Máy bay chiến đấu J-10B do Trung Quốc chế tạo |
Các trang mạng quân sự sina, “Thời báo Hoàn Cầu”, Tân Hoa xã… Trung Quốc vừa có bài viết dẫn “mạng quân sự Nga” ngày 10 tháng 10 đưa tin, do tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế đã đặt ra điều kiện rất khắc nghiệt khi cung cấp khoản vay cho Pakistan, khiến cho Pakistan có thể không mua 36 máy bay chiến đấu đa năng J-10B của Trung Quốc theo kế hoạch.
Theo bài báo, trước đây có phân tích cho rằng, hai nước Pakistan-Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận sơ bộ mua loại máy bay chiến đấu mới này vào năm 2009, tổng giá trị của hợp đồng cuối cùng dự kiến là 1,4 tỷ USD.
Kaeser Tufar, Chuẩn tướng Không quân về hưu Pakistan, người từng làm phi công máy bay chiến đấu và bay thử cho rằng, điều kiện kinh tế trong nước hiện nay của Pakistan cơ bản không thể mua sắm hệ thống vũ khí mới trong 2-3 năm tới.
Theo điều kiện cho vay do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định, chi tiêu ngân sách của Chính phủ Pakistan bị hạn chế nghiêm ngặt, trong đó có chi tiêu mua sắm vũ khí. Điều cần chỉ ra là, một đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc từng đến thăm Pakistan vào cuối tháng 9 năm nay, vẫn chưa rõ hai bên khi đó có thảo luận vấn đề mua máy bay chiến đấu J-10 hay không.
Máy bay chiến đấu J-10B |
Máy bay chiến đấu J-10B mà Trung Quốc sẵn sàng bán cho Pakistan là phiên bản cải tiến của máy bay chiến đấu J-10A (trang bị động cơ AL-31F do Nga chế tạo), J-10B trang bị động cơ phản lực Project WS-10A do Trung Quốc tự sản xuất. Máy bay chiến đấu J-10 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô Trung Quốc nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay chiến đấu Kfir của Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel.
Kaeser Tufar cho rằng, những nước Ả rập Trung Đông có quan hệ hữu nghị với Pakistan càng muốn mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, chứ chưa từng tiếp nhận máy bay J-10. Ông đồng thời bày tỏ nghi ngờ về kế hoạch của Chính phủ Pakistan - chỉ chuẩn bị mua sắm một phi đội máy bay chiến đấu mới nhất của Trung Quốc, cho rằng ít nhất phải mua 3-4 phi đội mới "kinh tế nhất".
Theo Kaeser Tufar, cho dù máy bay chiến đấu J-10 được trang bị động cơ do Nga chế tạo cũng sẽ không gây trở ngại cho kế hoạch mua sắm loại máy bay chiến đấu này, bởi vì trước đây Nga từng đồng ý cho Trung Quốc xuất khẩu cho Pakistan máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long trang bị động cơ RD-93 do Nga chế tạo. Ông cho rằng, những năm gần đây, quan hệ giữa Nga và Pakistan đã được cải thiện.
Máy bay chiến đấu J-10B |
Máy bay chiến đấu J-10 lần đầu tiên lộ diện vào đầu năm 2009. Các chuyên gia quân sự cho rằng, phần mũi của máy bay này có hình ê-líp (quả trứng), hơn nữa còn hơi nghiêng xuống dưới, điều này cho thấy nó đã trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động hoặc bị động (thời gian lắp là năm 2011).
Ngoài ra, J-10B cũng đã trang bị hệ thống tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại, cửa nạp cũng đã áp dụng cửa nạp siêu âm DSI tiên tiến hơn. Ít nhất có 1 máy bay nguyên mẫu của J-10B đã đổi sang trang bị động cơ WS-10A nội địa, nhưng vẫn chưa rõ máy bay phiên bản sản xuất hàng loạt trang bị động cơ WS-10A hay AL-31F do Nga chế tạo.
Tiến bộ công nghệ của Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu máy bay J-10 cho Pakistan Có tin cho biết, Không quân Pakistan có thể sẽ cân nhắc mua sắm máy bay J-20 có tính năng tiên tiến hơn, nhưng Kaeser Tufar cho rằng, khả năng này không lớn. Ông chỉ ra, J-20 là một loại máy bay chiến đấu đậm màu sắc tương lai, tính năng còn chưa rõ ràng, hiện nay thảo luận kế hoạch mua sắm loại máy bay chiến đấu này vẫn còn quá sớm.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc |
Chuyên gia quân sự Mỹ Richard Fischer cho rằng, máy bay J-10B là một loại máy bay chiến đấu "thế hệ 4+" đã trang bị thiết bị hiện đại (nhất là hệ thống radar). Có thể Pakistan không thể trở thành khách hàng đầu tiên của máy bay J-10B có giá bán 50-60 triệu USD, nhưng các nước như Venezuela, Argentina, Peru, Malaysia và Indonesia có thể cũng sẽ quan tâm đến sản xuất loại máy bay chiến đấu đa năng giá rẻ này.
Cũng về vấn đề xuất khẩu máy bay chiến đấu J-10, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 10 cho rằng, là máy bay chiến đấu nội địa đỉnh cao hiện có của Trung Quốc, J-10 lúc nào vươn ra được thị trường quốc tế rất được dư luận quan tâm.
Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Quốc Mã Chí Bình vừa tiết lộ, đã có nhiều nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh hỏi giá máy bay chiến đấu J-10. Nhưng, tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 7 tháng 10 nhấn mạnh, nước có khả năng nhất mua J-10 Pakistan bị ảnh hưởng bởi nhân tố kinh tế và độ hoàn thiện công nghệ, rất có thể trì hoãn kế hoạch mua sắm J-10.
Máy bay chiến đấu J-10B do Trung Quốc chế tạo |
Máy bay chiến đấu J-10A mới xuất xưởng |
Máy bay chiến đấu J-7PG do Trung Quốc chế tạo |
Máy bay huấn luyện K-8 do Trung Quốc chế tạo |