Telegraph ngày 6/5 bình luận, sau 15 năm Vladimir Putin làm Tổng thống, quân đội đã trở thành một lực lượng lớn, mạnh mẽ và được trang bị tốt chưa từng có kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Quân đội Nga hiện có hơn 750.000 binh sĩ thường trực sẵn sàng chiến đấu, 2,5 triệu quân dự bị, sở hữu số lượng xe tăng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này, lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới. Hơn nữa, quân đội Nga cũng vẫn duy trì được nhiều sức mạnh ưu việt có từ thời còn là siêu cường Liên Xô.
Quân đội Nga cũng vẫn duy trì được nhiều sức mạnh ưu việt có từ thời còn là siêu cường Liên Xô. |
Tổng thống Putin cũng đã không tiếc công sức và tiền bạc tiến hành hiện đại hóa nhanh chóng quân đội, chi hàng triệu USD để tái vũ trang và đào tạo lại nhằm chuyên nghiệp hóa lực lượng quân sự từ thời Liên Xô.
Thế giới đã có cơ hội được nhìn thoáng qua lần đầu tiên về khả năng mới của quân đội Nga cách đây một năm, trong sự kiện sáp nhập Crimea không chút đổ máu nhưng rất hiệu quả.
Theo Telegraph, lực lượng không quân và tăng thiết giáp của Nga đã thể hiện vai trò ưu tú và quyết định của họ trong các cuộc xung đột ở Ukraine, đặc biệt là trận chiến giành quyền kiểm soát thị trấn chiến lược Debaltseve.
Tuy nhiên xét về sức mạnh tổng thể, Nga vẫn còn thua xa Mỹ và nhiều nước phương Tây khác do sự yếu kém về mặt công nghệ và kho vũ khí khổng lồ vẫn còn nhiếu thiết bị quân sự đã lỗi thời.
Bảng so sánh tiềm lực quân sự của Nga, Mỹ và Anh. |
Tổng thống Putin bắt đầu chương trình hiện đại hóa quân đội sau cuộc chiến tranh ngắn ngày ở Gruzia năm 2008. Nga là bên thắng cuộc và truyền tải được thông điệp quan trọng rằng Moscow sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng đã khiến ông ngộ ra rằng quân đội của ông cần một cuộc đại tu.
Vì vậy trong năm 2009 Kremlin bắt đầu lên kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lớn bất chấp khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Năm ngoái, Nga dành 3,247 nghìn tỷ rúp (khoảng 60 tỷ USD), tương đương với 4,5% GDP cho quốc phòng, tăng 0,9% GDP so với thời điểm năm 2000 khi ông Putin mới lên nắm quyền, Telegraph dẫn thông tin của SIPRI, một công ty cố vấn của Thụy Điển cho biết.
Ước tính của SIRPI cao hơn tuyên bố chính thức về ngân sách quốc phòng của Nga năm 2014 là 2,49 nghìn tỷ rúp, mức chi tiêu lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Thành quả của sự chi mạnh tay cho quốc phòng của ông Putin là sự ra đời của một loạt vũ khí mới đáng gờm của Nga, mà nổi bật nhất trong đó là xe tăng T-14 Armata vừa được công bố hồi tuần trước. Chiếc xe tăng này đã trở thành tâm điểm bàn luận của phương Tây những ngày qua và được đánh giá là chiếc xe tăng tiên tiến, ưu việt nhất thế giới hiện nay./.