Nhật Bản phát triển tên lửa chống bức xạ đối phó radar tàu Liêu Ninh

05/07/2013 08:00
Việt Dũng
(GDVN) - Tên lửa ASM-3 trang bị động cơ phản lực tĩnh, hệ thống dẫn đường kép, khó bị lừa, có thể dùng để tấn công tàu sân bay Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-2A Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-2A Nhật Bản


Nhật Bản muốn phát triển tên lửa ASM-3

Tờ "Nguyệt san quân sự" Nhật Bản cho biết, hiện nay, trang bị thực hiện chống hạm của Lực lượng Phòng vệ Trên không là máy bay chiến đấu F-2 và máy bay chiến đấu F-4EJ, chúng trang bị tên lửa không đối hạm ASM-2 (tức là tên lửa không đối hạm Type 93).

Trong tương lai, Nhật Bản tập trung vào nghiên cứu chế tạo tên lửa không đối hạm mới ASM-3. Bài báo còn cho biết, do Hải quân Trung Quốc ra sức phát triển tàu sân bay, Nhật Bản phát triển tên lửa chống hạm mới "rõ ràng càng cần thiết".

Tờ tuần san "Luận cứ và sự thực" Nga chỉ ra, Nhật Bản lấy "ứng phó tàu sân bay Trung Quốc" làm lý do để phát triển tên lửa kiểu mới trang bị cho máy bay, hầu như khó gây thuyết phục.

Nhìn vào số liệu liên quan đến tên lửa ASM-3 được Nhật Bản công khai, trọng lượng của nó khoảng 900 kg, mặc dù dựa vào trình độ công nghệ và vật liệu tương đối cao của Nhật Bản, trọng lượng đầu đạn tên lửa này cũng rất khó vượt 200 km, cho dù tốc độ tấn công của nó có thể đạt được 3 Mach, uy lực của nó e rằng không đủ để đối phó tàu chiến có lớn 10.000 tấn trở lên, chứ đừng nói đến tấn công tàu sân bay.

Dùng tên lửa mới tấn công radar tàu sân bay Trung Quốc

Như vậy, Nhật Bản nghiên cứu chế tạo tên lửa ASM-3 có mục đích thực sự là gì? Tạp chí "Lực lượng vũ trang" Nga cho rằng, một mục đích nghiên cứu chế tạo ASM-3 của Nhật Bản đích xác là đối phó với tàu sân bay Trung Quốc, nhưng "là áp dụng phương thức khác".

Máy bay chiến đấu F-2A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-2A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản

Bài báo chỉ ra, tàu phòng không của Trung Quốc là một phương tiện mang theo radar cơ động, sở hữu tên lửa hạm đối không có tầm phóng tương đối xa. Tên lửa chống bức xạ muốn phát động tấn công nó cần có tầm phóng tương đối xa, tốc độ tương đối nhanh và tính năng cơ động tương đối mạnh, điều này cần trang bị động cơ phản lực tĩnh cho tên lửa.

Trên thực tế, một xu thế phát triển của tên lửa chống bức xạ hiện đại chính là sử dụng động cơ phản lực tĩnh thay thế cho động cơ tên lửa thể rắn, trong khi đó động cơ của tên lửa ASM-3 Nhật Bản chính là động cơ phản lực tĩnh. Tên lửa ASM-3 này cũng đã trang bị hệ thống dẫn đường chủ động/bị động.

Để đối phó với tên lửa chống bức xạ dáp dụng dẫn đường bị động, các nước đều đang phát triển đạn mồi nhử chống bức xạ, để đánh lừa tên lửa chống bức xạ của kẻ thù, còn tên lửa ASM-3 của Nhật Bản trang bị hệ thống dẫn đường kép chủ động/bị động sẽ không bị lừa.

Bài báo cho rằng, Nhật Bản nói tên lửa ASM-3 mới phát triển là một loại tên lửa chống hạm, không bằng nói đó là một loại tên lửa chống bức xạ trang bị cho máy bay.

Tàu sân bay Liêu Ninh đã trang bị hệ thống radar khổng lồ, hơn nữa tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc cũng sẽ trang bị hệ thống này, tên lửa chống bức xạ ASM-3 Nhật Bản rất có thể lấy radar tàu sân bay Trung Quốc làm mục tiêu tấn công.

Tàu sân bay Trung Quốc bị bắn trúng (báo Nhật Bản tưởng tượng)
Tàu sân bay Trung Quốc bị bắn trúng (báo Nhật Bản tưởng tượng)

Nhật Bản mơ ước sở hữu tên lửa siêu thanh

Tờ "Asahi Air" Nhật Bản cho rằng, ASM-3 là tên lửa chiến thuật đầu tiên trang bị động cơ phản lực tĩnh của Nhật Bản, loại động cơ này là sự lựa chọn tốt nhất của tên lửa chống hạm tầm trung và xa, thể tích nhỏ và có tốc độ siêu âm.

Tờ "Lực lượng vũ trang" thì chỉ ra, đối với Nhật Bản, thông qua nghiên cứu chế tạo ASM-3 nắm được công nghệ động cơ phản lực tĩnh chỉ là bước đi đầu tiên trong kế hoạch của họ. Sau khi hoàn thành toàn bộ việc nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực tĩnh, đặt nền tảng cho nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scamjet) tiên tiến hơn.

Dựa vào động cơ phản lực tĩnh hiện có rất khó làm cho tốc độ của tên lửa vượt 4 Mach. Mà động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể làm cho luồng khí vào buồng đốt với tốc độ cao, đồng thời có thể kiểm soát nhiệt độ, làm cho tốc độ tên lửa tăng tới 5 Mach trở lên, từ đó tiến hành bay tốc độ siêu thanh.

Tổng hợp các tin tức từ truyền thông Nhật Bản, Nga cho thấy, nguyên phụ trách đội ngũ thử nghiệm phát triển bay của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tiết lộ, Cơ quan nghiên cứu công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Công nghiệp nặng Mitsubishi đang nghiên cứu chế tạo tên lửa ASM-3.

Có tờ báo phân tích cho rằng, Nhật Bản tính sử dụng loại tên lửa này ứng phó radar tàu sân bay Trung Quốc, đồng thời đặt nền tảng cho phát triển tên lửa siêu thanh trong tương lai.
Tên lửa không đối hạm ASM-3 đang phát triển của Nhật Bản sẽ vượt toàn diện tên lửa ASM-2 hiện trang bị cho máy bay F-2
Tên lửa không đối hạm ASM-3 đang phát triển của Nhật Bản sẽ vượt toàn diện tên lửa ASM-2 hiện trang bị cho máy bay F-2
Máy bay chiến đấu tấn công đối đất đối hải F-3E Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu tấn công đối đất đối hải F-3E Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-2A Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-2A Nhật Bản.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng