Phát hiện kiệt tác rồng đá cực hiếm ở Tây Nguyên

09/11/2011 15:12
Thành Chung
(GDVN) - Nặng 1,8 tấn, dài đến 3,33 m, tác phẩm “Rồng Việt” được đánh giá là  một trong số ít tác phẩm đá nghệ thuật rồng đá bán quý lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Liên quan đến việc kỷ lục châu Á vừa công nhận lần đầu tiên tại Việt Nam cho tác phẩm “Con rồng bằng đá bán quý” của nghệ nhân Nguyễn Văn Hữu và các nghệ nhân Huế chế tác. Mới đây, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã phát hiện một tuyệt phẩm rồng đá khác với nhiều điểm đặc biệt, chi tiết rất độc đáo...

Tác phẩm "Rồng Việt" với những nét độc đáo của nhà sưu tập Vũ Hưng Long.
Tác phẩm "Rồng Việt" với những nét độc đáo của nhà sưu tập Vũ Hưng Long.
Được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội trong dịp 1.000 năm Thăng Long vừa qua, tác phẩm “Rồng Việt” của nhà sưu tập và chơi đá cảnh Vũ Hưng Long (Hà Nội) được du khách, các nhà nghiên cứu, giới sưu tập đồ “độc” đặc biệt chú ý. Với trọng lượng 1,8 tấn (chưa kể đế gỗ), kích thước dài 3,33 m, tác phẩm “Rồng Việt” được đánh giá là  một trong số ít tác phẩm đá nghệ thuật rồng đá bán quý lớn nhất Việt Nam hiện nay. Không chỉ vậy, những đường nét, vân đá tự nhiên trên tác phẩm cũng được xếp vào hàng độc nhất vô nhị.
Những vân màu đá tự nhiên trên tác phẩm chính là một nét độc đáo, lại phù hợp với linh vật được tạc
Những vân màu đá tự nhiên trên tác phẩm chính là một nét độc đáo, lại phù hợp với linh vật được tạc
Theo anh Long, chủ nhân của “Rồng Việt” cho biết: tác phẩm được chế tác từ khối đá nặng tới 5,7 tấn và có chiều dài tới 5m cùng tư thế uốn lượn tự nhiên hệt như dáng rồng đang thăng, với màu sắc vàng rất lý tưởng. Đó chính là lý do để những người thợ chạm khắc của Huế mất tới 11 tháng tạc nên tác phẩm “Rồng Việt” với hình tượng rồng thời Lê Nguyễn, đuôi rồng chạm hình bông xòe…
Phần đầu của con rồng đá.
Phần đầu của con rồng đá.
Phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với GS.TSKH Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện trang sức, đá quí Việt Nam. Đánh giá về tác phẩm 'Rồng Việt', GS Thị cho biết: Con rồng đá "Rồng Việt" mà anh Long đang sở hữu được tạc ra từ tảng đá Mã Não – Agate, là loại đá rất cứng, được hình thành bởi dung nhan của núi lửa cách đây khoảng 4 triệu năm trên mảnh đất Tây Nguyên, không bị phá hủy bởi những điều kiện thông thường, thích hợp cho việc làm đá cảnh. “Nếu đánh giá hàng đá quí, đá cảnh trên thế giới thì đã Mã Não này không phải là hàng đầu nhưng ở Việt Nam thì nó là dòng ngọc thuộc loại số 1 hiện nay”, GS Thị cho biết.

Theo GS Thị, tác phẩm được làm từ khối đá Mã não - Agate, dòng đá ngọc thuộc loại số 1 Việt Nam hiện nay.
Theo GS Thị, tác phẩm được làm từ khối đá Mã não - Agate, dòng đá ngọc thuộc loại số 1 Việt Nam hiện nay.
Cũng theo GS Thị, một tác phẩm đá cảnh chỉ có giá trị thực sự khi người làm nên nó phải thổi được cái hồn của hình tượng mình định tạc vào trong đó và khi lần đầu bắt gặp tác phẩm “Rồng Việt” ông đã thấy được điều đó.>> BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM ẢNH “Tôi không nói về kích thước, trọng lượng nhưng khi mới nhìn qua tác phẩm này lần đầu tiên tại triển lãm ở Bảo tàng Hà Hội (nhân dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội) tôi thấy được sự tài hoa của người thợ đạt đến trình độ điêu luyện khi họ đã đưa vào trong đó được cái hồn của con rồng, một con vật thể hiện cho sự quyền uy, mang chất thần”, GS Thị nhận xét.
Con rồng được tạo hình bằng đá bán quý lớn nhất nặng 1.548 kg do nghệ nhân Nguyễn Văn Hữu và các nghệ nhân Huế chế tác. Tác phẩm đã được công nhận kỷ lục châu Á cho tác phẩm mỹ nghệ “Con rồng bằng đá bán quý” của kỷ lục gia Việt Nam..
Con rồng được tạo hình bằng đá bán quý lớn nhất nặng 1.548 kg do nghệ nhân Nguyễn Văn Hữu và các nghệ nhân Huế chế tác. Tác phẩm đã được công nhận kỷ lục châu Á cho tác phẩm mỹ nghệ “Con rồng bằng đá bán quý” của kỷ lục gia Việt Nam..
Không những vậy, theo GS Thị, điểm độc đáo khác của tác phẩm “Rồng Việt” này chính là ở màu sắc hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với hình tượng của Rồng. Một mặt của thân Rồng có màu vân vàng và xanh tươi trẻ rất đều, đẹp với thế rồng chân đang đạp mây thăng lên, thể hiện sức trẻ trung, mạnh mẽ, sung sức. Còn ở mặt kia của rồng lại có điểm xuyết nhiều vân đồi mồi trên nền vàng – xanh sẫm hơn cùng thế rồng chụm chân đang lướt, thể hiện sự trầm tĩnh, có tuổi, viên mãn, thành đạt.

Phần đuôi rồng được chạm hình bông xòe giúp tạo nên sự cân đối, hài hòa.
Phần đuôi rồng được chạm hình bông xòe giúp tạo nên sự cân đối, hài hòa.
"Cùng với màu vàng, tại những vị trí chọn tạc mắt, râu, vẩy rồng, chân rồng lại xuất hiện những vân đá màu xanh tự nhiên uốn lượn đã làm cho tác phẩm này càng thêm độc đáo", GS Thị nói. Một điểm đặc biệt nhất mà GS Thị cho rằng tâm đắc ở tác phẩm này chính là tảng đá để chế tác ra “Rồng Việt” được lấy ngay trên mảnh đất đỏ Tây Nguyên của Việt Nam.
“Có lẽ điều quan trọng nhất, quí nhất của tác phẩm này chính là ở chỗ nó không phải được nhập từ nước ngoài mà nó được tìm thấy trên chính mảnh đất Tây Nguyên và được chế tác bởi chính những nghệ nhân tạc đá có tầm ở xứ Huế của Việt Nam”, GS Thị khẳng định.
Kỷ lục châu Á được ông Biswaroop trao cho tác phẩm mỹ nghệ rồng bằng đá bán quý của nghệ nhân Nguyễn Văn Hữu. Đây là con rồng được ông Hữu và các nghệ nhân Huế chế tác trong thời gian 6 tháng từ đá chalcedon và opal nặng hơn 1 tấn, dài gần 4 mét.

Thành Chung