Xa hoa chốn cửa đền tư
Sự liên tưởng ấy có vẻ cũng có nguyên nhân. Khi chúng tôi tìm về đây, đứng cách dinh thự của “Mẫu” The chừng 1km đã dễ dàng nhận ra một tòa tháp tráng lệ, đây chính là điểm nhấn trong quần thể kiến trúc mà “Mẫu” The đã dày công xây dựng. Tòa tháp ấy cao trên dưới 40m, với trên hai chục tầng. Dưới tầng 1 là một điện thờ hoành tráng với diện tích khoảng 50m2.
Đền "Mẫu" The choáng ngợp khách thập phương ngay từ xa bởi 1 tòa tháp tráng lệ |
>>>Xem biệt phủ nguy nga của chủ nhân bữa cỗ 2000 mâm ở Hải Dương
Ngoài điểm nhấn là tòa tháp nguy nga tráng lệ, trong khuôn viên còn có thêm vài điện thờ to cỡ bằng nửa diện tích của một mái đình. Rất nhiều khu biệt thự kiểu nhà vườn. Một nhóm thợ gần 20 người, đến từ Thừa thiên Huế, cũng đang gấp rút với phần việc trang trí họa tiết của mình để hoàn thành một điện mới. Mỗi ngày công của họ được trả khá cao.
Theo như tìm hiểu của phóng viên, xung quanh đền “Mẫu” The, các dịch vụ như đổi tiền lẻ, trông xe, đi vệ sinh tính phí, hàng ăn, nhà trọ… cũng có cơ hội mặc sức “tung hoành”. Giá trông xe ô tô là 20.000/lượt gửi, xe máy là 5.000/lượt gửi; giá nhà trọ là 40 – 50.000 đồng/đêm; đi vệ sinh 2.000 đồng/lượt… Bên trong đền, đội ngũ nhân viên từ người trông đền, tới tạp vụ rồi công nhân xây dựng đều được trả công, ăn lương hàng tháng.
Sự xa hoa đến từ những kết cấu bên trong đền. |
Cùng với đó, sự thật về 2000 mâm cỗ mà những ngày qua đang làm xôn xao dư luận cả nước dần được phơi bày qua tâm sự của chính những người trực tiếp tham gia các khâu đoạn làm nên bữa cỗ thịnh soạn mà “Mẫu” thiết đãi khách thập phương trong ngày Rằm tháng giêng vừa qua. Ông Đoàn Văn Thơi - Chủ tịch UBND xã Ái Quốc cũng khẳng định điều này.
Cuồng tín “Mẫu” The
Ông Đoàn Văn Tịch (nguyên trưởng thôn Vũ Xá) hiện đang là công an viên xã Ái Quốc, nói: “Câu chuyện về 2000 mâm cỗ là có thật, nhưng toàn bộ số cỗ ấy là do các con nhang đệ tử thành tâm cúng bái, sau đó “Mẫu” cho mang ra để làm cơm thiết đãi mọi người. Hôm đó, ông cùng với một số người cũng tham gia “làm từ thiện” bằng cách đảm bảo an ninh trật tự xung quanh khu vực đền Mẫu”.
Về vấn đề trộm cắp, móc ví, điện thoại, cảnh tắc đường hàng km, ông Tịch cho biết cũng đã diễn ra trong ngày Rằm tháng giêng vừa qua tại khu vực đền “Mẫu” The.
Ông Đoàn Văn Tịch (nguyên trưởng thôn Vũ Xá) |
Trong khi đó, cô Q. và một số người người trực tiếp tham gia buổi nấu ăn hôm đó đểu khẳng định, mâm cỗ là do “Mẫu” đặt bên ngoài. Khách tới, nếu thiếu cỗ lại gọi điện cho họ mang tới. Số tiền “Mẫu” đặt cơm, trả tiền công cho mọi người đều trích từ tiền “tâm” của khách thập phương.
Cô Q. cho biết thêm: “Đúng ngày rằm tháng giêng chúng tôi phải thức cả đêm để bày cỗ phục vụ khách thập phương. Sau ngày đó, mệt nhất chỉ là rửa bát. Nhiều vô kể. Cả đội có 120 người, chủ yếu là người dân xung quanh làng, nam có, nữ có. Các chị em phụ nữ giặt rửa thau chậu, xoong nồi, quét dọn vườn tược, nhặt rác quét lá. Cánh đàn ông khỏe mạnh thì xách nước rửa nền nhà, rửa sân...
400.000 đồng cộng với bộ màn tuyn trị giá 150.000 đồng, đó là tiền công cho mỗi người tham gia đội ngũ nấu ăn từ 12 – 16/1/2012 (âm lịch). Ai cũng có tiền công cả. Thậm chí số cỗ còn lên tới 2.500 mâm ấy chứ. Lúc đông, có mâm còn ngồi tới 8 – 9 người”. Trước đây nhà cô Q. cùng một số hộ dân trong làng đã bán ruộng với giá 20 triệu/sào cho “Mẫu” The để mở phủ với diện tích phải được ước tính bằng hecta, mà mất gần 1 tiếng đồng hồ mới đi dạo hết cả khuôn viên.
Chia sẻ về lý do năm nay “Mẫu” lại mở cỗ lớn, một người làm tạp vụ trong đền cho biết: Bát đũa “Mẫu” đều sắm đủ nhằm cung ứng kịp thời cho một lượng khách rất lớn. Mỗi năm phủ “mẫu The” có ba ngày trọng đại: Rằm tháng Giêng, ngày mở cửa phủ đầu năm, ngày Hiếu mẫu (13/3 âm lịch). Những ngày đó, “Mẫu” biện rất nhiều mâm cơm để thết hàng vạn khách thập phương từ khắp nơi dồn về. Năm nay “Mẫu” soi thấy phần âm của người đi làm lễ cũng phải ăn cùng nên thiết tiệc lớn ngàn mâm. Đông lắm, thậm chí còn không có chỗ mà ngồi ăn. Người đi lễ thì chen chúc, nhìn đâu cũng chỉ thấy người.
Ngày Rằm tháng giêng, bà là người trực tiếp thu tiền từ 3 phủ và thấy: “Loại tiền nào cũng có, nhiều quá nên tôi cũng chẳng đếm”.
Để đi tham quan hết đền "Mẫu" The cũng phải mất gần 1 tiếng đồng hồ |
Khi chúng tôi đặt vấn đề với một người dân ở cách phủ “Mẫu” The chừng 300m, là qua làm lễ giải hạn thì nhận được những tiếng thở dài của họ. “Vào đó thăm quan thì được chứ vào đặt lễ thì tiền đâu mà trải hết được các ban bệ”. Rồi cô cười lớn: “Nhà tôi hôm đó cũng mở dịch vụ trông xe. Có khách còn “sùng” tới mức tôn “Mẫu” hơn cả Hùng Vương. Một sự cuồng tín và sai lầm quá mức”.
Từng dòng người vẫn tấp nập ra vào phủ “Mẫu” The, họ không quên ghi lại những bức ảnh tại một khu, với họ là linh thiêng nhưng lại tráng lệ như cung điện. Chúng tôi thoáng thấy cả những người đặt lễ 500.000 đồng. Và rất khó để gặp được “Mẫu” The.
Bàn về vấn đề “Mẫu” The, Giáo sư Trần Lâm Biền nói: Dân gian ta có câu “Ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng”. Việc ăn uống linh đình ở một chốn được xem là linh thiêng như thế là hết sức nhảm nhí. Làm những cái gì vật chất quá, to lớn quá thì tâm linh sẽ càng nhỏ đi”. Hành động đó thật khó chấp nhận được.
>>>Xem biệt phủ nguy nga của chủ nhân bữa cỗ 2000 mâm ở Hải Dương