Đó là những nội dung chính đang được độc giả của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đặc biệt quan tâm trong ngày hôm nay 12/1/2012.Phiên tòa xử Luyện và bí ẩn trang giấy của ông nội cháu Bích
Trong suốt phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện, mặc dù thân nhân của bị hại đều phản ứng dữ dội và đòi giết Luyện. Nhưng ông Trịnh Văn Tín (sinh năm 1933, ông nội của cháu Bích) thì lại khác. Ông ngồi im lặng nghe và thỉnh thoảng lại run run đưa bàn tay đã nhăn nheo lên gạt nước mắt.
Trong suốt phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện, mặc dù thân nhân của bị hại đều phản ứng dữ dội và đòi giết Luyện. Nhưng ông Trịnh Văn Tín (sinh năm 1933, ông nội của cháu Bích) thì lại khác. Ông ngồi im lặng nghe và thỉnh thoảng lại run run đưa bàn tay đã nhăn nheo lên gạt nước mắt.
Phần tranh luận của Trịnh Văn Tín đã khiến không ít người kinh ngạc. |
Cho đến trước thời điểm phát biểu trong phần tranh luận vào lúc 12h35 ngày 11/1, mọi người tham dự phiên tòa đều chỉ biết đến ông Tín qua những lời phát biểu trước phiên xét xử và hình ảnh một ông lão râu đã bạc ngồi vừa chú ý nghe tòa vừa ghi chép vào những tờ giấy A4 thỉnh thoảng lại chau mày.
Những lập luận mà ông đưa ra đã khiến nhiều người tham dự phiên tòa không khỏi ngạc nhiên. Ngạc nhiên bởi sự nghiên cứu kỹ càng hồ sơ vụ án và hẳn ông đã phải nén chặt lòng mình, đọc kỹ từng trang cáo trạng tìm ra những dấu hiệu qua các vết thương mà theo ông đó là bất thường. Cũng có lẽ vì vậy mà qua lời khai của các bị cáo cùng hồ sơ vụ án, ông đã chỉ ra được những điểm mà ông cho là còn chưa rõ trong vụ án kinh hoàng này. Quả thực, qua những dòng chữ nguệch ngoạc và cái hình “móng ngựa” chúng tôi mới có thể hiểu những trang giấy mà ông vẫn cặm cụi viết trong 2 ngày qua hoặc có thể là trước đó nhiều ngày chính là những ý mà ông chuẩn bị để nói trong phần tranh luận khi ông được mời nói. Ông đã lặng lẽ nghe để thấy cách tòa xét xử và ông cho rằng cơ quan chức năng đã “không bình đẳng pháp lý tuổi dưới 18 khi lời Luyện nói thì C.A và VKS tin còn cháu Bích nói nhìn thấy 2 thanh niên còn trẻ thì không tin”. Ông cũng chỉ ra rằng tình tiết “mất một cái túi có chứa đến… 3 tỷ” mà lại không có tiền trong đó là vô lý. Ngoài ra, điểm làm ông đau đớn nhất chính là vết đâm chết người con dâu ông: “vết hình móng ngựa”. Theo ông, vết đâm do con dao nhíp đã thì đã thấy, vết đâm do dao phớ cũng đã thấy. Vậy thì vết thương “hình móng ngựa” là do hung khí gì gây ra? Đó là đục mộng của người thợ mộc hay là do móng tay Luyện. ông lập luận rằng, vết thương đó có kích thước 1,5 cm x 4 cm là khá rộng và không thể là do móng tay gây ra. Và những điều này đã được chứng minh khi tại phần tranh luận, ông Tín nói: "Luyện không thể 3 đầu 6 tay để một mình gây án, giết từng đó người. Tôi cho rằng cơ quan điều tra còn để lọt tội phạm. Cơ quan điều tra không công bằng khi chỉ tin lời Luyện". Với những lập luận này và trước thái độ của Lê Văn Luyện trước tòa, ông Tín yêu cầu tòa xử đúng người, đúng tội. Do có thể thiếu sót tội phạm nên ông yêu cầu điều tra lại vụ án này. Tuy sau đó, vị đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang giữ quyền công tố trong phiên tòa vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố và hình phạt đối với các bị cáo và ý kiến của ông Tín không được chấp nhận. Nhưng những phát biểu của ông đã thực sự khiến người tham dự phiên tòa không khỏi cảm phục tấm lòng của một người cha, người ông.
Cư dân mạng vẫn phẫn nộ với hành vi tàn bạo của Lê Văn Luyện.
Ngay sau khi tòa tuyên án, trên các diễn đàn, cư dân mạng đều bày tỏ sự bất bình, căm phẫn, thậm chí phản ứng mạnh với những hành vi tàn ác của Luyện.
Rất nhiều ý kiến của độc giả bày tỏ sự bất bình trước bản án dành cho những hành động tàn nhẫn, dã man do Lê Văn Luyện gây ra. |
Đoàn Văn Vươn và 3 người bị khởi tố về tội "Giết người" Cơ quan CSĐT CATP Hải Phòng vừa ra Quyết định khởi tố bị can đối với Đoàn Văn Vương và 3 người khác về tội "Giết người". Cụ thể, các đối tượng Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị khởi tố về tội "Giết người" theo Điều 93, Bộ Luật Hình sự.
Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý (phải) cùng bị khởi tố với tội danh "Giết người" (Ảnh: Người lao động) |
Cơ quan CSĐT cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Thị Báu (tức Phạm Thị Hiền) và Nguyễn Thị Thương về tội chống người thi hành công vụ, qui định tại Điều 257, Bộ Luật hình sự. Tuy nhiên, cơ quan CSĐT cho Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương tại ngoại và áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Đối với Đoàn Xuân Quỳnh (con trai Đoàn Văn Vươn), cơ quan CSĐT giao cho gia đình quản lý và sẽ xem xét sau. Cơ quan điều tra tiếp tục kêu gọi các đối tượng Đoàn Văn Thoại và Phạm Văn Thái ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng. Như vậy, 9 người trong gia đình Đoàn Văn Vươn đều nằm trong vụ án.Vụ bạo hành dã man: Con gái chị Lý đang phải nhập viện
Sáng qua, 11/1/2012, chị Hạnh ở Ngôi nhà bình yên đã báo tin cho PV báo Giáo dục Việt Nam biết: cháu Ly, con gái Lý bị viêm phổi nặng, sốt cao mà mẹ con không có tiền để đi viện, vì thế “Ngôi nhà bình yên” phải đứng ra bảo lãnh, trước mắt giúp đỡ hai mẹ con chị Lý tiền viện phí khi vào nhập viện.
Tuy nhiên, theo chị Hạnh hoàn cảnh hiện tại của mẹ con chị Lý, không thể chi trả viện phí, thuốc thang cho bé Ly, trong khi “Ngôi nhà bình yên” điều kiện cũng hạn chế nên không giúp được nhiều cho hai mẹ con Lý.
Sáng qua, 11/1/2012, chị Hạnh ở Ngôi nhà bình yên đã báo tin cho PV báo Giáo dục Việt Nam biết: cháu Ly, con gái Lý bị viêm phổi nặng, sốt cao mà mẹ con không có tiền để đi viện, vì thế “Ngôi nhà bình yên” phải đứng ra bảo lãnh, trước mắt giúp đỡ hai mẹ con chị Lý tiền viện phí khi vào nhập viện.
Hai mẹ con chị Lê Thị Lý đang tạm thời sinh sống trong Ngôi nhà bình yên. |
Trao đổi với PV, chị Lý cho biết: "Con nhà em sốt cao quá, trên 40 độc (C) phải vào bệnh viện từ đầu tuần trước, nhưng vì mẹ con em không có tiền nộp viện phí nên không đưa cho cháu đi viện được. Đến hôm cháu nặng quá rồi thì các chị bên Ngôi nhà bình yên đứng ra bảo lãnh, nộp viện phí cho con vào viện. Các bác sĩ bảo nếu đưa đến viện chậm tí nữa là nguy hiểm đến tính mạng rồi". Cũng theo chị Lý, vì sợ điều chẳng lành với con và nhất là hai mẹ con không có một đồng dính túi khi về Ngôi nhà bình yên, cháu Ly đi viện không có tiền nên chị có thông báo và “khẩn cầu” đến mẹ chồng xin tiền thuốc thang cho cháu Ly, nhưng bà Vui từ chối thẳng thừng: Nó mang con đi thì nó phải lo. Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Thắm, Chủ tịch Hội LHPN phường Hùng Vương cũng xác nhận, việc đã trực tiếp đến nhà, gọi điện thoại, nhờ tổ trưởng dân phố nhắn với bà Vui để đề nghị gửi tiền thuốc cho cháu Ly nhưng không được. Theo chị Lý, trong những ngày tới, chị sẽ về nhà chồng để nói chuyện với mẹ chồng đưa cho số tiền bao năm chị về làm dâu và đi làm tích cóp dành tiết kiệm để lo thuốc thang cho cháu Ly
Thủ tướng gửi công văn hỏa tốc về bản quyền truyền hình Hôm nay, sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi công văn hỏa tốc số 268/VPCP-KGVX tới Bộ VH-DL&DL.
Thủ tướng gửi công văn hỏa tốc về bản quyền truyền hình Hôm nay, sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi công văn hỏa tốc số 268/VPCP-KGVX tới Bộ VH-DL&DL.
Công văn hỏa tốc của Thủ tướng chính phủ yêu cầu làm rõ về bản quyền truyền hình. |
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo giải quyết các vướng mắc để bảo đảm các giải bóng đá quốc gia (Super League, giải hạng Nhất và Cúp Quốc gia) được các đài truyền hình truyền hình trực tiếp, liên tục, rộng rãi cả nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc thanh tra Hợp đồng bản quyền truyền hình về Giải Bóng đá quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian qua, tranh chấp bản quyền truyền hình Giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia (Super League) giữa Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) với Công ty cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG) diễn ra phức tạp, gây chú ý dư luận xã hội. Việc tranh chấp đã ảnh hưởng đến hoạt động truyền hình các trận đấu của Giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, hạn chế việc phổ biến hình ảnh của Giải đấu đến đông đảo quần chúng và người hâm mộ cả nước.Đình chỉ tuyển sinh 5 đơn vị giáo dục năm 2012
Thứ trưởng Bùi Văn Ga vừa có quyết định chính thức tạm ngừng tuyển sinh năm 2012 với các trường ĐH Dân lập Đông Đô, ĐH Văn Hiến, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, ĐH Nguyễn Trãi và CĐ Công nghệ thông tin.
ĐH Dân lập Đông Đô chính thức bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo bậc ĐH, CĐ năm 2012 |
Trường ĐH Dân lập Đông Đô và trường ĐH Văn Hiến bị tạm ngừng tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ năm 2012 do không đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu để phục vụ cho tuyển sinh và đào tạo trình độ ĐH, CĐ.
Hai ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng cũng bị tạm ngừng tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ trong năm 2012. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn quyết định thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ vì chưa có đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sỹ, tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao Trường ĐH Nguyễn Trãi bị đình chỉ tuyển sinh hai ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ năm 2012 đối với hai ngành đào tạo: Kinh tế và Kỹ thuật xây dựng công trình.Trường ĐH Nguyễn Trãi cũng sẽ bị Bộ thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ vì chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Bộ cũng quyết định cho tạm ngừng tuyển sinh đào tạo trình độ CĐ, TCCN năm 2012 đối với Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định có hiệu lực từ ngày hôm nay 10/1/2012Thi thể Kim Jong Il sẽ được đặt trong lăng Kumsusan Yonhap dẫn nguồn tin từ thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 12/1 đưa tin cho biết, thi thể cố Chủ tịch Kim Jong Il sẽ được đặt vĩnh viễn trong một lăng mộ tại lăng Kumsusan.
Người dân Triều Tiên tập trung làm lễ tưởng niệm trước di ảnh Kim Jong il (Ảnh: KCNA) |
Ngoài ra, ngày sinh nhật của Chủ tịch Kim, 16/2, sẽ được đổi thành tên gọi mới là "ngày của các ngôi sao sáng" tại Triều Tiên. Theo Yonhap, Bình Nhưỡng còn lên kế hoạch dựng tượng, đặt các bức chân dung lớn và xây tháp bất tử để tưởng nhớ Chủ tịch Kim Jong Il trên phạm vi cả nước. Chủ tịch Kim Jong Il đã đột ngột qua đời do một cơn đau tim tại Bình Nhưỡng vào ngày 17/12/2011. Ngay sau đó, thi thể của Chủ tịch Kim đã được đưa tới lăng Kumsusan, nơi đặt thi hài của người sáng lập Triều Tiên và đồng thời là cha của Chủ tịch Kim Jong Il, Kim Il Sung. Theo thông báo trước đó của chính quyền Bình Nhưỡng, thi hài của Chỉ tịch Kim sẽ được ướp xác. Và quyết định đặt thi hài Chủ tịch Kim tại lăng mộ Kumsusan là quyết định phản ánh "mong muốn và nguyện vọng cao nhất của mọi người dân Triều Tiên".Cam kết không nghẽn mạng di động dịp Tết Theo thông báo từ các "đại gia" di động là Viettel, Mobifone, Vinaphone...đều đã hoàn tất công tác chuẩn bị toàn diện để chống nghẽn mạng dịp Tết.
Các "đại gia" di động cam kết dịp Tết này sẽ không nghẽn mạng. |
Trong đó, theo đại diện của Mobifone thông báo, cùng với các trạm thu phát sóng cố định, MobiFone đã chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ các xe phát sóng lưu động, đảm bảo kịp thời hỗ trợ thông suốt mạng lưới tại những đô thị lớn, một số điểm đón năm mới công cộng… nơi có khả năng tập trung lượng thuê bao lớn. Sẽ không xảy ra tình trạng nghẽn mạng hoặc không liên lạc được trên toàn mạng MobiFone trong dịp tết này.
Còn VinaPhone đã hoàn tất công tác nâng cấp, mở rộng lưới, bổ sung các trạm thu phát sóng (BTS), tối ưu hóa các tổng đài, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Tính đến ngày 10/1/2012, Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đã lắp thêm 9.200 bộ phát đáp 2G, 8.300 bộ phát đáp 3G nhằm tăng cường mạng lưới phục vụ Tết Nhâm thìn. Bên cạnh đó, đơn vị cũng bổ sung 646 trạm phát sóng BTS tại các “điểm nóng” dự kiến tập trung đông người, lập kế hoạch cho 66 lượt xe cơ động sẵn sàng bổ sung lưu lượng khẩn cấp. Với lực lượng mới bổ sung, tổng số trạm phát sóng của Viettel hiện tại lên tới hơn 50.000. Theo ước tính, mỗi giờ hệ thống mạng của Viettel có thể phục vụ được khoảng 200 triệu cuộc gọi và hơn 500 triệu tin nhắn đi và đến. Với sự chuẩn bị như vậy, các "đại gia" cam kết sẽ đảm bảo lưu thoát lưu lượng trong dịp Tết này.
Thông tin hấp dẫn: |
|
Thành Chung (tổng hợp)