Thế hệ 8x có thể chưa đủ lớn để hiểu tường tận về cuộc đời, chưa đủ chững chạc để có thể tự bước đi. Nhưng có lẽ, con đang dần nhận ra một điều rằng: Con rất cần có mẹ! – Điều mà trước đây, thời yêu đương nông nổi, con đã bỏ quên sau lưng nhiều thứ, bỏ quên mẹ với những ngày dài lo lắng về con…
Những câu chuyện chắp nhặt của con trong nhật ký, có thể giúp con phần nào đó nguôi ngoai đi nỗi nhớ mẹ. Khi người ta dần xa một điều gì đó, người ta mới cảm thấy tiếc. Giờ con không được ở bên cạnh mẹ, con mới cảm nhận được những khoảnh khắc được gần mẹ đáng quý biết bao nhiêu và đáng giá biết chừng nào!
Những câu chuyện chắp nhặt của con trong nhật ký, có thể giúp con phần nào đó nguôi ngoai đi nỗi nhớ mẹ. Khi người ta dần xa một điều gì đó, người ta mới cảm thấy tiếc. Giờ con không được ở bên cạnh mẹ, con mới cảm nhận được những khoảnh khắc được gần mẹ đáng quý biết bao nhiêu và đáng giá biết chừng nào!
Thế hệ 8x có thể chưa đủ lớn để hiểu tường tận về cuộc đời, chưa đủ chững chạc để có thể tự bước đi. Nhưng có lẽ, con đang dần nhận ra một điều rằng: Con rất cần có mẹ! |
* Ngày...tháng...năm...
Khi con còn nhỏ, con đã từng nghĩ rằng: con sẽ kiếm nhiều tiền để cuộc sống của cả nhà mình thay đổi. Con đã từng tin rằng: Con phải lấy một người chồng quyền thế để bố mẹ được tự hào mỗi lần nhắc tới tụi con.
Khi con còn nhỏ, con đã từng nghĩ rằng: con sẽ kiếm nhiều tiền để cuộc sống của cả nhà mình thay đổi. Con đã từng tin rằng: Con phải lấy một người chồng quyền thế để bố mẹ được tự hào mỗi lần nhắc tới tụi con.
Mời độc giả gửi các bài viết về những kỷ niệm ngọt ngào và những tình cảm thiêng liêng về người mẹ, người bà của, thầy cô giáo của mình. Bài viết hay sẽ được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam. Chúng tôi sẽ chọn ra bài viết chất lượng để trao quà tặng của báo. Bài viết gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vnhoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Nhưng có lẽ con đã lầm. Ngày con dẫn bạn trai về, mẹ chẳng hỏi họ là ai, làm nghề gì, gia cảnh thế nào… mẹ chỉ hỏi vẻn vẹn một câu: Con có cảm thấy hạnh phúc không? * Ngày...tháng...năm... Khi con còn nhỏ, mỗi lần có ai đó hỏi: Mẹ con làm nghề gì, con thường bẽn lẽn trả lời: Mẹ con làm nghề giáo. Nghe nói vậy, ai cũng trầm trồ khen: Đúng là con nhà gia giáo. Chỉ có mẹ là lẳng lặng quay đi, mẹ tự nhủ: Sao con không nói thật, mẹ chỉ là cô trông giữ trẻ…
Giờ con không được ở bên cạnh mẹ, con mới cảm nhận được những khoảnh khắc được gần mẹ đáng quý biết bao nhiêu và đáng giá biết chừng nào! |
Con thành đạt rồi lấy chồng. Con thường khoe với bạn bè: Bố chồng tao là đại tá, mẹ chồng làm trong ngành ngân hàng.
Con nào biết: Điều đó khiến mẹ buồn, mẹ chỉ ao ước được 1 lần nghe con tự hào, huyên thuyên về nghề của mẹ. * Ngày...tháng...năm... Gần 50 tuổi đầu, cái tuổi mà lẽ ra người ta đã có thể an nhàn với những ngày nghỉ hưu, mẹ thì cứ quần quật đi làm, mặc nắng mưa, dầu dãi. Mỗi lần về, con đều vặn hỏi: Mỗi ngày mẹ kiếm được bao nhiêu mà cứ nai lưng ra làm việc vậy? Mẹ chỉ cười: Kiếm được nhiều…nhiều…nhiều… Cho tới khi con biết, “cái nhiều…nhiều” mà mẹ nói chỉ là 40 ngàn đồng cho mỗi ngày mẹ lóc cóc đạp hơn hai chục cây số để tới chỗ làm. “Mẹ biết số tiền đó con dễ dàng kiếm được chỉ bằng ít giờ đồng hồ con ngồi bên máy tính, nhưng thà mẹ cặm cụi, để con thêm 1 giờ đi ngủ sớm còn hơn con phải thức khuya, còi cọc sức khỏe để làm thêm”.
Con sẽ không nói: con yêu mẹ bởi mẹ biết mà, không có mẹ, con chẳng còn gì! |
* Ngày...tháng...năm... Ngày con lên xe hoa, mẹ đeo vào cổ con chiếc vòng vàng 3 chỉ, mẹ bảo đó là của hồi môn.
Trước ngày cưới, con cứ nằng nặc đòi một chiếc lắc vàng 3 chỉ thay vì dây chuyền vàng 2 chỉ mẹ đã mua sẵn từ lâu để dành trong tủ. Thương con, chiều con, mẹ lại loay hoay chạy sang nhà hàng xóm, vay thêm tiền để sắm cho được một chiếc vòng 3 chỉ như con hằng mong ước. Con đâu biết rằng: lo đám cười, đình đám, lễ lạt trong nhà, mẹ chẳng còn đồng tiền nào dắt lưng. Sau đám cưới, bố mẹ lại phải lo toan trang trải nợ nần. Con thấy hận mình, hận sự sĩ diện của một đứa con gái muốn vênh mặt lên với bạn bè mà khiến bố mẹ phải khổ… Thương con, chiều con, mẹ lúc nào cũng bảo: “Mẹ còn tiền, con đừng có lo”. * Ngày...tháng...năm... Ngày con bị bệnh, con run run cầm chiếc điện thoại, không dám nói với ai ngoài nhắn tin cho mẹ. Mẹ đáp lại: “Để mẹ ra”. Chỉ chưa đầy 3 tiếng sau, thời gian ngắn nhất để ai đó có thể đi bằng xe khách lên Hà Nội vượt qua hơn 100 cây số, mẹ xuất hiện trước mặt con, nào chuối, nào thịt gà, nào đỗ xanh… Mẹ bảo: ăn những thứ này mới nhanh khỏe. Con bật khóc, không dám nói với mẹ về việc con nhận được tin nhắn từ chồng mình khi ra khỏi bệnh viện. Câu duy nhất, con nhận được là: “tiền khám, tiền thuốc chữa bệnh, mất bao nhiêu?”. Không một lời hỏi thăm “em bị sao? Bác sỹ bảo như thế nào”… Con không dám nói. Bởi con biết: mẹ sẽ đau lòng lắm!
Con không biết: nếu một ngày không có mẹ, con sẽ sống sao đây? Con nhìn những người con trai, con gái cài bông hoa trắng lên ngực trong ngày lễ Vu Lan mà sợ.... |
* Ngày...tháng...năm... Mẹ lại giấu giọt nước mắt khi con bảo: nay con lại đau. Mẹ bảo con: Đừng có khóc, không được yếu đuối. Nhưng ôm con vào lòng, mẹ lại len lén lấy tay quệt giọt nước đang lăn dài trên má mẹ. Mẹ bảo con: Phải mỉm cười, bên con, mẹ hàn huyên đủ thứ chuyện trên trời, dưới bể để con vui. Nhưng con biết, đêm đêm mẹ buồn lắm, luôn trăn trọc, làm thế nào để có thể chữa bệnh cho con. * Ngày...tháng...năm... Con không biết: nếu một ngày không có mẹ, con sẽ sống sao đây? Con nhìn những người con trai, con gái cài bông hoa trắng lên ngực trong ngày lễ Vu Lan mà sợ. Sợ sẽ chẳng còn ai nấu cho con bát súp mỗi khi con bị đau. Sẽ chẳng còn ai đưa cho con ít tiền tiêu vặt dù trong túi họ chẳng còn một đồng nào. Sợ cái cảnh con nằm dài trong bệnh viện mà chẳng có ai tới chăm nom. Và con cũng sợ sẽ có lúc con trở về nhà mà không còn ai chạy tất tả ra ngoài cửa để đón con nữa… Con sợ… * Ngày...tháng...năm... Con sẽ không nói: con yêu mẹ bởi mẹ biết mà, không có mẹ, con chẳng còn gì! Mẹ ơi!
Mời độc giả gửi các bài viết về những kỷ niệm ngọt ngào và những tình cảm thiêng liêng về người mẹ, người bà của, thầy cô giáo của mình. Bài viết hay sẽ được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam. Chúng tôi sẽ chọn ra bài viết chất lượng để trao quà tặng của báo. Bài viết gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vnhoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Con của MẸ!