Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Na Uy đánh chặn máy bay ném bom Tu-95 Nga |
Mạng "Thời báo quân đội" Mỹ ngày 9 tháng 1 đăng bài viết "Đóng cửa căn cứ quân sự Bộ tư lệnh châu Âu sẽ không ảnh hưởng tới quy mô đóng quân" cho rằng, các cuộc tranh cãi về tương lai của quân đồn trú Mỹ tại châu Âu tồn tại 2 loại quan điểm đối lập.
Những người ủng hộ chiến lược "quay trở lại châu Á" cấp bách muốn chuyển dịch nguồn lực tới đầu khác của Trái đất, nhưng sau khi Nga “xâm phạm” Ukraine, sức ép ngoại giao đến từ đồng minh NATO và các nước khác hy vọng Mỹ áp dụng biện pháp trái ngược, tức là Mỹ cần triển khai nhiều binh lực hơn ở Bộ tư lệnh châu Âu để đối phó với loại sách lược kiểu Liên Xô bắt đầu quay trở lại này.
Quyết định cuối cùng: Sẽ không xuất hiện sự thay đổi quá lớn. Lầu Năm Góc ngày 8 tháng 1 đã công bố kết quả đánh giá đối với thời hạn 2 năm đóng ở châu Âu của Quân đội Mỹ, kết luận là sẽ không tiến hành điều chỉnh đối với quy mô đóng quân tổng thể của Mỹ.
Phương án mới yêu cầu chuyển đổi một phần binh lực của Bộ tư lệnh châu Âu. Không quân Mỹ đóng ở Anh là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất. Đến năm 2020, sẽ triển khai mới 2 phi đội bay máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 Lightning và khoảng 1.200 binh sĩ không quân ở căn cứ Lakenheath của Không quân hoàng gia Anh.
Ngoài ra, năm 2019 Không quân Mỹ sẽ chấm dứt đóng quân ở khu vực căn cứ Mildenhall của Không quân hoàng gia Anh, căn cứ này hiện có khoảng 3.900 binh sĩ.
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Na Uy đánh chặn máy bay chiến đấu ném bom Su-34 Nga ở cự ly rất gần |
Tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngày 8 tháng 1, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế Derek Chollet nói: "Mục đích của hành động này là để cho mô hình đóng quân luân phiên này tiếp tục trong tương lai".
Quan chức Lầu Năm Góc Quân đội Mỹ, những thay đổi này sẽ không ảnh hưởng năng lực tác chiến tổng thể của Quân đội Mỹ tại châu Âu.
Derek Chollet nói: "Để nâng cao hiệu suất, chúng tôi đang tăng cường và giảm bớt một số hạ tầng cơ sở mang tính chi viện hiện có, nhưng chúng tôi sẽ không làm cho năng lực tác chiến của chúng tôi bị ảnh hưởng". Ngoài ra, ông nói thêm, những thay đổi này "sẽ không làm suy yếu năng lực thực hiện cam kết của chúng tôi đối với đồng minh và đối tác. Trên thực tế, tài chính tiết kiệm được từ những quyết định này sẽ giúp chúng tôi có thể duy trì sức mạnh quân sự vững chắc ở châu Âu".
Duy trì sự ổn định quy mô đóng quân ở châu Âu sẽ làm cho chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" hay "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Lầu Năm Góc bị hạn chế.
Cựu Tư lệnh cao nhất của Liên quân NATO, Đô đốc về hưu James G. Stavridis ngày 8 tháng 1 trả lời phỏng vấn báo chí cho rằng: "Tôi cảm thấy mọi người ngày càng nhận thức được, chiến lược 'quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương' tuy là chủ trương tốt về lý thuyết, nhưng mâu thuẫn với thực tế hành động xấu của Nga ở châu Âu. Hơn nữa, chúng ta phát hiện, chúng ta và đồng minh NATO đang đối mặt với vấn đề an ninh nghiêm trọng ở châu Âu".
Máy bay chiến đấu F-16 của NATO giám sát Su-34 Nga |
Máy bay chiến đấu F-16 NATO giám sát máy bay chiến đấu ném bom Su-34 Nga |
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 được máy bay tiếp dầu IL-78 tiếp dầu |
Máy bay chiến đấu MiG-31 của Không quân Nga |
Máy bay tiếp dầu IL-78 của Không quân Nga |
Máy bay ném bom chiến lược Nga |