Vào ngày 30.4.1975, cuộc chiến tranh khốc liệt và dai dẳng kết thúc, non sông Việt Nam nối liền một dải. Bom đạn từ đây thôi rơi, người dân Bắc - Trung - Nam từ đây sum họp một nhà như lời ca “Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giấc mơ về một đất nước độc lập, thống nhất, về một nền hòa bình dài lâu trở thành hiện thực. Nhưng quá khứ cắt chia dài dằng dặc, với phân giới bên này - bên kia cả về địa lý lẫn nhân tâm, đã để lại trong lòng đất nước thời bình những vết cắt hằn sâu. Hàn gắn, hòa giải và hòa hợp vì một nước Việt Nam hùng mạnh, do đó, là mong muốn chung, đồng thời cũng là thách thức lớn trong suốt những năm tháng hòa bình.
Gần bốn thập kỷ trôi qua kể từ ngày thống nhất, hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn là một vấn đề thời sự. Nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày thống nhất đất nước, chúng ta cùng nhìn lại quá khứ để hướng tới một tương lai tươi sáng cho Tổ quốc Việt Nam cường thịnh, cho một nền hòa bình vĩnh hằng.
* Là một nhà nghiên cứu ở miền Nam và là một trí thức Công giáo, ông nhìn nhận sự kiện 30.4 như thế nào?
Gần bốn thập kỷ trôi qua kể từ ngày thống nhất, hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn là một vấn đề thời sự. Nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày thống nhất đất nước, chúng ta cùng nhìn lại quá khứ để hướng tới một tương lai tươi sáng cho Tổ quốc Việt Nam cường thịnh, cho một nền hòa bình vĩnh hằng.
* Là một nhà nghiên cứu ở miền Nam và là một trí thức Công giáo, ông nhìn nhận sự kiện 30.4 như thế nào?
- Đầu tiên tôi có thể nói ngay rằng là hầu hết nhân dân miền Nam lấy làm vui vẻ, sung sướng đối với ngày 30.4.1975, vì ngày này đã chấm dứt chiến tranh sau 20 năm chiến tranh gây nhiều đau khổ cho dân tộc Việt Nam.
ông Nguyễn Đình Đầu nói rằng dù trải qua nhiều biến cố, người Việt Nam vẫn đoàn kết, vẫn giữ vững tinh thần dân tộc |
Riêng tôi với tư cách là người Công giáo, tôi xin nói thêm một chút về phần mà tôi chứng kiến, đóng góp một chút như thế này: Ngày 15.4.1968, Đức Giáo hoàng Phaolô (Paul) VI đã ra một thông điệp Mân côi về hòa bình, kêu gọi hòa bình cho Việt Nam trong lúc chiến tranh ở Việt Nam leo thang đến đỉnh cao. Đức Giáo hoàng kêu gọi các bên nên điều đình để sớm chấm dứt chiến tranh; vì nếu không, một ngày kia cũng phải điều đình để chấm dứt chuyện đau thương này nhưng đến lúc đó sẽ có nhiều đau khổ hơn nữa.
Tôi có thân với luật sư Nguyễn Văn Huyền, lúc đó là Chủ tịch Thượng nghị viện miền Nam Việt
“Tôi vẫn còn nhớ là sau ngày thống nhất, thượng tướng Trần Văn Trà đã nói, đại ý rằng giữa người Việt Nam với nhau không có thắng có bại”.
Nam. Ông Huyền không phải là người Cộng sản nhưng là một người theo đạo và là một người tốt. Khi Đức Giáo hoàng kêu gọi hòa bình, ông Huyền đã hướng đến việc chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình. Đến 1975, ông Dương Văn Minh thành lập chính quyền đã mời ông Huyền làm Phó tổng thống phụ trách hòa đàm.
Trong thời khắc lịch sử của ngày 30.4.1975, đất nước thống nhất mà không thiệt hại thêm về người và của. Đối với nhiều người, họ xem đây là chuyện chấm dứt một cuộc chiến tranh ác liệt. Còn tôi nghĩ sự kết thúc như vậy là một điều lạ, đặc biệt, rất đáng lưu ý và đáng ghi vào lịch sử.
Riêng tôi có một đóng góp nhỏ, đó là tham gia vào nhóm bên phía chính quyền miền Nam nỗ lực kêu gọi ngưng tiếng súng trong những giờ phút cuối cùng, mà tôi nghĩ có lẽ sự đóng góp ấy cũng là ngẫu nhiên mà thôi.
Khi thương vong được hạn chế đáng kể, tôi cảm thấy rất vui mừng. Tôi vẫn còn nhớ là sau ngày thống nhất, thượng tướng Trần Văn Trà đã nói, đại ý rằng giữa người Việt Nam với nhau không có thắng có bại mà đây là một thắng lợi của Việt Nam khi buộc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam
Khi ông Trà nói như thế thì những người như chúng tôi hay là những người dân thường ai cũng lấy làm vui vẻ, cho rằng đây là thời điểm hòa hợp, hòa giải dân tộc thật sự và đặc biệt là chấm dứt 20 năm chiến tranh đau thương.
Tôi lấy làm tiếc vì sau ngày ấy, chuyện cải tạo, thay đổi xã hội miền Nam, vấn đề nhà cửa đất đai, cải tạo công thương nghiệp…, thì trong những chính sách như thế làm cho những người quen sống, tôi tạm gọi là quen sống tự do trong xã hội miền Nam 20 năm, theo kiểu dân chủ Tây phương ít nhiều, tất nhiên họ thấy bỡ ngỡ, khó khăn… Về phương diện xã hội, tôi thấy có sự căng thẳng.
* Như vậy sau chiến tranh, chúng ta đã có những chia rẽ giữa người Việt Nam với nhau?
- Giữa người Việt Nam với nhau, với tư cách Việt Nam, thật sự không có chia rẽ. Có chăng là những người vội vàng bởi xã hội lúc đó không như bây giờ chúng ta thấy, không như bây giờ chúng ta quan sát. Tôi xin nói thật lúc đó cũng có quan điểm khá căng thẳng, cho rằng giải phóng về chính trị đã đành nhưng còn phải giải phóng con người về phương diện xã hội nữa. Điều này phần nào gây ra sự căng thẳng trong xã hội. Nhưng nói người Việt Nam chia rẽ với nhau, tôi không thấy.
Đến bây giờ đã gần 40 năm rồi, như tôi nói ban đầu, có đôi chút khó khăn nhưng về sau chúng ta
“Người Việt Nam vẫn luôn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó là trong những thử thách hiểm nghèo nhất, tình yêu quê hương và lòng tự tôn dân tộc đã luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải và đại nghĩa”.
đã có nhiều đổi mới và có nhiều thay đổi. Thay đổi là cả một quá trình chứ không thể giục một cái là làm được ngay. Cho đến bây giờ chúng ta gặp nhau và nói đến chuyện này, thì sự thay đổi ấy tôi nghĩ là đặc biệt vì đã làm thay đổi đất nước, hàn gắn được vết thương chiến tranh. Nói như thế không phải hoàn toàn làm cho 100% người dân Việt Nam toại nguyện. Điều này tôi nghĩ cũng bình thường vì bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại một số vấn đề cả.
Xã hội chúng ta vốn có nhiều biến động, đã mất rất nhiều năm tháng chống lại ách đô hộ và ngoại xâm, từng chịu những sự hy sinh, mất mát, đau khổ khá nhiều nhưng vượt lên tất cả, tôi thấy người Việt Nam vẫn luôn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó là trong những thử thách hiểm nghèo nhất, tình yêu quê hương và lòng tự tôn dân tộc đã luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải và đại nghĩa.
* Sau sự kiện 30.4.1975, nhiều trí thức ra nước ngoài, nhiều người ở lại. Những người ở lại như ông đã vượt qua những thách thức nào để có thể tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của đất nước?
- Như đã nói, tôi có quen biết và cũng có thể nói là thân với một số người bên phía miền Nam Việt Nam. Thú thật là tính tôi dễ thân với người ta. Tôi cũng có thân với một số người bên Mặt trận Giải phóng do hoàn cảnh đặc biệt và sự an bài ngẫu nhiên, đưa tôi đến chỗ có thể làm cái gì đó rất nhỏ nhưng trong lúc ấy lại rất quan trọng. Trong sự rộng lớn của toàn dân Việt Nam, riêng tôi có đóng góp một tí để trong ngày kết thúc chiến tranh, tại thành phố này, không còn tổn thương thêm về sinh mạng, vật chất. Cái đó là một phần thưởng. Có lẽ là cả đời con người có được phần thưởng như thế thì mình không thể quên được, không thể từ chối được nó.
Ở lại, bản thân tôi không phải là không phải gặp khó khăn, không phải không bị nhòm ngó. Tôi nghĩ lúc đó mình đã lớn tuổi, đã từng đi ra nước ngoài sống ít lâu nhưng tôi thấy tinh thần của Cụ Hồ, đó là tinh thần đoàn kết dân tộc và tin chắc sớm muộn gì mọi người cũng đoàn kết lại. Vậy là tôi quyết định ở lại. Nhưng thú thật là sự khó khăn ấy kéo dài quá lâu.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu về các bản đồ xác định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa |
Tôi nghĩ là các nhà lãnh đạo nghĩ tôi không có công nhưng cũng cho rằng tôi không có tội. Ở lại khi tuổi đã xế chiều, tôi chuyên tâm đi sâu vào nghiên cứu, không ngờ ích lợi cho việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
Nói thật tôi không phải là nhà nghiên cứu được ủng hộ hay chuyên môn đặc biệt nhưng mà nó có những cái ngẫu nhiên, thành thử ra qua sự đóng góp ấy, chuyện này nói hơi chủ quan chút nhé, là hóa ra những việc mình cố gắng không uổng phí, không vô ích.
Tôi xin cảm ơn những người hiểu biết về những vấn đề tôi làm như vậy là vì dân tộc, vì đất nước. Tất nhiên mọi người cũng hiểu tôi, là người Công giáo nhưng cũng vì dân tộc, vì đất nước. Những người Cộng sản thấy tôi không vào Đảng cũng không đến nỗi là điều gì đó quá phê phán.
Tôi nghĩ sự cống hiến cho dân tộc, cho đất nước không cần phải có sự phân biệt này kia. Nếu mình hiểu và làm được như thế thì sức mạnh chung sẽ lớn mạnh hơn.
* Trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, ông có những ý kiến gì về việc tập hợp sức mạnh của trí thức để đấu tranh vì chủ quyền?
Tôi nghĩ chúng ta đã quan tâm đến vấn đề trí thức nhưng sự quan tâm ấy chưa đúng mức, chưa rõ ràng. Có thể có một số tiền cũng đã bỏ ra nhưng không đặt vào đúng chỗ đáng lẽ phải bỏ ra.
Nói thêm về việc chúng ta tranh đấu chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì phải nói đến hai việc. Một là mình phải phổ biến tin tức một cách rộng rãi, không những cho các nhà khoa học, các giáo sư, học sinh, sinh viên mà còn phải phổ biến đến người dân bình thường nữa. Bây giờ chúng ta cứ nói chung chung Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta nhưng mà nó cụ thể như thế nào thì không ai mường tượng được. Chúng ta phải tăng cường tuyên truyền. Tôi đề nghị cần phải tổ chức ngày càng nhiều hơn nữa những cuộc gặp gỡ, hội thảo, triển lãm, ra nhiều sách vở để phổ biến những tin tức ấy.
Cho đến bây giờ tôi hiểu chính quyền có sự khôn ngoan là không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc nhưng đồng thời chúng ta cũng phải thấy rằng, nên phổ biến những tin tức chủ quyền của Việt Nam từ xa xưa bằng những tài liệu chính thức, không ai có thể chối cãi được, những tài liệu ấy của Việt Nam đã đành nhưng còn có nhiều tài liệu của Trung Quốc, của các nước phương Tây cũng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Thứ hai là chúng ta đừng quên bây giờ là kinh tế thị trường nhưng thực tế là những nhà nghiên cứu về lĩnh vực này thường chịu nhiều thiệt thòi. Mất rất nhiều công sức, thời gian nghiên cứu mới có thể ra được một công trình nhưng khi in sách để công bố thì thường là bị lỗ. Chính điều này không thu hút được người mới trong việc nghiên cứu.
Vì thế tôi nghĩ Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi rộng rãi hơn cho lĩnh vực nghiên cứu bảo vệ chủ quyền đất nước bởi đây là vấn đề rất lớn. Phải thật sự quan tâm đến vấn đề nghiên cứu nhưng không phải là nghiên cứu khơi khơi.
* Với giới trẻ, ông gửi gắm điều gì mà ông cho là tâm huyết nhất?
- Tôi cũng từng thanh niên. Với thanh niên nói chung, ai cũng có hoài bão, ai cũng muốn mình trở thành người như thế này, như thế kia, có ích cho xã hội, trở thành người tốt, tử tế, lập gia đình đàng hoàng, có công ăn việc làm đầy đủ, thực hiện được lý tưởng của mình.
Tôi thấy trong thời tôi sống, qua nạn đói 1945, quá nửa đời tôi sống dưới chế độ thực dân và chiến tranh, thế hệ tôi có lý tưởng do hoàn cảnh của đất nước tạo nên. Bây giờ đất nước mình thanh bình, phát triển, kỹ thuật, thông tin rất phổ biến. Ví như chuyện nổ bom ở Boston hôm trước, ngay liền sau đó thì cả thế giới biết, Việt Nam cũng biết.
Phương tiện thông tin bây giờ ở Việt Nam rất cao, phần nào nó làm loãng tình hình, lý tưởng của người trẻ nó nhiều thứ quá, không biết phải chọn cái gì, không biết nên làm cái gì, làm như thế nào. Thành thử ra điều tôi mong ước từng người lớn, những bậc làm cha mẹ, chính quyền nên có thái độ hướng dẫn để cho thanh niên thấy mình không chọn cái này thì chọn cái kia, chứ không nhất thiết là đậu cao.
Cái nhất thiết là tạo ra con người có ích lợi, có kỹ thuật cao mà kỹ thuật cao đó không thể chỉ qua bằng cấp mà có được.
Phần lớn những người như chúng tôi là tự học. Dù có bằng cấp rồi cũng phải tự học. Không tự học thì quên hết. Nói thật chứ ai nhớ trung học mình học cái gì đâu, đại học mình học cái gì đâu.
Trở thành công dân tốt, trở thành con người tốt của cả nhân loại, rất cần thiết, rất có thể và ai cũng có thể trở thành người như thế. Và muốn trở thành như thế tôi xin nói thật là phải tự học, tự đào tạo. Thật sự tôi rất thích cụ Phan Chu Trinh. Cụ đã nói và tôi đến giờ vẫn tâm đắc làm theo, đó là phải tự học, tự học suốt đời.
* Xin cảm ơn ông!
Nhà trí thức dấn thân
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu được biết đến là một trí thức dấn thân và cũng là một nhân chứng xuyên suốt những chặng đường lịch sử của dân tộc, từ năm 1945 đến nay. Ông sinh năm 1920 trong một gia đình Công giáo nghèo ở nhà số 57 Hàng Giấy, Hà Nội.
Từ thời thiếu niên ông đã gia nhập Hội hướng đạo, Hội truyền bá quốc ngữ rồi phong trào Thanh niên lao động Công giáo. Những đoàn thể này với các nhà lãnh đạo tên tuổi, các giáo sĩ trí thức tiến bộ đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới ông.
Đúng như lời nhận xét của nhà sử học Dương Trung Quốc, là một trí thức Công giáo, ông Nguyễn Đình Đầu đã sớm dấn thân vào thế sự ở những thời khắc hệ trọng đối với vận mệnh đất nước.
Tháng 9.1945, ông tham gia cách mạng với vị trí là Bí thư Bộ Kinh tế, được giao nhiệm vụ vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói. Ngày 29.4.1975, ông lập một phái đoàn đại diện cho chính quyền Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền đến Trại David hòa đàm ngừng bắn, qua đó giúp giảm bớt đổ máu trong ngày cuối của cuộc chiến.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông đã dốc toàn lực, chuyên tâm nghiên cứu sâu về điền thổ, địa bạ thời Nguyễn - là những tài liệu quý mô tả ruộng đất Việt Nam cách đây đã hơn 200 năm, ghi lại diện tích từng làng, vị trí, cách sử dụng, chủ sở hữu của toàn bộ đất đai các làng xã Việt Nam, từ cực bắc Tổ quốc cho đến mũi Cà Mau.
Đặc biệt, sau hơn nửa thế kỷ nghiên cứu, ông Nguyễn Đình Đầu có một bộ sưu tập bản đồ Việt Nam khổng lồ với hơn 3.000 tấm, trong đó có nhiều bản đồ cổ của nước ta, của Trung Quốc và nhiều nước phương Tây khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng chính từ những tấm bản đồ ấy đã tiếp sức để ông trở thành một người thành công trong việc “giải mã” những tấc đất mà cha ông đã mất bao máu xương để khai phá và bảo vệ.
Ít ai tin được rằng, ở cái tuổi 93, mỗi bữa chỉ ăn được lưng bát cơm cùng với chứng bệnh gai cột sống luôn khiến cơ thể đau nhức, hằng ngày, người “giải mã từng tấc đất xưa” ấy vẫn miệt mài với công việc nghiên cứu.
Ông bảo hình hài đất nước Việt Nam từ xa xưa cho đến bây giờ và mãi mãi về sau không thể nào thiếu Hoàng Sa và Trường Sa. Và công việc quan trọng nhất mà ông làm trong những năm tháng cuối đời là hoàn tất tập sách Hoàng Sa - Trường Sa đích thực là của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu được biết đến là một trí thức dấn thân và cũng là một nhân chứng xuyên suốt những chặng đường lịch sử của dân tộc, từ năm 1945 đến nay. Ông sinh năm 1920 trong một gia đình Công giáo nghèo ở nhà số 57 Hàng Giấy, Hà Nội.
Từ thời thiếu niên ông đã gia nhập Hội hướng đạo, Hội truyền bá quốc ngữ rồi phong trào Thanh niên lao động Công giáo. Những đoàn thể này với các nhà lãnh đạo tên tuổi, các giáo sĩ trí thức tiến bộ đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới ông.
Đúng như lời nhận xét của nhà sử học Dương Trung Quốc, là một trí thức Công giáo, ông Nguyễn Đình Đầu đã sớm dấn thân vào thế sự ở những thời khắc hệ trọng đối với vận mệnh đất nước.
Tháng 9.1945, ông tham gia cách mạng với vị trí là Bí thư Bộ Kinh tế, được giao nhiệm vụ vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói. Ngày 29.4.1975, ông lập một phái đoàn đại diện cho chính quyền Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền đến Trại David hòa đàm ngừng bắn, qua đó giúp giảm bớt đổ máu trong ngày cuối của cuộc chiến.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông đã dốc toàn lực, chuyên tâm nghiên cứu sâu về điền thổ, địa bạ thời Nguyễn - là những tài liệu quý mô tả ruộng đất Việt Nam cách đây đã hơn 200 năm, ghi lại diện tích từng làng, vị trí, cách sử dụng, chủ sở hữu của toàn bộ đất đai các làng xã Việt Nam, từ cực bắc Tổ quốc cho đến mũi Cà Mau.
Đặc biệt, sau hơn nửa thế kỷ nghiên cứu, ông Nguyễn Đình Đầu có một bộ sưu tập bản đồ Việt Nam khổng lồ với hơn 3.000 tấm, trong đó có nhiều bản đồ cổ của nước ta, của Trung Quốc và nhiều nước phương Tây khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng chính từ những tấm bản đồ ấy đã tiếp sức để ông trở thành một người thành công trong việc “giải mã” những tấc đất mà cha ông đã mất bao máu xương để khai phá và bảo vệ.
Ít ai tin được rằng, ở cái tuổi 93, mỗi bữa chỉ ăn được lưng bát cơm cùng với chứng bệnh gai cột sống luôn khiến cơ thể đau nhức, hằng ngày, người “giải mã từng tấc đất xưa” ấy vẫn miệt mài với công việc nghiên cứu.
Ông bảo hình hài đất nước Việt Nam từ xa xưa cho đến bây giờ và mãi mãi về sau không thể nào thiếu Hoàng Sa và Trường Sa. Và công việc quan trọng nhất mà ông làm trong những năm tháng cuối đời là hoàn tất tập sách Hoàng Sa - Trường Sa đích thực là của Việt Nam.
Đình Phú/Thanh Niên