Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự đối kháng Trung Quốc

07/04/2015 07:41
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - "Khu vực châu Á-Thái Bình Đương dang có nhiều thay đổi, Nhật Bản sẽ khôi phục rất nhiều tham vọng và kế hoạch quân sự, trở thành cường quốc quân sự toàn cầu".
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 4 dẫn mạng Sputnik Nga ngày 3 tháng 4 đưa tin, ngân sách năm 2015 Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4. Các học giả Nga và Nhật Bản đã có đánh giá hoàn toàn khác nhau đối với nội dung gia tăng ngân sách quốc phòng trong đó.

Theo báo Trung Quốc, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Tsuyoshi Saito giữ thái độ phê phán “gay gắt” đối với ngân sách quốc phòng.

Ông nói: "Bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Shinzo Abe đến nay, việc đưa ra ngân sách quốc phòng được xuất phát từ những vấn đề hiện có, trong đó bao gồm vấn đề quần đảo Senkaku. Nhưng tôi nghĩ, để bảo đảm hòa bình và ổn định của khu vực Đông Á, thận trọng ứng xử với tăng ngân sách quân sự sẽ có ý nghĩa đối với Nhật Bản. Tôi cảm thấy, chính sách dần dần từng bước của Nhật Bản cần được xây dựng trên nền tảng nguyên tắc ngân sách quốc phòng tối thiểu, giữ thái độ thận trọng ứng phó với ngân sách quốc phòng".

Phó giám đốc Học viện quan hệ quốc tế Moscow, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính trị quân sự, Alexei Podberyozkin cho rằng, Nhật Bản tăng cường thực lực quân sự sẽ “đe dọa” sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo

Alexei Podberyozkin nói: "Nhật Bản có 2 điểm xuất phát để tăng cường thực lực quân sự. Thứ nhất là Mỹ tìm cách xây dựng liên minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington yêu cầu họ phải tham gia tích cực hơn các hành động quân sự. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của liên minh này là chống lại Trung Quốc. Họ thậm chí còn muốn lôi kéo Việt Nam và Philippines”.

“Thứ hai, có liên quan đến vai trò ảnh hưởng của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tăng cường. Trước đó, ảnh hưởng này hoàn toàn không rõ ràng, chẳng hạn kim ngạch thương mại của Nga ở khu vực này chỉ có 1%. Nhưng hiện nay, xét tới việc chúng ta (Nga) ngày càng quan tâm tới khu vực Viễn Đông và cấp nhiều vốn hơn để phát triển khu vực phía đông”.

“Nhìn vào thực tế, Nga đang trở thành thành viên toàn diện của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó cũng bao gồm hiện diện quân sự ở khu vực này. Rất rõ ràng, Mỹ và Nhật Bản đang tìm cách tăng cường địa vị của mình. Họ hiểu rõ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện trung tâm sức mạnh mới sẽ dẫn tới phân chia lại vai trò ảnh hưởng”.

“Tất cả những điều đó đều kích thích Nhật Bản bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang đã nói trước đó. Nước này đang trở thành cường quốc quân sự mang tính toàn cầu, chứ không phải mang tính khu vực. Đây cũng là kết quả thúc đẩy thực hiện chính sách những năm gần đây. Hơn nữa, cũng có liên quan đến sự trỗi dậy của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Nhật Bản. Các nước khác cũng tồn tại xu thế như vậy. Tôi không loại trừ, tương lai sẽ có khả năng khôi phục rất nhiều tham vọng và kế hoạch quân sự”.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo

Quan điểm của Alexei Podberyozkin là, tất cả những gì xảy ra của Nhật Bản hoàn toàn sẽ không tăng thêm ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Alexei Podberyozkin nói: "Quá trình khách quan thay đổi thực lực xảy ra ở châu Á bất lợi đối với Mỹ và Nhật Bản, nhưng lại hoàn toàn trái ngược đối với Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, sức mạnh chính trị và kinh tế đang có sự thay đổi nhanh chóng, tiến tới quy tắc trò chơi cũng đang thay đổi. Hơn nữa, quy tắc trước đó không công bằng đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Malaysia”.

“Đương nhiên, có thể đạt tới đồng thuận về quy tắc trò chơi và phương thức hành vi, tức là Mỹ, Nhật cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam thông qua đàm phán, xây dựng một hệ thống an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

“Nhưng thực tế cho thấy, loại cơ chế đàm phán này thường không thể hoạt động, hơn nữa, Mỹ cũng đang tìm cách sử dụng thực lực quân sự siêu cường để bù đắp cho trạng thái mà vai trò ảnh hưởng kinh tế và chính trị của họ ở khu vực này bị suy yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ làm cho tình hình khu vực trở nên bất ổn hơn”.

Alexei Podberyozkin còn cho rằng, nếu Nhật Bản mở rộng lực lượng vũ trang của họ với tư cách là đồng minh của Mỹ hoặc tư cách độc lập, thì họ sẽ giảm chịu trách nhiệm đối với mức độ ổn định và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trên đây là toàn bộ bài viết tuyên truyền trên tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc, bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, có tính chất tham khảo.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản biên chế tàu sân bay trực thăng Izumo
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)