Càng cấm càng cố
Không khó để nhận ra thói quen xấu này của người Việt. Nhất là cuộc sống ở chốn thành thị đông đúc, thói xấu này càng thể hiện rõ ràng hơn.
Không khó để nhận ra thói quen xấu này của người Việt. Nhất là cuộc sống ở chốn thành thị đông đúc, thói xấu này càng thể hiện rõ ràng hơn.
Càng cấm đổ rác, rác càng chất đống (ảnh: internet) |
Ngay cả cái nhu cầu hằng ngày cũng bị treo biển cấm???(Ảnh:Đỗ Linh) |
Càng cấm càng cố, cấm bán hàng rong thì vẫn cứ bán đầy đường, cấm đổ rác thì đống rác chất cao như núi, cấm vượt đèn đỏ thì… tùy cơ ứng biến. Không khó để nhìn thấy các bảng thông báo to đùng với chữ Cấm, nhưng càng cấm thì càng cấm càng không được.
Sống bon chen Điều này dễ nhận thấy khi các bạn tham gia vào cộng đồng. Như tham gia giao thông chẳng hạn. Nếu đường rộng đường dài thênh thang, đường anh anh đi đường tôi tôi đi. Còn khi gặp tắc đường thì sao? Sẽ là cố nhích lên từng tí một, là băng qua vỉa hè dành cho người đi bộ, đủ mọi cách. Khi không còn cách vượt nữa thì mới chấp nhận việc chờ đợi. Lối sống bon chen làm người ta không còn biết đâu là thứ tự, việc cố gắng để vượt trước là điều dễ hiểu.
Cảnh tắc đường là chuyện thường ngày (ảnh: internet) |
Nhưng phải nói rằng văn hóa tham gia giao thông của người Việt còn quá kém. Tâm lí sốt ruột vì phải đứng trên đường, hít bụi, phơi nắng cũng là điều dễ hiểu. Gặp tắc đường, người nọ nối theo sau người kia. Nhưng nếu không may bạn bị lỡ đà, không ga lên được khi phía trước có khoảng trống, thì một là bạn sẽ mất phần, hai là nhận được vài lời giục giã khó chịu của người đi sau và có thể nhận “khuyến mãi” vài cú húc vào đít xe bạn.
Sự bon chen thể hiện rõ ràng, cụ thể khi ta tham gia vào cộng đồng. Tính nhường nhịn, nhẫn nại dường như bị xem thường. Vào giờ cao điểm, ở bến xe bus có thể có rất nhiều người chờ xe. Và khi xe bus đến, họ chạy nháo nhào lên bất chấp việc xô đẩy nhau. Không hiếm thấy những cảnh chen chúc trên xe bus, có khi là quá quen rồi nên đó xem như chuyện bình thường.
Sự bon chen thể hiện rõ ràng, cụ thể khi ta tham gia vào cộng đồng. Tính nhường nhịn, nhẫn nại dường như bị xem thường. Vào giờ cao điểm, ở bến xe bus có thể có rất nhiều người chờ xe. Và khi xe bus đến, họ chạy nháo nhào lên bất chấp việc xô đẩy nhau. Không hiếm thấy những cảnh chen chúc trên xe bus, có khi là quá quen rồi nên đó xem như chuyện bình thường.
Vô duyên
Không phải ai cũng vậy nhưng cũng có một bộ phận người Việt như vậy. Ăn nói quá to ở nơi công cộng, thích gây sự chú ý, giỏi “chém gió”, hay văng tục bừa bãi…
Không phải ai cũng vậy nhưng cũng có một bộ phận người Việt như vậy. Ăn nói quá to ở nơi công cộng, thích gây sự chú ý, giỏi “chém gió”, hay văng tục bừa bãi…
Thoải mái yêu đương nơi công cộng (ảnh:internet) |
Sự “vô duyên” này thể hiện ở đa số các bạn trẻ. Cái ăn, cái mặc, tiếng nói là sự thể hiện đạo đức lễ nghĩa của con người. Nhưng các bạn trẻ ngày nay thì sao? Chửi tục vô tội vạ, thậm chí chửi cả thầy cô, bố mẹ sau lưng, ăn mặc thì hở hang, khoe thân. Ngay cả chuyện yêu đương cũng thể hiện sự vô duyên, yêu đương nơi công cộng, lấy công viên làm nơi tình tứ để bao người lớn nhìn thấy phải bẽ bàng thay.
Ích kỉ, vụ lợi Báo chí vẫn nói thường ngày về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm lên đến mức báo động và là mối lo ngại lớn của xã hội, ví dụ như lấy gà bị chết dịch mà đem bán, lấy chất hoá học độc hại mà pha chế thành rượu giả, lấy chất tẩy rửa toa lét mà chế biến thức ăn, phun thuốc kích thích và thuốc trừ sâu cho rau ngày hôm trước thì hôm sau đem bán... Nghĩa là mặc dù biết những thứ đó là rất độc hại và thậm chí có thể gây chết người nhưng miễn là có lợi cho mình là được, còn người khác thì "mặc kệ" - đó là biểu hiện của thói ích kỷ, vụ lợi mà hậu quả không những chỉ trước mắt mà ảnh hưởng lâu dài tới nòi giống "người Việt".
Dân mình tự đầu độc người mình (ảnh: internet) |
Đây là một điều rất nguy hiểm cho toàn xã hội khi tình trạng bệnh tật và nhất là những căn bệnh nguy hiểm đang ngày càng tăng lên.
Xả rác vô tội vạ
Một điều quá dễ để nhận thấy. Nếu không có các cô chú công nhân vệ sinh ngày ngày dọn dẹp thì đất nước chúng ta sẽ ngập chìm trong biển rác. Ghé qua mua chút đồ ăn bên đường, ăn xong cũng vứt luôn ra đường. Đi phát tờ rơi, phát không hết cũng ném đầy ra đường, đi xem ca nhạc ngoài trời, lúc vể cả đoạn đường ngập rác… Thói quen đấy chỉ làm khổ các cô chú công nhân vệ sinh và làm xấu mặt chính người Việt.
Một điều quá dễ để nhận thấy. Nếu không có các cô chú công nhân vệ sinh ngày ngày dọn dẹp thì đất nước chúng ta sẽ ngập chìm trong biển rác. Ghé qua mua chút đồ ăn bên đường, ăn xong cũng vứt luôn ra đường. Đi phát tờ rơi, phát không hết cũng ném đầy ra đường, đi xem ca nhạc ngoài trời, lúc vể cả đoạn đường ngập rác… Thói quen đấy chỉ làm khổ các cô chú công nhân vệ sinh và làm xấu mặt chính người Việt.
Phát tờ rơi hay là xả rác? (ảnh:internet) |
Tất nhiên, người Việt còn có rất nhiều đức tính tốt đẹp khác như cần cù, thông minh, ham học hỏi,… nhưng những đức tính tốt đó sẽ chỉ được phát huy cao nhất khi những tính xấu bị bài trừ.
Đỗ Linh