Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 do Trung Quốc chế tạo, đã phục vụ trong Không quân Pakistan |
Ngày 1 tháng 8 dẫn báo chí Nga đưa tin cho biết, Pakistan có đội quân mạnh nhất thế giới Hồi giáo, đồng thời liên minh với Trung Quốc, trang bị lượng lớn vũ khí Trung Quốc, phần nào trở thành mối đe dọa tiềm tàng của Nga.
Sau khi thành lập đất nước vào năm 1947, Pakistan rơi vào trạng thái chiến tranh với Ấn Độ, từ đó Ấn Độ-Pakistan đã nổ ra 2 cuộc chiến tranh quy mô lớn và một loạt xung đột vũ trang quy mô nhỏ.
Hai bên đến nay vẫn đưa ra rất nhiều yêu cầu lãnh thổ với đối phương, khu vực tranh chấp chủ yếu là Kashmir ở miền bắc. Loại đối đầu này đã quyết định xây dựng quân sự của Pakistan, đặc biệt là Islamabad đã chế tạo vũ khí hạt nhân cùng phương tiện vận tải chúng để ngăn chặn Ấn Độ.
Trong hơn nửa thế kỷ, Pakistan đồng thời còn là đồng minh chiến lược của Trung Quốc và Mỹ, trong khi đó Trung Quốc, Mỹ, thậm chí Pháp đang là nước cung ứng chủ yếu vũ khí trang bị cho Pakistan.
Tình hình này luôn duy trì cho đến nay, nhưng hiện nay Pakistan bắt đầu từng bước nghiêng hẳn về Trung Quốc, chủ yếu dựa vào Bắc Kinh, nhập khẩu các chương trình và công nghệ có giấy phép của Trung Quốc, lắp ráp và sản xuất xe tăng Khalid và máy bay chiến đấu JF-17 Thunder, chế tạo tàu chiến ở trong nước.
Máy bay chiến đấu F-16 Block52 mới nhất đang phục vụ trong Quân đội Pakistan |
Ukraine cũng là người tham gia tích cực của hợp tác quân sự Trung Quốc-Pakistan, cung cấp các loại bộ kiện cho trang bị kỹ thuật do Trung Quốc-Pakistan hợp tác nghiên cứu chế tạo, đặc biệt là động cơ. Pakistan còn có vai trò ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình của nước láng giềng Afghanistan, đang kiểm soát phong trào Taliban ở mức độ tương đối lớn.
Về thể chế tổ chức, Lục quân Pakistan được phân làm 9 quân đoàn (quân đoàn 1, 2, 4, 5, 10, 11, 12, 30, 31), 2 bộ tư lệnh và 1 quân đoàn đặc biệt. Trong hàng ngũ quân đoàn, có 18 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn cơ giới hóa, 2 sư đoàn pháo binh, 10 lữ đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn cơ giới hóa, 6 lữ đoàn bộ binh, 6 lữ đoàn pháo binh, 1 lữ đoàn chống tăng, 2 lữ đoàn phòng không. Bộ tư lệnh phòng không có 2 sư đoàn phòng không, bộ tư lệnh lực lượng chiến lược có 2 sư đoàn tên lửa, quân đoàn đặc biệt có 2 lữ đoàn (7 tiểu đoàn).
Toàn bộ vũ khí tên lửa hạt nhân của Pakistan đều thuộc về Lục quân (Bộ tư lệnh lực lượng chiến lược), tình hình biên chế chỉ công khai cơ bản với bên ngoài, dự kiến sở hữu nhiều nhất 25 quả tên lửa Hatf-5 (tầm bắn 1.300 km, trọng lượng đầu đạn 700-1.000 kg), 85 quả tên lửa Hatf-3 (tầm bắn 290-400 km, trọng lượng đầu đạn 700 kg), 10 quả tên lửa Shaheen-1 (Hatf-4, tầm bắn 750 km, trọng lượng đầu đạn 700 kg), 105 quả tên lửa Hatf-1 (tầm bắn 70-100 km, trọng lượng đầu đạn 500 kg).
Máy bay chiến đấu F-16D mới đang phục vụ trong Quân đội Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Tất cả tên lửa vừa có thể mang theo đạn hạt nhân, vừa có thể mang theo đạn thông thường. Số lượng đầu đạn hạt nhân là 140-160 quả. Hiện nay còn đang nghiên cứu chế tạo một loạt tên lửa kiểu mới, vừa có tên lửa đạn đạo vừa có tên lửa hành trình.
Xe tăng tiên tiến nhất của Quân đội Pakistan là 320 chiếc T-80UD Ukraine và 600 chiếc Khalid, trong đó Khalid là loại xe tăng do Pakistan chế tạo theo công nghệ có giấy phép của Trung Quốc, là phiên bản xuất khẩu của xe tăng Type 96 Quân đội Trung Quốc.
Ngoài ra còn có 500 xe tăng Type 85II Trung Quốc tương đối mới, 450 xe tăng Type 79 Trung Quốc hơi cũ và 400 xe tăng Type 69, 600 xe tăng Type 59 cũ kỹ và 600 xe tăng AL-Zarrar cải tiến của Pakistan, 50 xe tăng T-54/55 Liên Xô và 300 xe tăng M48A5 Mỹ.
Pakistan trang bị 1.600 xe vận tải bọc thép M113 Mỹ và 400 xe vận tải bọc thép Talha (được chế tạo trên nền tảng xe M113) cùng với 90 xe ô tô bọc thép Ferret Anh cũ, 1.260 xe ô tô bọc thép AKREP Thổ Nhĩ Kỳ và 10 xe ô tô bọc thép Cobra, 140 xe vận tải bọc thép Fahd Ai Cập, 169 xe vận tải bọc thép BTR-70 và 80 xe vận tải bọc thép Type 63 Trung Quốc, 46 xe UR-416 Đức và 6 xe OT-64 Czech.
Biên đội máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Quân đội Pakistan có 50 khẩu pháo tự hành M7 105 mm Mỹ, 665 khẩu pháo tự hành M109A2/4/5, 213 khẩu pháo tự hành bánh lốp SH-1 155 mm Trung Quốc, 260 khẩu pháo tự hành M110A2 203 mm Mỹ.
Quân đội Pakistan còn có khoảng 3.700 khẩu pháo kéo, 2.350 khẩu pháo cối. Tất cả rocket phóng loạt đều do Trung Quốc sản xuất, chủ yếu là 52 khẩu Azar (Type 83 Trung Quốc lắp ráp ở Pakistan) và 72 khẩu KRL-122 122 mm, 100 khẩu rocket A-100 mới 300 mm (hàng nhái Trung Quốc của hệ thống Smerch Nga).
Quân đội Pakistan có 3.500 hệ thống tên lửa chống tăng Cobra cũ của Đức, 8.200 hệ thống Tow Mỹ và 1.900 hệ thống Refleks Liên Xô (mua từ Belarus và Ukraine), 200 pháo chống tăng Type 56 (85 mm) Trung Quốc.
Lực lượng phòng không dã chiến có 2.650 hệ thống tên lửa phòng không vác vai Anza và 200 hệ thống HN-5A Trung Quốc, hai hệ thống này đều là sản phẩm sao chép của Strela-2 Liên Xô, 350 hệ thống tên lửa phòng không vác vai Stinger Mỹ, 230 hệ thống Mistral Pháp và 930 hệ thống RBS-70 Thụy Điển, ngoài ra còn có khoảng 1.000 khẩu pháo cao xạ.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder của Không quân Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Lực lượng hàng không Lục quân có 43 máy bay hạng nhẹ, 53 máy bay trực thăng vũ trang AH-1 Cobra Mỹ, khoảng 400 máy bay trực thăng vận tải và đa năng.
Về biên chế tổ chức, Không quân Pakistan có 5 bộ tư lệnh gồm chiến lược, miền bắc, miền trung, miền nam và phòng không. Máy bay chiến đấu tiên tiến nhất là 72 máy bay F-16 (30 chiếc Type A, 24 Type B, 12 Type C) và 49 máy bay chiến đấu JF-17 được Pakistan sản xuất theo giấy phép của Trung Quốc.
Còn có 300 máy bay chiến đấu cũ, gồm 127 máy bay chiến đấu J-7P Trung Quốc (phiên bản Trung Quốc của MiG-21 Liên Xô) và 18 máy bay huấn luyện-chiến đấu JJ-7, 89 máy bay trinh sát Mirage-5 và 93 máy bay Mirage-3, 13 máy bay Mirage-3RP Pháp. 40 máy bay cường kích Q-5 Trung Quốc đã thôi phục vụ trong Không quân Pakistan.
Ngoài ra còn có 8 máy bay cảnh báo sớm, gồm 4 máy bay ZDK-03 Trung Quốc và 4 máy bay Saab-2000 Thuỵ Điển, 2 máy bay trinh sát điện tử Falcon-20F Mỹ, 4 máy bay tiếp dầu IL-78 Liên Xô (mua của Ukraine), 40 máy bay vận tải, 280 máy bay huấn luyện và 20 máy bay trực thăng.
Máy bay chiến đấu F-16 Block52 Không quân Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Lực lượng phòng không mặt đất có 12 đại đội tên lửa đất đối không HQ-2 Trung Quốc (phiên bản sao chép của S-75 Liên Xô), mỗi đại đội có 6 thiết bị phóng, 144 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Sidewinder Pháp.
Hải quân Pakistan có 5 tàu ngầm lớp Agusta Pháp, bao gồm 2 chiếc Agusta-70 hơi cũ và 3 chiếc Agusta-90B mới nhất, ngoài ra còn có 3 tàu ngầm phá hoại siêu nhỏ MG110 Italia.
Nền tảng của hạm đội mặt nước là 11 tàu hộ vệ, gồm 1 tàu Alamgir (lớp Perry Mỹ), 4 tàu Zulfiquar (Type 053H3 Trung Quốc) và 6 tàu lớp Tariq (lớp Amazon Anh).
Trong 9 tàu tên lửa có 2 tàu lớp Azmat mới nhất do Trung Quốc chế tạo, 3 chiếc lớp Jalalat và 2 chiếc lớp Jurrat do Pakistan sản xuất theo giấy phép của Trung Quốc, 2 tàu lớp MRTP-33 Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra còn có 8 tàu tuần tra, 3 tàu quét mìn, 4 tàu đổ bộ đệm khí.
Lực lượng hàng không Pakistan có 5 máy bay Atlantic Pháp, 7 máy bay P-3C Mỹ và 7 máy bay tuần tra săn ngầm F-27 Hà Lan, 6 máy bay vận tải, 18 máy bay trực thăng săn ngầm, 12 máy bay trực thăng Z-9C Trung Quốc, 6 máy bay trực thăng đa năng SA319B Pháp, ngoài ra còn cất trong kho 3 máy bay trực thăng Anh.
Phi đội máy bay chiến đấu Mirage và F-16 của Không quân Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Tuy tuyến đường vận chuyển quá cảnh vật tư chính của lực lượng đồng minh NATO đóng ở Afghanistan đi qua Pakistan, nhưng ở Pakistan không có quân đồn trú nước ngoài.
Về tổng thể, xét tới sở hữu vũ khí hạt nhân cũng phương tiện mang theo, trình độ huấn luyện chiến đấu và tinh thần tương đối cao, Quân đội Pakistan có thể nói là đội quân mạnh nhất của thế giới Hồi giáo, nhưng về thực lực tổng thể vẫn lạc hậu rõ rệt so với Quân đội Ấn Độ, chỉ dựa vào kho vũ khí hạt nhân và quan hệ đồng minh bí mật với Trung Quốc mới có thể bảo đảm ngăn chặn Ấn Độ, bảo đảm cho Pakistan không bị đối thủ đánh bại.
Phó viện trưởng Khramchikhin, Viện nghiên cứu phân tích chính trị và quân sự Nga cho rằng, tuy tỷ lệ thế lực chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo trỗi dậy ở Pakistan không phải rất lớn, nhưng cũng không thể coi thường, nếu không, một khi ngóc đầu dậy có thể sẽ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân quốc gia, sẽ tạo ra mối đe dọa cho toàn nhân loại.
Máy bay chiến đấu F-16 Block52 Không quân Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Pakistan và Nga không phải là láng giềng, cách nhau tương đối xa, nhưng là kẻ thù của Nga kể từ khi Quân đội Liên Xô tham chiến ở Afghanistan, mối đe dọa rõ rệt nhất đến từ Pakistan hiện nay là Islamabad ủng hộ Taliban ở Afghanistan, sau khi NATO rút khỏi Afghanistan, có thể sẽ gây phiền phức lớn cho Trung Á.
Pakistan tuy hiện không có tên lửa có thể vươn tới nước Nga, nhưng lại đang tích cực nghiên cứu chế tạo tên lửa mới với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Tên lửa thế hệ mới có thể sẽ tấn công khu vực Siberia và Ural, trong tình hình này, thế lực chủ nghĩa cực đoan Sunni một khi trỗi dậy, có được tên lửa hạt nhân, hoàn toàn có thể sẽ ngang nhiên phát động cuộc tấn công kiểu tự sát.
Ngoài ra, Pakistan hầu như đã không che giấu ý đồ họ chuẩn bị bán tên lửa hạt nhân cho Saudi Arabia, cho dù Saudi Arabia đã sở hữu tên lửa Đông Phong-3 do Trung Quốc cung ứng, hiện nay có thể tấn công khu vực miền nam nước Nga.
Máy bay chiến đấu F-16 Block52 Không quân Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Máy bay chiến đấu JF-17 của Không quân Pakistan (nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc) |
Phi công lực lượng máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan |
Máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 của Không quân Pakistan |