Nhật Bản đã sản xuất ít nhất 7 máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tờ "Japan News Network" Nhật Bản ngày 21 tháng 9 đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển máy bay cảnh báo sớm nội địa để tăng cường phòng vệ khu vực xung quanh.
Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản hiện nay đang sử dụng máy bay cảnh báo sớm E-2C do Mỹ chế tạo (thiết kế vào thập niên 1960), tổng cộng có 13 chiếc, cùng với máy bay cảnh báo sớm trên không E-767 tạo thành mạng lưới cảnh cáo sớm của không phận Nhật Bản.
Nhưng, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, thời gian sử dụng máy bay cảnh báo sớm E-2C đã tương đối dài, cùng với việc nhập khẩu máy bay cảnh báo sớm mới của Mỹ, cần thiết nghiên cứu phát triển máy bay cảnh báo sớm nội địa của Nhật Bản.
Trong ngân sách năm tài khóa 2015, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tăng thêm kinh phí nghiên cứu máy bay cảnh báo sớm trị giá 80 triệu yên, có kế hoạch cùng các doanh nghiệp tư nhân chế tạo máy bay mô phỏng vào năm 2015.
Căn cứ vào ý tưởng ban đầu, lắp hệ thống radar nội địa cho máy bay trinh sát săn ngầm P-1 tiên tiến nhất do Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát triển, chế tạo thành máy bay cảnh báo sớm phiên bản Nhật Bản.
Nhật Bản đã sản xuất ít nhất 7 máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Đối với kế hoạch này, Đài tiếng nói nước Nga cũng cho biết, Nhật Bản chuẩn bị tự nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm tầm xa.
Loại máy bay này sẽ thay thế một phần máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye mua của Mỹ. Tin này được tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản tiết lộ vào ngày chủ nhật vừa qua.
Theo bài báo, loại máy bay cảnh báo sớm này sẽ trang bị tổ hợp hàng không radar kiểu xoay tròn và phát hiện, dẫn đường điện tử. Dựa vào ưu thế cự ly xa và độ cao bay thấp, có thể tránh được radar mặt đất.
Một khi phát hiện không phận Nhật Bản bị xâm phạm hoặc máy bay nước ngoài tiếp cận, máy bay cảnh báo sớm sẽ thông báo cho Không quân Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch hoàn thành công tác nghiên cứu chế tạo trong năm 2020.
Theo hãng tin CNA Đài Loan ngày 21 tháng 9, để ứng phó với việc Trung Quốc tăng cường chi tiêu quân sự và tăng cường khả năng ứng phó với môi trường an ninh xung quanh, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ bắt đầu tiến hành tự nghiên cứu máy bay cảnh báo sớm lần đầu tiên.
Máy bay cảnh báo sớm mới sẽ lấy máy bay tuần tra săn ngầm P-1 làm nền tảng. Do kinh phí phát triển máy bay P-1 đầu tư tổng cộng 252,8 tỷ yên trong thời gian 12 năm, vì vậy, nếu phát triển máy bay cảnh báo sớm mới thì kinh phí là một vấn đề.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 Nhật Bản (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Do hoạt động quân sự của Trung Quốc và Nga mở rộng, số lần khẩn cấp cất cánh của máy bay chiến đấu Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản năm 2013 lần đầu tiên vượt 800 lần, sau 24 năm (phần lớn là máy bay của Trung Quốc và Nga). Kỷ lục trên 800 lần của lần trước là vào năm 1989 thuộc thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Theo báo Nhật, tháng 11 năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, từ đó mối lo ngại về xung đột quân sự đã tăng lên.
Khu nhận biết phòng không này chồng lấn lên Khu nhận biết phòng không tương tự của Nhật Bản, hơn nữa còn bao quát cả "vùng lãnh thổ tranh chấp" (đảo Senkaku).
Tháng 5 và tháng 6 năm 2014, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã nhiều lần áp sát bất thường Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên bầu trời biển Hoa Đông.
Ngoài ra, vào tháng 8 năm nay, máy bay quân sự Trung Quốc còn áp sát bất thường máy bay quân sự Mỹ ở Biển Đông, vì vậy, Nhật Bản cho rằng, tầm quan trọng của máy bay cảnh báo sớm tăng lên.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 Nhật Bản (nguồn mạng sina Trung Quốc) |