Theo đó ngày 13/5 vừa qua, Tổ chức phi chính phủ Global Witness đã công bố báo cáo nhằm cáo buộc 2 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang “chiếm đất”, hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường; đồng thời chỉ trích 2 Tập đoàn này đều không tôn trọng pháp luật, phớt lờ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, xã hội của Lào và Campuchia…
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Việt Nam (VAFIE). |
Tuy nhiên phản pháo cáo buộc này, ông Đoàn Nguyên Đức - chủ tịch HAGL khẳng định: Báo cáo của Global Witness không phải là sự thật, thiếu căn cứ và HAGL sẽ sẵn sàng đối chất. Cùng với đó ông Trần Ngọc Thuận, TGĐ VRG cũng khẳng định: Tập đoàn Cao su Việt Nam luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp nước sở tại.
Xung quanh những tranh cãi từ báo cáo của Global Witness, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn khẳng định: “Đó là những nhận xét thái quá không có cơ sở pháp lý và thiếu bằng chứng…”.
Theo ông Toàn, đến thời điểm này những thông tin trong báo cáo của Global Witness chỉ dựa vào việc người của tổ chức này đi tham quan chụp ảnh hỏi một số người dân hay chụp vài bức ảnh tại những nơi mà HAGL hay VRG đầu tư là quy chụp và mơ hồ không có tính pháp lý.
Hơn nữa, “nếu đưa ra kết luận, đánh giá tác động tiêu cực về môi trường, sinh kế của người dân các nước sở tại thì người đưa ra cáo buộc phải là chính quyền địa phương của nước sở tại đó chứ không phải một tổ chức phi chính phủ xa lạ. Hoặc ít nhất khi có thông tin từ người dân thì Global Witness cũng phải lắng nghe các bên từ người dân địa phương, chính quyền địa phương và chính phủ nước sở tại cùng với doanh nghiệp đầu tư trước khi đưa ra nhận xét”, ông Toàn phân tích
Đánh giá về tác động của việc thu hút đầu tư nước ngoài, theo ông Toàn không phải chỉ có Việt Nam, Lào hay Campuchia mà hầu hết các nước có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào đều chịu những tác động tích cực, tiêu cực nhất định.
“Các nước Đông Nam Á đặc biệt là các nước quanh khu vực Đông dương như Lào, Campuchia, Myanma... điều kiện kinh tế và xã hội khá giống nhau. Để phát triển kinh tế trong nước cần rất nhiều vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI. Vấn đề ở đây là việc các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp cùng chính phủ ở các nước sở tại và doanh nghiệp đầu tư chưa có nhiều cuộc thảo luận, trao đổi đa phương để hiểu nhau hơn” – Ông Toàn cho biết.
Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu |
Trở lại câu chuyện của tổ chức phi chính phủ Global Witness cáo buộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam đầu tư các dự án tại Lào, Campuchia gây tác động ảnh hưởng xấu đền môi trường, sinh kế người dân… ông Toàn nhận định: “Có thể chỉ là việc chưa hiểu nhau, tuy nhiên điều đáng nói là tác động xấu của nó đến thương hiệu uy tín đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam”.
Vì thế để giúp “minh oan” cho 2 doanh nghiệp này đồng thời lấy lại uy tín cho doanh nghiệp Việt khi đầu tư ở nước ngoài, ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần lên tiếng bảo vệ doanh nghiệp đồng thời thông qua con đường khác nhau kết nối hội đàm đa phương giữa các bên: Global Witness, Chính phủ hai nước Lào, Campuchia, chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp đầu tư để tìm ra tiếng nói chung.
Phản bác trước cáo buộc Global Witness trên Đài RFA, ông Phay Siphan - Người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nói: “Báo cáo của Global Witness nhằm mục đích sỉ nhục và cáo buộc Chính phủ. Campuchia không ngạc nhiên với báo cáo này vì Global Witness là một tổ chức bảo vệ môi trường đối lập. Chính sách phát triển nông nghiệp Campuchia không chỉ riêng cấp đất tô nhượng làm kinh tế cho các Cty VN. Việc nhượng đất đều dựa trên hai yếu tố cơ bản là khả năng tài chính đầu tư và tính chuyên nghiệp phát triển. Mục đích, phát huy hiệu quả trong công cuộc giảm nghèo và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế. Việc phổ biến báo cáo như vậy không phải là hành động giúp giải quyết vấn đề ở Campuchia, không phải là đối tác để giúp hạn chế người vi phạm. Những gì nêu ra trong báo cáo là có động cơ chính trị, phê phán Chính phủ…”.
Còn Phó thủ tướng thường trực chính phủ Lào Somsavat Lengsavad khẳng định: "Tôi thấy là các doanh nghiệp Việt Nam luôn làm đúng theo thỏa thuận của hai chính phủ. Một số công ty có thể coi là điển hình tốt không chỉ cho các doanh nghiệp Việt Nam đến sau mà còn cho các DN nước ngoài sang đầu tư tại Lào".
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL cũng nhấn mạnh: Các dự án trồng cao su ở Lào và Campuchia, HAGL đều không khai thác hay mua bán dù chỉ một cây gỗ...
Còn Phó thủ tướng thường trực chính phủ Lào Somsavat Lengsavad khẳng định: "Tôi thấy là các doanh nghiệp Việt Nam luôn làm đúng theo thỏa thuận của hai chính phủ. Một số công ty có thể coi là điển hình tốt không chỉ cho các doanh nghiệp Việt Nam đến sau mà còn cho các DN nước ngoài sang đầu tư tại Lào".
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL cũng nhấn mạnh: Các dự án trồng cao su ở Lào và Campuchia, HAGL đều không khai thác hay mua bán dù chỉ một cây gỗ...
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực