực sự trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Tờ "Thương mại quốc tế" Australia ngày 27 tháng 9 đăng bài viết "Mỹ đưa ra tàu ngầm thế hệ mới đối phó mối đe dọa hải quân không ngừng tăng lên của Nga và Trung Quốc" đã phân tích về tình hình lĩnh vực tàu ngầm hiện nay, dự báo xu thế phát triển mới.

Bài viết trước tiên chỉ ra, chạy đua vũ trang lĩnh vực tàu ngầm hiện nay đang khởi động. Mỹ tuyên bố chế tạo tàu ngầm mới để thay thế tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Ohio hiện có, để nó trở thành công cụ đối kháng lực lượng tàu ngầm Nga và Trung Quốc. Khi đánh giá tình hình tương lai, Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ rất lo ngại với sự tăng trưởng nhanh chóng về thực lực lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc và Nga.

Mạng Fox News dẫn lời Tư lệnh lực lượng tàu ngầm Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ, Trung tướng Michael Connor chỉ ra, sự phát triển nhanh chóng của tàu ngầm hạt nhân đa năng trang bị tên lửa hành trình của Trung Quốc và Nga buộc Mỹ đưa ra phản ứng tương xứng. Để ứng phó với mối đe dọa này, Quân đội Mỹ cần triển khai tàu ngầm hạt nhân đa năng của mình.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Shchuka-B (NATO gọi là Akula) của Hải quân Nga (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân lớp Shchuka-B (NATO gọi là Akula) của Hải quân Nga (ảnh tư liệu)

Theo phóng viên Australia Kumar, Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân mạnh được kế thừa sau khi Liên Xô tan rã, những lực lượng hạt nhân này trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhà lãnh đạo Mỹ lo ngại.

Hiện nay, thực lực hạt nhân của Nga không chỉ có thể duy trì, mà còn đang từng bước tăng cường, điều này sẽ thúc đẩy Nga trong tương lai sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình như Liên Xô trước đây.

Khi nghiên cứu hiện trạng và triển vọng lực lượng tàu ngầm Nga, phóng viên Kumar cho rằng, không lâu trước Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố có kế hoạch nâng cấp tàu ngầm hạt nhân lớp Shchuka-B Type 971 (NATO gọi là lớp Akula II), đồng thời đã công khai hình ảnh đang chuẩn bị sửa chữa nâng cấp 2 tàu ngầm hạt nhân cùng loại.

Ngoài ra, tướng lĩnh Hải quân Mỹ không chỉ lo ngại đối với Nga, mà còn lo ngại đối với kế hoạch phát triển lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc. Bắc Kinh chuẩn bị tiếp tục phát triển lực lượng tàu ngầm của họ, nỗ lực để chúng trở thành công cụ tấn công mang tính toàn cầu.

Khi miêu tả chiến lược phát triển lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc cách đây không lâu, Trung tướng Connor cho rằng, số lượng tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Hải quân Trung Quốc hiện nay tăng lên rõ rệt, trong tương lai số lượng sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn Trung Quốc (dân mạng tuyên truyền)
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn Trung Quốc (dân mạng tuyên truyền)

Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc đang từng bước chuyển từ lực lượng biển gần thành một lực lượng có thể giải quyết nhiệm vụ khu vực, tàu ngầm và tàu nổi của Quân đội Trung Quốc có thể tiêu diệt mục tiêu cách bờ biển Trung Quốc vài trăm km.

Nhân viên tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc hiện nay đã có kế hoạch chế tạo và trang bị tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo mới lớp Tấn. Hiện nay, Quân đội Trung Quốc sở hữu tổng cộng 5 tàu ngầm đa năng và 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, ngoài ra còn có 53 tàu ngầm diesel-điện.

Tin tức tình báo cho biết, 10 năm trước Trung Quốc luôn tích cực tiến hành nghiên cứu công nghệ mới và chương trình mới lĩnh vực tàu ngầm, điều này trước hết đã gây ảnh hưởng đối với số lượng và chất lượng trang bị tàu ngầm hạt nhân đa năng của Quân đội Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ cần đưa ra tàu ngầm thế hệ mới đối phó với hạm đội Nga và Trung Quốc không ngừng mạnh lên.

Tờ "Thương mại quốc tế" Australia cũng đã nghiên cứu tình hình trước đây và hiện nay của Hải quân Mỹ. Khi tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo trở thành công cụ răn đe chiến lược vào thập niên 60 của thế kỷ trước, số lượng tàu ngầm loại này của Mỹ nhiều nhất. Khi đó trong hàng ngũ chiến đấu Hải quân Mỹ sở hữu gần 40 tàu ngầm hạt nhân các loại, hiện nay số lượng tàu ngầm hạt nhân tham gia răn đe hạt nhân đã giảm đến 14 chiếc.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Tương lai của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Mỹ sẽ tùy thuộc vào thực hiện chương trình thay thế lớp Ohio, chiếc tàu ngầm mới đầu tiên sẽ được trang bị vào thập niên 20 của thế kỷ này.

Hiện nay, công tác nghiên cứu phát triển chương trình mới đang ở giai đoạn ban đầu. Ngoài ra, Mỹ còn chuẩn bị chế tạo tàu ngầm hạt nhân mới. Hạ tuần tháng 9 có tin cho biết, công ty General Dynamics Electric Boat Mỹ sẽ tiến hành một loạt công tác liên quan, sẽ có được thu nhập 311 triệu USD.

Phóng viên Kumar thông qua liệt kê vài sự thật, viện dẫn vài tuyên bố của Quân đội Mỹ, cuối cùng đưa ra kết luận, cho rằng, cuộc chạy đua vũ trang mới trong lĩnh vực tàu ngầm đã bắt đầu.

Tuy tính chính xác của kết luận này có thể tồn tại tranh cãi, nhưng không thể không thừa nhận, Nga và Trung Quốc mấy năm gần đây thực sự đang tích cực phát triển lực lượng tàu ngầm của mình. Mỹ chuẩn bị tiếp tục trở thành nhà lãnh đạo thế giới của lĩnh vực này, vì vậy phải áp dụng biện pháp thích hợp.

Tóm lại, việc đổi mới liên tục tàu ngầm của các nước đã làm xuất hiện mối đe dọa tiềm tàng, đồng thời có lúc thực sự có thể diễn biến thành chạy đua vũ trang thực sự. Nhưng, không thể không thừa nhận, tốc độ nghiên cứu chế tạo tàu ngầm mới của Trung Quốc, Mỹ và Nga tạm thời còn lâu mới đại mức trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mấy chục năm trước.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii lớp Virginia, Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii lớp Virginia, Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Chẳng hạn, đến trước năm 2020, Hải quân Nga chỉ tiếp nhận 8 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo mới và 8 tàu ngầm hạt nhân đa năng. Tốc độ chế tạo tàu ngầm mới của Hải quân Trung Quốc có nguyên nhân rõ ràng, tạm thời chưa rõ lắm, nhưng chưa chắc có thể nhận định đến trước năm 2020 Hải quân Trung Quốc có thể trang bị rất nhiều tàu ngầm các loại.

Trái lại, Mỹ tạm thời hoàn toàn không cấp bách đổi mới tàu ngầm hạt nhân hiện có. Tàu ngầm mới sẽ chỉ trang bị vào đầu thập niên 20, hơn nữa tạm thời quy định chỉ thay đổi tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio. Còn tàu ngầm đa năng lớp Virginia đang tiến hành nâng cấp, sẽ tiếp tục phục vụ đến thập niên 30-40 thế kỷ này.

Tình hình chính trị và kinh tế toàn thế giới và các nước lớn hiện nay phức tạp như vậy, vì vậy, cuộc chạy đua vũ trang mới hầu như không thể thực sự triển khai. Chế tạo tàu ngầm theo tốc độ của thập niên 60 hoặc 70 của thế kỷ trước sẽ là chi phí rất khổng lồ, cho dù là nền kinh tế mạnh nhất thế giới cũng không có khả năng chịu được.

Vì vậy không thể cho rằng, Trung Quốc, Mỹ và Nga sẽ thực sự bắt đầu triển khai chạy đua trong lĩnh vực lực lượng tàu ngầm.

Có điều, 3 nước đều sẽ tiếp tục phát triển lực lượng tàu ngầm của mình, chế tạo tàu ngầm kiểu mới, nâng cấp tàu ngầm hiện có. Hơn nữa, không thể không chỉ ra, ba nước Trung Quốc, Mỹ và Nga có thể sẽ thay đổi kế hoạch của họ, điều chỉnh số lượng tàu ngầm cần thiết.

Sự xấu đi của tình hình quốc tế quả thật có thể làm xuất hiện tình hình như vậy, nhưng khả năng kinh tế giật gấu vá vai chưa chắc cho phép các nước thay đổi lớn ý đồ của mình, chế tạo tàu ngầm có số lượng vượt rất nhiều kế hoạch hiện nay.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey của Nga (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey của Nga (ảnh tư liệu)
Việt Dũng