Sau cuộc hội đàm tại thủ đô mùa hè của Ả Rập Saudi Jeddah, Ngoại trưởng John Kerry đã giành được sự ủng hộ từ 10 nước Ả Rập (Ai Cập, Iraq, Jordan, Li-băng) và sáu quốc gia vùng Vịnh, bao gồm cả các đối thủ Ả Rập Saudi và Qatar, tham gia liên minh chống lại các chiến binh người Sunni ở Iraq và Syria.
Ngoại trưởng John Kerry. |
"Các quốc gia Ả Rập đóng một vai trò quan trọng trong liên minh đó, vai trò chủ đạo thực sự trong tất cả các nỗ lực: hỗ trợ quân sự, viện trợ nhân đạo. Công việc của chúng tôi là ngăn chặn các quỹ bất hợp pháp", ông Kerry nói tại một cuộc họp báo sau đó.
Thổ Nhĩ Kỳ, không phải là một quốc gia Ả Rập cũng đã tham gia các cuộc đàm phán này. Nhưng Iran và Syria không được mời tham dự - một dấu hiệu cho thấy liên minh chống khủng bố do Mỹ khởi xướng vẫn phải đối mặt với sự chia rẽ bè phái ở Trung Đông.
Tại cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Kerry đã đề nghị cho phép lực lượng Mỹ sử dụng nhiều hơn các căn cứ trong khu vực, huy động nhiều máy bay chiến đấu hơn. Ngoài ra, không quốc gia thành viên nào trong liên minh này phải gửi quân tham chiến.
Kerry nói rằng ông cũng sẽ đôn đốc các hãng truyền thông khu vực, đặc biệt là Al Jazeera và Al Arabiya, phát sóng thông điệp chống cực đoan. Chính phủ các nước trong khu vực sẽ khuyến khích các nhà thờ Hồi giáo giảng nội dung chống lại khủng bố.
Về phần mình, Iran đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về quyết tâm chống khủng bố của liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Triển vọng Mỹ hành động vũ trang ở Syria cũng đã thu hút mối quan tâm của Nga. Tại Moscow, Bộ Ngoại giao cho biết các cuộc không kích ở Syria sẽ cần phải có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc được coi là một hành động gây hấn./.