Sống dậy vùng đất “chết”
Dự án "Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp trên địa bàn Nghệ An" do Tập đoàn TH true MILK đầu tư đã biến đổi hoàn toàn vùng cao nguyên Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn – Nghệ An).
Đời sống người dân vùng dự án cũng như đời sống của người lao động đổi thay từng ngày theo sự phát triển bền vững của dự án.
Trước đây cao nguyên Phủ Quỳ vốn được xem vùng đất “chết” về kinh tế. Hầu hết diện tích đất bazan của huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp (trước kia gọi là Phủ Quỳ) đều do nông trường quản lý. Mặc dù đất đai phì nhiêu nhưng do cơ chế quản lý theo kiểu nhà nước giao cho nông trường, nông trường khoán hộ nên cây trồng ở đây gần như đủ thứ.
Toàn cảnh trang trại TH true MILK (ảnh nguồn TH true MILK) |
Cùng với điều kiện khí hậu khô nóng với quanh năm gió phơn Lào, thiếu nước trong tưới tiêu canh tác, thiếu khoa học kỹ thuật khiến năng xuất trên những nông trường cam, mía, cao su… ngày một thụt lùi. Đời sống người lao động, công nhân nông trường gặp khó khăn.
Thế nhưng chỉ sau 6 năm, bằng những nỗ lực của TH true MILK từ vùng đất khô cằn, cao nguyên Phủ Quỳ giờ khoác trên mình một màu xanh non mỡ của những cánh đồng nguyên liệu. Những cánh đồng cao lương Mỹ, ngô, hoa hướng dương, cỏ Mombasa... trải dài tít tắp.
Cũng vùng đất ấy nhưng với trí tuệ Việt cùng khoa học kỹ thuật đã biến vùng cao nguyên Phủ Quỳ trở thành “thủ phủ” bò sữa lớn nhất châu Á.
Những người nông dân, con em của những cán bộ nông trường lâm trường trước kia nay đã không còn cảnh “bán mặt cho đất – bán lưng cho trời”. Họ giờ đã trở thành nhưng anh công nhân, chị công nhân những cán bộ kỹ thuật làm chủ phương tiện máy mọc hiện đại hàng đầu thế giới.
Thức ăn sau khi xay sẽ được phối trộn, ủ chua đảm bảo đủ dinh dưỡng. Trong thực đơn của các cô bò có 16 món ăn (ảnh chụp tại Trung tâm thức ăn cho bò sữa tại Trang trại số 1 thuộc Cụm trang trại TH true MILK - ảnh H.L) |
Trong số hơn 1.300 lao động tại khu trang trại và nhà máy sữa hầu hết là người dân địa phương. Hơn ai hết người dân địa phương các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn (Nghĩa Đàn, Nghệ An) hiểu hơn ai hết sự thay đổi vùng đất mình sinh sống từ khi có trang trại TH.
Như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát từng phát biểu: “Chúng tôi cảm ơn các bạn (Tập đoàn TH true MILK - PV) đã tạo niềm tin tương lai phát triển của ngành sữa Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương nơi các bạn đứng chân”.
Những con số kỷ lục của trang trại TH
Bằng những đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại huyện Nghĩa Đàn nói riêng và Nghệ An nói chung, Tập đoàn TH true MILK vừa được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Trên phương diện quốc tế trang trại chăn nuôi bò sữa của TH true MILK cũng vừa được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao có quy mô lớn nhất châu Á”.
Theo TS Biswaroop Roy Chowdhury – Tổng Giám đốc tổ chức Kỷ lục Châu Á trang trại của TH true MILK đã vượt qua đối thủ nặng ký là trang trại chăn nuôi bò sữa tại các nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, các nước vùng Trung Đông...
Điểm khác biệt ở trang trại TH chính việc cùng lúc TH true MILK đưa vào chăn nuôi đàn bò với quy mô lớn và ứng dụng công nghệ bậc nhất thế giới của Israel, Mỹ, Châu Âu... Việc ứng dụng công nghệ của TH true MILK được áp dụng đồng bộ không quy mô trên diện rộng.
Quy trình vắt sữa theo chuẩn Afimilk (Israel) |
Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung của TH true MILK được triển khai với tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD trên tổng diện tích 37.000 ha. Hiện tại trang trại TH có 45.000 con, trong đó có hơn 22.000 con đang cho sữa với năng suất sữa bình quân đạt 30 - 40 lít/con/ngày, với 22.000 cô bò đang cho sữa mỗi ngày trang trại TH true MILK thu từ 400 – 450 tấn sữa tươi.
Về hiệu quả kinh tế, trang trại TH cũng đạt kỷ lục khi trên diện tích 1 ha đất mỗi năm trang trại TH tạo giá trị kinh tế từ 500 – 1,5 tỷ đồng.
Bên cạnh những con số kỷ lục, trang trại TH còn nắm giữ những kỷ lục khác như Trang trại TH true MILk là trang trại đầu tiên áp dụng quy trình chăm sóc, quản lý bò được trực tiếp thực hiện bởi Afikim (quản trị đàn bò) và Công ty Totally Vets của New Zealand (quản trị về thú y). Ở quy trình chăm sóc quản lý bò này mỗi cô bò được gắn chíp ở chân, thiết bị chíp điện tử sẽ báo về máy chủ tình trạng sức khỏe của cô bò.
Chíp điện tử sẽ ghi nhận số bước chân của bò trong ngày, nếu cô bò có số bước nhiều chứng tỏ bò đến thời kỳ động dục phải cho thụ tinh ngay. Hoặc số bước đi trong ngày của bò quá ít chứng tỏ bò có vấn đề về sức khỏe, cô bò sẽ được thăm khám xem xét vấn đề sức khỏe.
Khâu chăn nuôi đã là kỷ lục khi cán bộ trang trại TH luôn nắm được tình trạng sức khỏe của bò thì ở khâu vắt sữa TH true MILK lại đạt kỷ lục bằng hệ thống tự động và hiện đại.
Cụm trang trại TH hiện có 7 trang trại, mỗi trang trại sẽ có trung tâm vắt sữa được vận hành tự động và được quản lý vi tính hóa của Afimilk (Israel). Hệ thống này cho phép kiểm tra chất lượng sữa tự động, phân loại sữa không đảm bảo chất lượng và ngay lập tức nguồn sữa này được loại thải.
Sữa bò được chuyển theo hệ thống ống lạnh tự động, rồi chảy qua bồn trung gian và bộ phận lọc đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sữa sẽ qua hệ thống chiller làm lạnh xuống dưới 4 oC sau đó chuyển qua xe bồn lạnh tới nhà máy chế biến, độ lạnh luôn duy trì ở mức 2-4oC, đảm bảo sữa tươi được bảo quản trong môi trường tốt nhất và hạn chế tối đa sự xâm nhập của các vi rút có hại trong không khí.
Sự công nhận của tổ chức kỷ lục châu Á không chỉ ở con số về diện tích, số lượng đàn bò, sản lượng sữa mà là công nghệ và quy trình kỹ thuật đang được áp dụng tại trang trại TH.