Tàu sân bay trực thăng Izumo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 12 tháng 4 dẫn trang mạng tuần san "The Week" Ấn Độ ngày 7 tháng 4 cho rằng, 2 tuần trước, Nhật Bản đã biên chế tàu chiến lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Xuất phát từ mục đích tàng hình, tàu chiến này được thiết kế “tròn trịa”, đường nét gọn gàng. Tàu sân bay trực thăng Izumo chạy vào cảng chính mới của nó - căn cứ hải quân Yokosuka, đã chính thức gia nhập Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Theo bài báo, tàu Izumo là một tiêu chí thời đại, hệ thống vũ khí này đã “thúc đẩy biên giới của văn hóa chán ghét chiến tranh” Nhật Bản, hơn nữa đã làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng với Trung Quốc.
Dựa theo cách nói chính thức, tàu này là một "tàu khu trục trực thăng" - tức là tàu khu trục chở máy bay trực thăng. Nhưng, tàu Izumo không phải là tàu khu trục thông thường.
Tàu khu trục sẽ không dài 800 thước Anh, lượng giãn nước cũng sẽ không lên tới 24.000 tấn. Chúng không có đường băng dài song song thân tàu, nhà chứa máy bay và năng lực chở tới 14 máy bay trực thăng.
Bài báo cho rằng, tàu Izumo là tàu chiến được hầu hết các nước, nhất là Trung Quốc gọi là tàu sân bay. Nhật Bản cho biết, sứ mạng của tàu Izumo là sử dụng máy bay trực thăng tìm kiếm tàu ngầm và thủy lôi, máy bay trực thăng sẽ nhanh hơn tàu, tiến hành tìm kiếm an toàn hơn ở trên biển. Tàu Izumo cũng có nhiệm vụ cứu nạn.
Theo bài báo, điều gây cảnh giác cho các nước láng giềng của Nhật Bản nhất là Trung Quốc - đó là, tàu lớp Izumo còn có thể chở theo máy bay chiến đấu tấn công liên hợp của Mỹ.
Công dụng của máy bay tấn công liên hợp F-35B là cất hạ cánh thẳng đứng, chở lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Trong khi đó, loại máy bay tấn công liên hợp này rất thích hợp sử dụng với tàu lớp Izumo. Tàu lớp Izumo có thể sẽ chở tới 8 - 9 máy bay chiến đấu tấn công tàng hình thế hệ thứ năm.
Tàu sân bay trực thăng Izumo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Theo bài báo, vai trò đã định của tàu Izumo (chiếc tàu chiến thứ hai lớp này sẽ đưa vào sử dụng năm 2017) phù hợp với tuyên bố của Nhật Bản, đó là không phát động chiến tranh đối với các nước khác, nhưng vẫn giữ lấy năng lực tự vệ.
Hiện nay, do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Nhật Bản đang thành lập một lực lượng Thủy quân lục chiến, tư tưởng của họ là, lực lượng này mang tính phòng ngự, sẽ dùng để phòng thủ hoặc giải phóng lãnh thổ từ tay kẻ thù.
Lý do tương tự có thể dùng với tàu sân bay. Trong thời gian chỉ 1 năm, máy bay chiến đấu Nhật Bản đã cất cánh 400 lượt chiếc để đánh chặn máy bay Trung Quốc áp sát không phận của họ. Số lượng căn cứ không quân có thể dùng để chi viện cho đảo Senkaku của Nhật Bản có hạn, cho nên, lực lượng trên biển thực sự rất có ích.
Bài báo cho rằng, cải tạo tàu Izumo làm cho nó trở thành tàu sân bay thực sự là quyết định không dễ đưa ra như vậy. Chi phí của nó sẽ rất đắt đỏ: Ngoài chi phí mua tới mười mấy chiếc máy bay chiến đấu (đơn giá của F-35B hiện cao tới 116 triệu USD), đường băng của nó sẽ cần phải gia cố để ứng phó với nhiệt lượng sinh ra của F-35B khi cất hạ cánh.
Chi phí cuối cùng có thể lên tới 2 tỷ USD - không khác gì chi phí của bản thân chiếc tàu chiến này.
Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, Nhật Bản không có nhiều tiền lắm để chi tiêu hào phóng cho quốc phòng. Bản thân Nhật Bản cũng đã mắc đầy nợ, nợ công gần bằng 230% GDP. Bất cứ biện pháp nào chống lại sức mạnh quân sự không ngừng tăng lên của Trung Quốc đều phải suy tính cẩn thận rồi mới hành động.
Bài báo cho rằng, cuối cùng, nhân tố mang tính quyết định để tàu Izumo đi con đường nào sẽ là Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục điều máy bay chiến đấu để thách thức không phận Nhật Bản, tăng thêm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện đại như J-20 và J-31, thì sẽ tạo ra lý do cần thiết cho Chính phủ Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B do Mỹ chế tạo |
Nếu như không phải như vậy, đem cải tạo tàu Izumo và tàu chị em chưa đặt tên của nó thành các tàu sân bay với ý nghĩa thực sự sẽ rất khó nói, đặc biệt là không thể giải thích với người dân Nhật Bản.
Bài báo cho rằng, thời gian sẽ cho chúng ta biết Nhật Bản cuối cùng đi hướng nào. Nếu từ nay đến 10 năm sau, trên đường băng của tàu Izumo chỉ có máy bay trực thăng, tình hình Đông Á sẽ tương đối hòa bình và lạc quan. Nhưng, nếu như trên đường băng của nó có máy bay chiến đấu, quan hệ giữa hai nước Trung-Nhật sẽ xảy ra sự chuyển ngoặt u ám hơn và nguy hiểm hơn.