Ông Kim Jong-un muốn phái em gái sang Mỹ đàm phán trực tiếp

08/03/2018 10:14
Hồng Thủy
(GDVN) - Mọi thứ đang thay đổi theo hướng tích cực, có cả hiệu ứng từ chính sách gây áp lực của Hoa Kỳ, có cả sự chủ động và thay đổi nhanh chóng từ Bình Nhưỡng.

South China Morning Post ngày 8/3 dẫn một nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Chủ tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un dự định phái em gái Kim Yo-jong sang Mỹ đàm phán trực tiếp với Washington.

Đây có thể là một trong những thông điệp mà Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong sẽ trao đổi với người đồng cấp Hoa Kỳ HR McMaster tại Washington tuần này, sau khi trở về từ Bình Nhưỡng.

Nguồn tin đề nghị giấu tên này cho biết:

Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong nói chuyện với Tổng thống Mon Jae-in trong buổi tiếp kiến khi bà thăm Hàn Quốc. Ảnh: The Australian.
Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong nói chuyện với Tổng thống Mon Jae-in trong buổi tiếp kiến khi bà thăm Hàn Quốc. Ảnh: The Australian.

"Ông Kim Jong-un có một thông điệp nhất định, không được công bố công khai để chuyển trực tiếp cho chính quyền ông Donald Trump.

Đó là điều rất không bình thường, và có một điều rất bất thường. Tôi không rõ liệu chính quyền Mỹ có tiết lộ thông tin này với công chúng hay không.

Ông Chung Eui-yong sẽ chuyển những điều kiện từ phía Bắc Triều Tiên để bắt đầu một cuộc đàm phán song phương với Hoa Kỳ.

Có lẽ cũng giống như việc từng phái em gái mình sang Hàn Quốc, ông Kim Jong-un có ý định phái em gái sang Washington DC.

Bà ấy đang là 'vũ khí mạnh nhất' của Bắc Triều Tiên bây giờ."

Bà Kim Yo-jong đã "khởi đầu cuộc tấn công quyến rũ từ Bình Nhưỡng" khi tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc tháng trước, và chuyển lời mời Tổng thống Moon Jae-in thăm Bình Nhưỡng.

Ông Kim Jong-un chụp ảnh chung với các nhà ngoại giao Hàn Quốc tại trụ sở Đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: The New York Times.
Ông Kim Jong-un chụp ảnh chung với các nhà ngoại giao Hàn Quốc tại trụ sở Đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: The New York Times.

Trong khi đó hai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Donald Trump đã gián tiếp trao đổi với nhau qua truyền thông nhà nước và Twitter trong suốt nửa cuối năm ngoái.

Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc và các đối tác tại Bình Nhưỡng đã thống nhất được một lộ tình 6 điểm, bao gồm cả 1 ý định của chính phủ Bắc Triều Tiên:

Bình Nhưỡng sẽ phi hạt nhân hóa bán đảo một khi các đe dọa quân sự chống lại Triều Tiên được giải quyết, an toàn của chế độ được đảm bảo, họ sẽ không cần phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Kế hoạch này cũng bao gồm khả năng đàm phán thẳng với Hoa Kỳ, và vòng đàm phán thứ 3 sẽ được tổ chức tại khu phi quân sự giữa 2 miền bán đảo. [1]

CNN ngày 7/3 đưa tin, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc việc bổ nhiệm một chuyên gia bên ngoài làm phái viên đặc biệt cùng Ngoại trưởng Rex Tillerson xử lý vấn đề Triều Tiên.

Một cuộc tranh luận đang diễn ra trong nội bộ chính quyền Donald Trump về ý định của Bình Nhưỡng muốn nói chuyện với Washington.

Liệu các cuộc đàm phán như vậy có dẫn tới đột phá quan trọng để phi hạt nhân hóa bán đảo hay không đang là trọng tâm thảo luận.

Danh sách các nhà ngoại giao cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có kinh nghiệm về bán đảo Triều Tiên đang thiếu hụt nghiêm trọng. 

Anh em nhà lãnh đạo Kim Jong-un và một quan chức cấp cao Triều Tiên tiếp phái đoàn Hàn Quốc hơn 4 giờ đồng hồ trước khi chiêu đãi, ảnh: SCMP.
Anh em nhà lãnh đạo Kim Jong-un và một quan chức cấp cao Triều Tiên tiếp phái đoàn Hàn Quốc hơn 4 giờ đồng hồ trước khi chiêu đãi, ảnh: SCMP.

Nhà ngoại giao hàng đầu về vấn đề Triều Tiên, ông Joshep Yun đang xin từ chức tuần này, trong khi Mỹ vẫn chưa có Đại sứ chính thức tại Seoul kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức.

Cả Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đều thúc đẩy một cách tiếp cận gây áp lực kinh tế và ngoại giao lên Bắc Triều Tiên, mục đích cuối cùng là buộc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán.

Tuy nhiên hôm qua 7/3, hai quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch tập trận chung hàng năm với Hàn Quốc (Foal Eagle) vào ngày 31/3.

Lầu Năm Góc chính thức từ chối bình luận về thông tin này.

Ở chiều ngược lại, một nhóm quan chức khác trong chính quyền Mỹ xem các cử chỉ mới đây của Bình Nhưỡng là dấu hiệu tốt để giảm căng thẳng, Bình Nhưỡng đã thay đổi lập trường về phi hạt nhân hóa bán đảo. [2]

Người viết cho rằng, những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên cho thấy cách tiếp cận "phi truyền thống" của Tổng thống Donald Trump đã phát huy hiệu quả bước đầu.

Nhưng đồng thời nó cũng cho thấy các kỹ năng ngoại giao khéo léo của Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Kim Jong-un muốn phái em gái sang Mỹ đàm phán trực tiếp ảnh 4

Ông Kim Jong-un xem Trung Quốc như người dưng, Hàn Quốc mới là thủ túc?

Nhất là trong bối cảnh ông chưa từng chính thức xuất ngoại công du, và mới chỉ tiếp các vị khách từ Trung Quốc, Cu Ba, Syria và cầu thủ bóng rổ Dennis Rodman.

Theo The New York Times ngày 8/3, ông Kim Jong-un đã khiến các nhà ngoại giao Hàn Quốc ngạc nhiên không chỉ bởi chấp nhận cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là một hiện thực, mà còn sẵn lòng bắt đầu đàm phán với Washington.

Chủ tịch Kim Jong-un nói với các vị khách từ miền Nam, ông sẽ đình chỉ tất cả các cuộc thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân trong khi các cuộc đàm phán đang được tiến hành.

Lần đầu tiên các quan chức Hàn Quốc được mời vào trụ sở Đảng Lao động Triều Tiên. Vợ ông, Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju là người phụ nữ đầu tiên được giới thiệu với các vị khách Hàn Quốc.

Sau khi kết thúc bữa yến đêm nói chuyện và ăn uống vui vẻ, ông Kim Jong-un đã tiễn các vị khách ra cửa với nụ cười rạng rõ.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung-han đánh giá, ông Kim Jong-un là một trường hợp đặc biệt,;

Còn cựu Thống đốc bang New Mexico ông Bill Richardson cho rằng, ông Kim Jong-un đã bị đánh giá thấp.

"Dường như ông ấy đang lột xác thành một nhà tư tưởng chiến lược, thiết lập kế hoạch, chương trình thay vì (đe dọa) ném bom.

Ông Kim Jong-un muốn phái em gái sang Mỹ đàm phán trực tiếp ảnh 5

Ông Kim Jong-un đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh 2 miền Triều Tiên

Ông ấy đang thiết lập chương trình nghị sự cho bất kỳ biện pháp nào lới lỏng căng thẳng trên bán đảo. Đó là những gì đã xảy ra", ông Bill Richardson bình luận. [3]

Tất nhiên mọi dự đoán về xu hướng diễn biến cục diện bán đảo Triều Tiên lúc này dường như còn quá sớm.

Ngay bản thân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng tỏ ra thận trọng trước những khởi đầu.

Seoul chưa thể hoàn toàn lạc quan và cũng chưa có động thái nào lới lỏng lệnh trừng phạt sau các hoạt động đối thoại hai miền. [4]

Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi theo hướng tích cực, có cả hiệu ứng từ chính sách gây áp lực của Hoa Kỳ, có cả sự chủ động và thay đổi nhanh chóng từ Bình Nhưỡng.

Tất cả vẫn đang ở phía trước, mong rằng cơ hội đối thoại, hòa bình, hòa giải, hòa hợp và thống nhất dân tộc Triều Tiên sẽ diễn ra xuôn sẻ, vì tương lai chung của bán đảo cũng như khu vực.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.scmp.com/news/asia/article/2136217/kim-jong-uns-sister-could-be-sent-us-launch-talks-ending-nuclear-crisis

[2]https://edition.cnn.com/2018/03/07/politics/us-north-korea-outside-expert/

[3]https://www.nytimes.com/2018/03/07/world/asia/kim-jong-un-north-korea.html

[4]https://www.independent.ie/world-news/asia-pacific/south-korea-wont-ease-sanctions-on-north-says-moon-36682379.html

Hồng Thủy