Vượt qua 219 ý tưởng từ 57 tỉnh, thành phố, ý tưởng Áp dụng sáng kiến phương pháp thêu mới phát triển sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã thêu may Kim Chi, tỉnh An Giang được đánh giá cao bởi tính khả thi. Ý tưởng dựa trên sự sáng tạo mũi thêu chữ thập hai mặt, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng "Độc quyền sáng chế" năm 2006 để phát triển sản xuất kinh doanh.
Với phương pháp thêu mới này sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm thêu tay tinh tế như: tranh thêu, rèm cửa, khăn tay, thiếp mừng, khăn choàng, drap gối… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Qua đó, giúp nhiều phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, nâng cao kỹ năng giao tiếp, vốn hiểu biết xã hội cho họ.
Với số tiền hỗ trợ từ chương trình, bà Nguyễn Thị Kim Chi - Chủ nhiệm hợp tác xã thêu may Kim Chi cho biết: ý tưởng sẽ triển khai tại khu vực Hồ Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang cho 30 phụ nữ Chăm, nhằm tiến tới xây dựng làng nghề thêu ren phục vụ cho khu du lịch: "Mỗi thợ làm mỗi ngày 100.000 đồng, thì thực hiện mũi thêu mới sẽ tăng thu nhập được thêm 40%. Thời gian đầu, Hợp tác xã sẽ bao tiêu, nếu chị em khởi nghiệp được thành công thì đây sẽ trở thành cơ sở nhỏ của chị em tự quản lý. Nếu có điều kiện hơn, đây sẽ trở thành làng nghề, phối hợp với ngành du lịch trở thành du lịch cộng đồng".
Xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, điều kiện tự nhiên rất khó khăn do phần lớn diện tích nằm trên địa phận rừng tràm, người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp kết hợp với quản lý và khai thác cây tràm và một số sản vật dưới tán rừng. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Khánh Thuận còn ở mức cao và nguy cơ tái nghèo là rất lớn.
Từ năm 2004, mô hình trồng màu trên các bờ bao lâm phần đã được trồng thí điểm, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích. Đến nay, nhiều mảnh đất khô phèn trên các lâm phần rừng tràm được phủ xanh rau màu, cây ăn trái. Những không phải gia đình nào cũng có điều kiện cải tạo những mảnh đất khô cằn để phát triển nông nghiệp, vì thế, ý tưởng sáng tạo của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau về “Nâng cao năng lực hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ nghèo sinh sống trong địa bàn vùng đệm rừng tram U Minh Hạ, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau” sẽ là cơ hội mang lại sinh kế cho nhiều hộ gia đình ở trong xã vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Đồng thời, tạo thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ rừng, nhất là vào mùa khô.
Chị Tiêu Việt Tiên, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau cho biết:“Đây là một trong những huyện có xã nghèo của tỉnh Cà Mau. Về phía hội không thể nào giúp hết phụ nữ nghèo được, mà phải chọn nhóm cộng đồng phụ nữ nghèo ở địa bàn này để hỗ trợ. Sau đó sẽ nhân rộng ra các cộng đồng khác. Hội hướng dẫn họ học kỹ thuật tận dụng bờ bao bỏ trống để trồng rau màu và cho kết quả tốt. Các loại cây trồng được quanh năm như dưa leo, mướp, đậu đũa năng suất rất tốt nếu áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp”.
Không chỉ giúp phụ nữ ổn định cuộc sống, mà điều quan trọng là tạo cho họ sự tự tin làm chủ cuộc đời. Đó là ý tưởng “Làm chủ cuộc đời” của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới và Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA). Ý tưởng bước đầu sẽ đầu tư cho nhóm phụ nữ yếu thế, di cư gặp khó khăn có cơ hội nâng cao nhận thức, kỹ năng kinh doanh thành công qua các khóa đào tạo kỹ năng mềm, Marketting, quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ về máy móc, kỹ năng sử dụng công nghệ cần thiết. Điều quan trọng là thông qua các khóa tập huấn, đào tạo các chị được trang bị kỹ năng bảo vệ mình, tránh những rủi ro để làm chủ chính mình.
Bà Phạm Thị Thanh Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới và Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết: "Chúng tôi phát huy thế mạnh của mình trong việc nâng cao sự tự chủ, tự tin của các chị em trong công việc. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tìm đến các nguồn lực từ bên ngoài ví dụ như chuyên gia về kinh tế, để hỗ trợ kế hoạch kinh doanh, chuyên gia về maketing để hỗ trợ chiến lược truyền bá, tiếp cận thị trường cho sản phẩm giặt là của các chị em, cũng như thương hiệu của các chị em mang tỉnh nhân văn hơn để đông đảo người dân biết và sử dụng dịch vụ này. Đó là một cách để nâng cao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ”.
Chưa thể khẳng ngay định hiệu quả của những đề án, ý tưởng sáng tạo của phụ nữ. Song với sự tâm huyết và trí tuệ của các cấp Hội phụ nữ sẽ khuyến khích và góp phần tạo điều kiện giúp đời sống của chị em ngày càng bớt khó khăn hơn, vươn lên làm giàu chính đáng./.
Với phương pháp thêu mới này sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm thêu tay tinh tế như: tranh thêu, rèm cửa, khăn tay, thiếp mừng, khăn choàng, drap gối… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Qua đó, giúp nhiều phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, nâng cao kỹ năng giao tiếp, vốn hiểu biết xã hội cho họ.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thêu may Kim Chi |
Với số tiền hỗ trợ từ chương trình, bà Nguyễn Thị Kim Chi - Chủ nhiệm hợp tác xã thêu may Kim Chi cho biết: ý tưởng sẽ triển khai tại khu vực Hồ Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang cho 30 phụ nữ Chăm, nhằm tiến tới xây dựng làng nghề thêu ren phục vụ cho khu du lịch: "Mỗi thợ làm mỗi ngày 100.000 đồng, thì thực hiện mũi thêu mới sẽ tăng thu nhập được thêm 40%. Thời gian đầu, Hợp tác xã sẽ bao tiêu, nếu chị em khởi nghiệp được thành công thì đây sẽ trở thành cơ sở nhỏ của chị em tự quản lý. Nếu có điều kiện hơn, đây sẽ trở thành làng nghề, phối hợp với ngành du lịch trở thành du lịch cộng đồng".
Xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, điều kiện tự nhiên rất khó khăn do phần lớn diện tích nằm trên địa phận rừng tràm, người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp kết hợp với quản lý và khai thác cây tràm và một số sản vật dưới tán rừng. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Khánh Thuận còn ở mức cao và nguy cơ tái nghèo là rất lớn.
Từ năm 2004, mô hình trồng màu trên các bờ bao lâm phần đã được trồng thí điểm, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích. Đến nay, nhiều mảnh đất khô phèn trên các lâm phần rừng tràm được phủ xanh rau màu, cây ăn trái. Những không phải gia đình nào cũng có điều kiện cải tạo những mảnh đất khô cằn để phát triển nông nghiệp, vì thế, ý tưởng sáng tạo của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau về “Nâng cao năng lực hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ nghèo sinh sống trong địa bàn vùng đệm rừng tram U Minh Hạ, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau” sẽ là cơ hội mang lại sinh kế cho nhiều hộ gia đình ở trong xã vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Đồng thời, tạo thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ rừng, nhất là vào mùa khô.
Chị Tiêu Việt Tiên- tỉnh Cà Mau thuyết trình ý tưởng sáng tạo |
Chị Tiêu Việt Tiên, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau cho biết:“Đây là một trong những huyện có xã nghèo của tỉnh Cà Mau. Về phía hội không thể nào giúp hết phụ nữ nghèo được, mà phải chọn nhóm cộng đồng phụ nữ nghèo ở địa bàn này để hỗ trợ. Sau đó sẽ nhân rộng ra các cộng đồng khác. Hội hướng dẫn họ học kỹ thuật tận dụng bờ bao bỏ trống để trồng rau màu và cho kết quả tốt. Các loại cây trồng được quanh năm như dưa leo, mướp, đậu đũa năng suất rất tốt nếu áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp”.
Không chỉ giúp phụ nữ ổn định cuộc sống, mà điều quan trọng là tạo cho họ sự tự tin làm chủ cuộc đời. Đó là ý tưởng “Làm chủ cuộc đời” của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới và Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA). Ý tưởng bước đầu sẽ đầu tư cho nhóm phụ nữ yếu thế, di cư gặp khó khăn có cơ hội nâng cao nhận thức, kỹ năng kinh doanh thành công qua các khóa đào tạo kỹ năng mềm, Marketting, quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ về máy móc, kỹ năng sử dụng công nghệ cần thiết. Điều quan trọng là thông qua các khóa tập huấn, đào tạo các chị được trang bị kỹ năng bảo vệ mình, tránh những rủi ro để làm chủ chính mình.
Bà Phạm Thị Thanh Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới và Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết: "Chúng tôi phát huy thế mạnh của mình trong việc nâng cao sự tự chủ, tự tin của các chị em trong công việc. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tìm đến các nguồn lực từ bên ngoài ví dụ như chuyên gia về kinh tế, để hỗ trợ kế hoạch kinh doanh, chuyên gia về maketing để hỗ trợ chiến lược truyền bá, tiếp cận thị trường cho sản phẩm giặt là của các chị em, cũng như thương hiệu của các chị em mang tỉnh nhân văn hơn để đông đảo người dân biết và sử dụng dịch vụ này. Đó là một cách để nâng cao quyền năng về kinh tế cho phụ nữ”.
Chưa thể khẳng ngay định hiệu quả của những đề án, ý tưởng sáng tạo của phụ nữ. Song với sự tâm huyết và trí tuệ của các cấp Hội phụ nữ sẽ khuyến khích và góp phần tạo điều kiện giúp đời sống của chị em ngày càng bớt khó khăn hơn, vươn lên làm giàu chính đáng./.
Theo Thu Hằng/VOV