Hải quân Trung Quốc liên tục tập trận trên Biển Đông trong năm qua khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực, các nước ven Biển Đông quan ngại. |
Phiên bản hải ngoại tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 16/9 có bài xã luận của Vương Vũ, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế với giọng thách thức dư luận: "Đừng mơ mượn COC để trói chân Trung Quốc".
Theo tờ báo này, trong 2 ngày 14 và 15 vừa qua các quan chức ASEAN - Trung Quốc đã gặp nhau trong một hội nghị lần thứ 16 về việc thực hiện Thỏa thuận về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC tại Tô Châu, nhưng khác với các lần trước, lần này các nhà đàm phán còn thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Nhân Dân nhật báo cho rằng "một số quốc gia cá biệt" ở Đông Nam Á lại muốn nhân cơ hội này hy vọng có bước đột phá ký kết được COC mà Bắc Kinh cho là "kỳ vọng quá cao". Tờ báo suy diễn, mục đích thúc đẩy ký kết COC của "quốc gia cá biệt" trong ASEAN là nhằm mượn COC để trói chân Trung Quốc. COC theo Bắc Kinh là "mục tiêu cấp cao" được xác định khi ký DOC năm 2002 để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Nói rồi Nhân Dân nhật báo chỉ đích danh Philippines là "quốc gia cá biệt điển hình" và cho rằng Manila tự biết mình không đủ thực lực tranh đấu với Trung Quốc và đối đầu với Bắc Kinh sẽ rơi vào thế bất lợi nên theo Bắc Kinh, Manila muốn mượn COC với đặc điểm có tính ràng buộc pháp lý để hạn chế Trung Quốc sử dụng cái gọi là "lực lượng chấp pháp" và sức mạnh quân sự bành trướng trên Biển Đông.
Theo tờ báo này, trong 2 ngày 14 và 15 vừa qua các quan chức ASEAN - Trung Quốc đã gặp nhau trong một hội nghị lần thứ 16 về việc thực hiện Thỏa thuận về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC tại Tô Châu, nhưng khác với các lần trước, lần này các nhà đàm phán còn thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Nhân Dân nhật báo cho rằng "một số quốc gia cá biệt" ở Đông Nam Á lại muốn nhân cơ hội này hy vọng có bước đột phá ký kết được COC mà Bắc Kinh cho là "kỳ vọng quá cao". Tờ báo suy diễn, mục đích thúc đẩy ký kết COC của "quốc gia cá biệt" trong ASEAN là nhằm mượn COC để trói chân Trung Quốc. COC theo Bắc Kinh là "mục tiêu cấp cao" được xác định khi ký DOC năm 2002 để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Nói rồi Nhân Dân nhật báo chỉ đích danh Philippines là "quốc gia cá biệt điển hình" và cho rằng Manila tự biết mình không đủ thực lực tranh đấu với Trung Quốc và đối đầu với Bắc Kinh sẽ rơi vào thế bất lợi nên theo Bắc Kinh, Manila muốn mượn COC với đặc điểm có tính ràng buộc pháp lý để hạn chế Trung Quốc sử dụng cái gọi là "lực lượng chấp pháp" và sức mạnh quân sự bành trướng trên Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận gây căng thẳng trên Biển Đông. |
Nhân Dân nhật báo và giới chức Trung Quốc đang cố tình lờ đi một thực tế là việc toàn khối ASEAN đã thống nhất chung một tiếng nói trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán ký kết COC ngay từ phiên họp ngắn tại Thái Lan vừa qua. Sở dĩ có sự thống nhất đó vì ai cũng thấy những động thái bành trướng sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông đang là nhân tố bất ổn tiềm tàng có thể dẫn tới xung đột. Tờ báo giở giọng, DOC nói rằng các bên nỗ lực ký kết COC "trên cơ sở các bên thỏa thuận, nhất trí" và cho rằng Philippines đã không đếm xỉa tới nguyên tắc "thỏa thuận nhất trí" này mà cứ thích một mình một kiểu, nhưng chính Trung Quốc mới là phía phá vỡ nguyên tắc, vi phạm DOC và chỉ tìm cớ né tránh, trì hoãn COC để rảnh tay tiếp tục mở rộng phạm vi bành trướng trên Biển Đông. Thứ 2, Vương Vũ cho rằng các bên đòi ký COC là muốn dùng COC để giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Rõ ràng đây là một kiểu suy luận chụp mũ của giới học giả Bắc Kinh. Bất kỳ ai cũng thừa hiểu COC là công cụ pháp lý cần thiết để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông khi DOC liên tục bị Bắc Kinh vi phạm, COC không phải chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Cách suy luận chụp mũ này chỉ là cái cớ để Bắc Kinh ép các bên ngồi vào bàn đàm phán song phương với Trung Quốc. Thứ 3, bài viết của ông Vũ trên tờ Nhân Dân nhật báo cho rằng đòi hỏi sớm đàm phán ký kết COC là "một bước lên Trời" và không thực tế. Vẫn chỉ là cách ngụy biện không lạ lẫm gì của giới học giả, truyền thông Bắc Kinh nhằm tiếp tục hoãn binh COC, khi ASEAN thúc đẩy tiến trình này thì Bắc Kinh quay sang chụp mũ cho "quốc gia cá biệt" là "phá hoại" môi trường đàm phán và gây bất ổn khu vực.
- Obama sẽ đưa tranh chấp Biển Đông ra hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
- Tướng Trung Quốc: Hải quân phải chuẩn bị đấu tranh quân sự trên biển
- Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ thành bên thứ 3 ở Biển Đông, Hoa Đông
- Bộ trưởng QP Nhật sẽ thăm Việt Nam, Thái Lan bàn an ninh hàng hải
- Video: Cô giáo ác nhân lấy thước vụt đầu, đạp trẻ văng xa nửa mét
- Bố vợ Kim Jong-un là phi công quân sự, mẹ vợ làm giáo viên cấp 2
- Tổng thư ký LHQ cáo buộc Assad phạm tội ác chống lại loài người
- Video: Phe nổi dậy Syria giáp lá cà quân Assad ở ngoại ô Damascus
- Assad: Syria bỏ vũ khí hóa học để ủng hộ Nga chứ không phải sợ Mỹ
- Quốc vương Campuchia mời Hun Sen, Sam Rainsy cùng vào cung nghị sự
Hồng Thủy