Cả làng kéo nhau ra suối tìm vận may
Có mặt tại xã Trà Phong vào một trưa gần cuối tháng 3, chúng tôi bắt gặp hình ảnh bất chấp nắng trời như đang dội lửa, dưới lòng sông Hà Riềng, nằm ngay cạnh Tỉnh lộ 622, cả trăm người trong xã vẫn cặm cụi kẻ đào, người xúc, đãi...trông tất bật như cảnh cánh đồng đang vào vụ thu hoạch.
Theo lời của người dân Trà Phong thì cách đây khoảng 2 tuần, nhân lúc rảnh rỗi, một số người dân ở địa phương đã ra đây xúc đất dưới lòng sông này đãi thử và tìm được khá nhiều vàng.
Người dân đang đào đãi vàng tại sông Hà Riềng |
Thông tin trên chẳng mấy chốc nhanh chóng lan rộng đến các thôn trong xã, kéo hàng trăm người dân Trà Phong ra sông Hà Riềng và cả một số con suối ở gần đó chảy vào con sông này để thử tìm vận may.
Bên chiếc hố sâu gần lút đầu người, đưa tay quẹt vội dòng mồ hôi đang chảy dài trên trán, anh Hồ Văn Yên (36 tuổi), ở thôn Gò Rô, cho biết: Từ 5 ngày nay, cứ sáng sớm 2 vợ chồng lại mang theo cơm ra đây để đào đãi đến chiều tối mới về. Họ có tìm được vàng, nhưng không nhiều lắm. Thế nhưng không phải bất cứ ai ra đây đãi cũng tìm thấy vàng.
Chị Hồ Thị Hiên (36 tuổi), ở cùng thôn, buồn bã: "Đào đãi hơn 2 ngày nay nhưng vẫn chưa được gì cả".
“Lấy công làm lời”
Tham gia tìm vàng ở sông Hà Riềng gần như 100% là bà con thiểu số nghèo ở xã Trà Phong. Vàng tìm được là sa khoáng (hay gọi là vàng cám), số lượng không nhiều; vị trí đãi chủ yếu nằm ở khu vực lòng sông, với hình thức thủ công bằng dụng cụ thô sơ.
Ngoài cuốc, xẻng để đào, máng gỗ (tự đóng) để loại bỏ bớt đá, đất...người dân tìm vàng chỉ mua thêm mâm đãi bằng tôn, bán sẵn tại xã với giá khoảng 100.000 đồng/cái.
Trước đó cũng nghe có người trúng mánh đãi bán được vài triệu đồng, thế nhưng từ khi tham gia đến nay đã hơn 7 ngày, thì người tìm được nhiều vàng nhất bán cũng chỉ được 300-500.000 đồng; đại đa số còn lại thì từ 80-150.000 đồng/người/ngày.
Mỗi ngày, hàng trăm người dân đổ xô ra suối đi tìm vận may |
Số tiền này xấp xỉ với ngày công lao động phổ thông ở đồng bằng, thế nhưng với một huyện miền núi nghèo xa và đất trồng lúa, hoa màu ít như Tây Trà, thì đây lại là mức thu nhập khá hấp dẫn.
Mặt khác không phải vất vả mang đi bán như các mặt hàng nông sản, vị trí đào đãi nằm ngay cạnh nhà, sát đường lộ nên cứ đến gần cuối buổi chiều là có người ra tận nơi mua và trả tiền “tươi” ngay tại chỗ nên người dân “thích’ hơn đi làm rẫy.
Việc khai thác vàng ở sông Hà Riềng là trái phép và tuy chỉ là hình thức thủ công, thế nhưng một số lượng người tham gia khai thác đông như vậy đã gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Đại úy Huỳnh Tấn Vũ, Phó trưởng công an huyện Tây Trà nói: "do đối tượng tham gia là bà con nghèo nên không thể xử phạt như qui định, mà dù có phạt thì chắc chắn họ cũng không có tiền để nộp. Vì vậy công an huyện sẽ phối hợp với các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương để vận động, tuyên truyền cho bà con hiểu tác hại, dừng khai thác".
Những sự kiện nổi bật |
|
Vượt ngục chấn động: Cuộc đào tẩu rợn người với màn tuyn và dầu ăn |
|
Vượt ngục chấn động: 31 năm tù và lời hứa khủng khiếp của tù trốn ngục |
|
Theo Zing.vn/Infonet.vn