Hải quân Mỹ đã chi 10 triệu USD cho dự án nghiên cứu nguồn cung cấp điện cho “đại bác điện” – vũ khí sử dụng điện từ trường để đẩy đầu đạn với vận tốc lên tới 8.000km/h.
“Hệ thống mới này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách mà hải quân của chúng ta giao chiến với kẻ thù”, Joe Biondi - phó chủ tịch của Raytheon cho biết.
Pháo điện từ là một loại pháo sử dụng điện từ trường để đẩy đầu đạn đi dọc theo nòng pháo thay vì dùng thuốc súng. Và đầu đạn sẽ không nổ mà sử dụng động năng cực lớn để tiêu diệt mục tiêu.
Một mẫu thử đã được chế tạo và thử nghiệm từ vài năm trước và đã chứng tỏ được khả năng vượt trội so với các khẩu pháo thông thường. Hải quân Mỹ đã bắn thử trên 1.000 lần.
Theo các chuyên gia vũ khí, quân đội Mỹ sẽ mất thêm 1 thập kỷ nữa trước khi có thể lắp đặt loại vũ khí này trên tàu chiến.
Mẫu thử nghiệm của hải quân Mỹ có công xuất từ 0,5 tới 1,5 Megajoule. Ở mức năng lượng 1 Megajoule, đầu đạn có động năng tương đương với ô tô nặng 1 tấn đâm vào bức tường ở vận tốc 160km/giờ.
Những mẫu pháo điện từ được triển khai trên tàu chiến của Mỹ trong tương lai có khả năng bắn đầu đạn với động năng gấp 33 lần như kể trên.
Nòng súng của pháo điện từ có chứa hai thanh thép dày và bộ phận tạo từ trường mạnh. Nếu đầu đạn nặng 3,5kg thì vận tốc lớn nhất sẽ là 9.000km/giờ.
Theo lý thuyết, tầm xa của pháo điện từ sẽ lớn gấp 20 lần so với các hệ thống pháo thông thường. Đầu đạn sẽ bắn tới mục tiêu cách 460km chỉ sau gần 6 phút.
Trong tương lai, pháo điện từ được chế tạo nhằm thay thế những tên lửa Tomahawk đắt tiền.
Đại tá Paul Stewart – sỹ quan chỉ huy phòng thí nghiệm hải quân Mỹ cho biết: “Một hệ thống pháo điện từ có thể bắn đi hàng trăm đầu đạn và chịu được những áp lực, dòng điện và nhiệt độ cực cao”.
“Mọi người đã từng được thấy các vũ khí như thế này trong trò chơi điện tử. Nhưng nó có tồn tại ngoài đời thực”, lập trình viên Roger Ellis nói.
Hải quân Mỹ quyết tâm theo đuổi chương trình pháo điện từ dù cho đang phải chịu áp lực cắt giảm ngân sách nặng nề.
Những hình ảnh về mẫu thử nghiệm "đại bác điện" của hải quân Mỹ:
“Hệ thống mới này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách mà hải quân của chúng ta giao chiến với kẻ thù”, Joe Biondi - phó chủ tịch của Raytheon cho biết.
Tốc độ của đầu đạn pháo điện từ cao gấp 10 lần tên lửa Tomahawk. |
Một mẫu thử đã được chế tạo và thử nghiệm từ vài năm trước và đã chứng tỏ được khả năng vượt trội so với các khẩu pháo thông thường. Hải quân Mỹ đã bắn thử trên 1.000 lần.
Theo các chuyên gia vũ khí, quân đội Mỹ sẽ mất thêm 1 thập kỷ nữa trước khi có thể lắp đặt loại vũ khí này trên tàu chiến.
Mẫu thử nghiệm của hải quân Mỹ có công xuất từ 0,5 tới 1,5 Megajoule. Ở mức năng lượng 1 Megajoule, đầu đạn có động năng tương đương với ô tô nặng 1 tấn đâm vào bức tường ở vận tốc 160km/giờ.
Những mẫu pháo điện từ được triển khai trên tàu chiến của Mỹ trong tương lai có khả năng bắn đầu đạn với động năng gấp 33 lần như kể trên.
Nòng súng của pháo điện từ có chứa hai thanh thép dày và bộ phận tạo từ trường mạnh. Nếu đầu đạn nặng 3,5kg thì vận tốc lớn nhất sẽ là 9.000km/giờ.
Theo lý thuyết, tầm xa của pháo điện từ sẽ lớn gấp 20 lần so với các hệ thống pháo thông thường. Đầu đạn sẽ bắn tới mục tiêu cách 460km chỉ sau gần 6 phút.
Trong tương lai, pháo điện từ được chế tạo nhằm thay thế những tên lửa Tomahawk đắt tiền.
Đại tá Paul Stewart – sỹ quan chỉ huy phòng thí nghiệm hải quân Mỹ cho biết: “Một hệ thống pháo điện từ có thể bắn đi hàng trăm đầu đạn và chịu được những áp lực, dòng điện và nhiệt độ cực cao”.
“Mọi người đã từng được thấy các vũ khí như thế này trong trò chơi điện tử. Nhưng nó có tồn tại ngoài đời thực”, lập trình viên Roger Ellis nói.
Hải quân Mỹ quyết tâm theo đuổi chương trình pháo điện từ dù cho đang phải chịu áp lực cắt giảm ngân sách nặng nề.
Những hình ảnh về mẫu thử nghiệm "đại bác điện" của hải quân Mỹ:
Với tốc độ cực lớn, đầu đạn không cần chứa thuốc nổ mà sử dụng chính động năng để hủy diệt mục tiêu |
Ảnh chụp khi đầu đạn bắn ra khỏi nòng pháo. |
Camera ghi lại hình ảnh khi đầu đạn di chuyển. |
Mẫu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của hải quân Mỹ. |
Theo Đất Việt