Mọi người vẫn hay đồn thổi Bản Pháy ( Sơn La) có “ ma cà rồng”. Đó là những con ma không còn nguyên vẹn. Hàng ngày thân thể họ bị một loài vi khuẩn ăn mòn, mất dần chân tay, sống mũi, khuôn mặt biến dạng. |
Thực chất là những con “ ma cà rồng” ở đây bị mắc căn bệnh thường gọi là bệnh hủi. Những người không còn bàn tay, phải dùng dây chun buộc cuốc, dao vào cánh tay rồi tự cày cuốc, đào bới, đánh vật với rừng già để kiếm ăn qua ngày. |
Họ từng thoắt ẩn thoát hiện trong những cánh rừng già ở Mường Hung. Họ bị xa lánh như những con ma thật sự. |
Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi nhưng mọi người vẫn quen nhắc tên bản là Bản Hủi, và nói về những người mắc bệnh ở đây như “ ma cà rồng”. |
Những con “ ma cà rồng” thường đi hút máu người vào ban đêm. Chúng ăn hang ở lỗ, tối vào làng hút máu người và ăn trộm gà qué. |
Đến nay, câu chuyện về “ ma cà rồng” như thế vẫn được nhiều người dân xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ truyền tai nhau như một truyền thuyết. |
Theo lời đồn, “ ma cà rồng” ban ngày cũng giống người thường nhưng khi đêm xuống thì đi hút máu người. |
Theo kinh nghiệm người dân ở đây thì “ma cà rồng” sợ nhất ớt. Vì thế mà nhà nào cũng thường treo túi ớt tươi trước cửa nhà, nhất là khi nhà có người lạ đến chơi và phụ nữ đẻ. |
Người dân ở đây truyền tai nhau là “ma cà rồng” không thích hút máu người quen. Vì vậy, khi có người lạ đến chơi, chủ nhà phải chú ý đóng cửa chặt. Nhất là có lời đồn ma cà rồng thường biến thành gái xinh nên nhiều cô gái ở bản phải bỏ đi nơi khác để sống, kiếm tấm chồng. |
Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch xã Xuân Sơn cũng nhấn mạnh: "Tôi cũng là người dân tộc Dao, sinh sống ở đây hơn 50 năm rồi nhưng chưa biết "mặt ngang mũi dọc" con ma cà rồng nó như thế nào. Phóng viên thử nghĩ xem, nếu có ma cà rồng thật thì những người từ nơi khác đến đây lập nghiệp hay các cán bộ từ nơi xa đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn bị chúng hút máu hết rồi chứ còn đâu mà sống nữa".Chưa ai nhìn thấy “ma cà rồng” và những câu chuyện truyền thuyết kỳ bí vẫn cứ tồn tại như thế........ |