Nhật Bản thành lập Cơ quan mua sắm quốc phòng
Theo hãng tin United Press International, Mỹ ngày 24 tháng 9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ sử dụng quyền lực có được từ việc thông qua Luật bảo đảm an ninh mới, thành lập một cơ quan mới để quản lý thương mại quốc tế về vũ khí và trang bị quân sự.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tiết lộ với tập đoàn thông tin Jane's, cơ quan mới sẽ đặt tên là Cục mua sắm, kỹ thuật và hậu cần, cơ quan này sẽ chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 10.
Mục tiêu chủ yếu của cơ quan này là: thúc đẩy hợp tác quốc tế trên phương diện mua sắm trang bị quân sự, tăng cường quản lý các chương trình và tăng cường phát triển nền tảng công nghệ và sản xuất quốc phòng của Nhật Bản.
Cục mua sắm, kỹ thuật và hậu cần sẽ trở thành cơ quan trung tâm có quyền lực nhất của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, dự tính thuê 1.800 nhân viên làm việc.
Theo bài báo, Quốc hội Nhật Bản vừa tiến hành cuộc bỏ phiếu mang tính lịch sử, đã thông qua Luật bảo đảm an ninh mới. Việc làm này đã trao quyền tham gia các vấn đề quốc tế cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Nhưng, báo cáo của chuyên gia quốc phòng Mỹ cho ằng, hoàn toàn không trông đợi vào việc Nhật Bản tham gia thực tế các hành động quân sự ở nước ngoài.
Thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản |
Đảng Tự do Dân chủ (LDP) của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố, một loạt việc làm gần đây của Nhật Bản là để ứng phó với những việc như tổ chức cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" (IS) hành hình công dân Nhật Bản.
Trước đó, trang mạng "Nghị viện châu Âu" ngày 15 tháng 9 đưa tin, Hạ viện Nhật Bản ngày 16 tháng 7 đã phê chuẩn một văn kiện gây tranh cãi, đã giảm rất lớn hạn chế triển khai ở nước ngoài của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Đây là một sự thay đổi lớn nhất của chính sách an ninh và quốc phòng Nhật Bản kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Báo cáo này chủ yếu bao gồm: chính sách ngoại giao Nhật Bản, liên minh Nhật-Mỹ, hợp tác quân sự Mỹ-Nhật, các hạng mục an ninh và quốc phòng, thực hiện tư tưởng "tự vệ tập thể" mới.
Cải cách lần này do Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra, làm thay đổi căn bản chính sách ngoại giao và an ninh Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh. Đây cũng là kết luận logic không ngừng sửa đổi hơn 20 năm qua của Nhật Bản.
Lục lượng Phòng vệ tại Iraq (ảnh tư liệu) |
Cải cách cụ thể bao gồm: sửa lại điều 9 Hiến pháp nhằm thực hiện cân bằng động thái thường xuyên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; nhấn mạnh tăng cường quan hệ với Mỹ, mở đường cho giai đoạn mới của chính sách ngoại giao Nhật Bản.
Nhưng, đồng thời, quan hệ với các nước xung quanh như CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục xấu đi.
Nhiệm vụ đầu tiên: đến Nam Xu-đăng bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình Trung Quốc
Trang mạng "Người quan sát" Trung Quốc ngày 24 tháng 9 đưa tin, sau khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới vào ngày 19 tháng 9, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, trở thành quân đội như của quốc gia bình thường cả về chức năng và sứ mệnh.
Sau khi thông qua luật này, lực lượng gìn giữ hòa bình ở nước ngoài của Nhật Bản sẽ có thể sử dụng vũ khí, thực hiện nhiệm vụ viện trợ, bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình và nhân viên dân sự của Liên hợp quốc.
Lực lượng Phòng vệ thực hiện nhiệm vụ bên ngoài trại tị nạn ở Nam Xu-đăng (nguồn mạng Người quan sát, Trung Quốc) |
Từ tháng 5 năm 2016 trở đi, lực lượng gìn giữ hòa bình Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Nam Xu-đăng sẽ thay thế Quân đội Mỹ thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình, trong khi đó Quân đội Trung Quốc cũng đã triển khai rất nhiều lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Xu-đăng.
Được trao quyền bởi luật bảo đảm an ninh mới, Lực lượng Phòng vệ sẽ có thể viện trợ cho lực lượng nước ngoài bị tấn công. Đây là lần đầu tiên vận dụng thực tế luật bảo đảm an ninh mới sau khi nó có hiệu lực, luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 3 năm 2016; trong khi đó, tháng 5, nhiệm vụ ở Nam Xu-đăng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng do đó có thay đổi.
Luật bảo đảm an ninh mới giúp cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể cung cấp viện trợ khi quân đội nước khác bị tấn công, điều này đã mở rộng rất lớn phạm vi hành động được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho phép khi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Tháng 11 năm 2014, Trung Quốc đã triển khai khoảng 700 binh sĩ ở Nam Xu-đăng, thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Vì vậy, công nghiệp dầu mỏ do Trung Quốc đầu tư ở đây đã bị tấn công.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Quân đội Trung Quốc ở Nam Xu-đăng |
Trong tình hình này, vai trò trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản rất có hạn, khi lực lượng gìn giữ hòa bình của nước khác và nhân viên dân sự Liên hợp quốc bị tấn công, cho dù Lực lượng Phòng vệ đã triển khai ở khu vực này thì họ cũng bị cấm cung cấp bất cứ viện trợ nào.
Theo quan chức Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch ký kết quy tắc giao chiến mới của Lực lượng Phòng vệ trước cuối năm 2015, quyết định những tình huống cho phép Lực lượng Phòng vệ có thể sử dụng vũ lực.
Sau đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ dựa vào quy tắc giao chiến mới để tiến hành huấn luyện, trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Nam Xu-đăng sẽ nhận được lệnh do nội các Nhật Bản phê chuẩn, có thể thực hiện các nhiệm vụ như chi viện vũ trang.
Từ năm 2012 đến nay, Nhật Bản đã triển khai Lực lượng Phòng vệ ở Nam Xu-đăng, nhưng sứ mệnh của họ là giúp đỡ địa phương phát triển hạ tầng cơ sở. Hai miền nam bắc Xu-đăng đã xảy ra nội chiến 20 năm, năm 2011 Nam Xu-đăng đã tuyên bố độc lập.
Máy bay trinh sát Nhật Bản và Mỹ ở sân bay Princesa, đảo Palawan, Philippines, tham gia tập trận chung với Philippines ở Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Sau khi Luật bảo đảm an ninh có hiệu lực, nhiệm vụ đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lại là viện trợ bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc, tin này đã gây xôn xao ở Nhật Bản. Có người cho rằng, đó là một "trò hề".